Đề thi học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 7
Cho tỉ khối của khí A đối với khí B là 0,0625 và tỉ khối của khí B đối với không khí là 1,104. Khối lượng mol của khí A là
Đề bài
Cho tỉ khối của khí A đối với khí B là 0,0625 và tỉ khối của khí B đối với không khí là 1,104. Khối lượng mol của khí A là
-
A.
2.
-
B.
32.
-
C.
29.
-
D.
16.
Tỉ khối hơi của khí sulfur dioxide (SO 2 ) so với khí oxygen (O 2 ) là
-
A.
0,5.
-
B.
1,5.
-
C.
2,0.
-
D.
4,0.
Sulfuric acid đặc nóng tác dụng với copper sinh ra khí
-
A.
CO 2 .
-
B.
SO 2 .
-
C.
SO 3 .
-
D.
H 2 S.
Ở 25 o C và 1 bar; 0,5 mol khí chiếm thể tích bao nhiêu?
-
A.
22,400 lít.
-
B.
24,790 lít.
-
C.
1,120 lít.
-
D.
12,395 lít.
Phương trình đúng của phosphorus cháy trong không khí, biết sản phẩm tạo thành là P 2 O 5 ,
-
A.
P + O 2 → P 2 O 5
-
B.
4P + 5O 2 → 2P 2 O 5 .
-
C.
P + 2O 2 → P 2 O 5 .
-
D.
P + O 2 → P 2 O 3
Trộn 10,8 gam aluminium với bột sulfur. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 gam Al 2 S 3 . Hiệu suất phản ứng là
-
A.
85%.
-
B.
80%.
-
C.
90%.
-
D.
92%.
Viết phương trình hóa học của iron tác dụng với dung dịch sulfuric acid loãng, biết sản phẩm là iron(II) sulfate và có khí bay lên.
-
A.
Fe + H 2 SO 4 ⟶ FeSO 4 + H 2 .
-
B.
Fe + H 2 SO 4 ⟶ Fe 2 SO 4 + H 2 .
-
C.
Fe + H 2 SO 4 ⟶ FeSO 4 + S 2 .
-
D.
Fe + H 2 SO 4 ⟶ FeSO 4 + H 2 S.
Nói: "sắt nặng hơn nhôm" có nghĩa là:
-
A.
trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm.
-
B.
khối lượng của sắt lớn hơn khối lượng của nhôm.
-
C.
khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm.
-
D.
khối lượng của sắt nhỏ hơn khối lượng của nhôm.
Cho một viên đá, khối lượng riêng của đá có thể được xác định bằng cách nào sau đây?
-
A.
Xác định khối lượng và thể tích của viên đá, sau đó lấy khối lượng chia cho thể tích.
-
B.
Xác định khối lượng và thể tích của viên đá, sau đó lấy thể tích chia cho khối lượng.
-
C.
Xác định khối lượng của viên đá, sau đó lấy khối lượng nhân với 10.
-
D.
Xác định khối lượng của viên đá, sau đó lấy khối lượng chia cho 10.
Cho một vật có thể tích \(0,04{\mkern 1mu} {m^3}\) nhúng ngập hoàn toàn trong dầu hỏa. Trọng lượng riêng của dầu hỏa \(8000{\mkern 1mu} N/{m^3}.\) Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật có giá trị là:
-
A.
220N.
-
B.
420N.
-
C.
520N.
-
D.
320N.
Lực đẩy Ác si mét không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?
-
A.
Trọng lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu.
-
B.
Thể tích của vật bị nhúng.
-
C.
Khối lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu.
-
D.
Khối lượng của vật bị nhúng.
Có một khúc gỗ và một khối thép có cùng thể tích được nhúng chìm hoàn toàn trong nước. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn?
-
A.
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ.
-
B.
Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép.
-
C.
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép bằng nhau.
-
D.
Không thể so sánh được vì thiếu điều kiện.
Khi áp suất tác dụng lên bề mặt của vật giảm đi 3 lần, thông tin nào dưới đây có thể phù hợp?
-
A.
Diện tích bị ép giảm đi 3 lần.
-
B.
Áp lực giảm 3 lần.
-
C.
Áp lực tăng 3 lần.
-
D.
Áp lực tăng 3 lần đồng thời diện tích bị ép giảm 3 lần.
Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển?
-
A.
Áp suất khí quyển được sinh ra do áp lực của các lớp không khí bao bọc xung quanh trái đất.
-
B.
Áp suất khí quyển chỉ có ở trái đất, các thiên thể khác trong vũ trụ không có.
-
C.
Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
-
D.
Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng.
Một người thợ lặn, lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là \(10300N/{m^3}\). Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích \(160c{m^2}\). Tính áp lực của nước biển tác dụng lên cửa chiếu sáng của áo lặn?
-
A.
0,56N.
-
B.
2317,5N.
-
C.
5932,8N.
-
D.
45777,8N.
Lấy tay tác dụng vào cánh cửa các lực khác nhau theo chiều mũi tên biểu diễn như ở hình dưới đây. Trường hợp nào lực làm quay cánh cửa?
-
A.
(a), (b).
-
B.
(a), (c).
-
C.
(c).
-
D.
(b).
Câu nào sau đây không đúng?
-
A.
Mỗi đòn bẩy đều có một điểm tựa.
-
B.
Dùng đòn bẩy luôn được lợi về lực.
-
C.
Điểm tựa của đòn bẩy là vị trí mà đòn bẩy có thể quay quanh nó.
-
D.
Dùng đòn bẩy có thể nâng hoặc làm di chuyển vật được dễ dàng.
Hãy so sánh moment của lực \({F_1}\) và moment của lực \({F_2}\) trong hình dưới đây
-
A.
Moment của lực \({F_1}\) nhỏ hơn moment của lực \({F_2}\).
-
B.
Moment của lực \({F_1}\) lớn hơn moment của lực \({F_2}\).
-
C.
Moment của lực \({F_1}\) bằng moment của lực \({F_2}\).
-
D.
Không đủ dữ kiện để so sánh.
Để phân biệt dung dịch NaOH với dung dịch Ca(OH) 2 dư có thể dung
-
A.
CO 2 .
-
B.
phenolphthalein.
-
C.
H 2 SO 4 .
-
D.
quỳ tím.
Cho các hợp chất sau: NaCl, CaO, BaSO 4 , NaNO 3 , CuO, BaO, K 2 O. Số chất thuộc loại oxide là
-
A.
1.
-
B.
2.
-
C.
3.
-
D.
4.
Lời giải và đáp án
Cho tỉ khối của khí A đối với khí B là 0,0625 và tỉ khối của khí B đối với không khí là 1,104. Khối lượng mol của khí A là
-
A.
2.
-
B.
32.
-
C.
29.
-
D.
16.
Đáp án : A
\({d_{A/B}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_B}}}\)
\({d_{B/kk}} = \frac{{{M_B}}}{{29}} = 1,104\)⟶ M B = 32,016
\({d_{A/B}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_B}}} = 0,0625\)⟶ M A = 0,0625.32,016 = 2,001
Tỉ khối hơi của khí sulfur dioxide (SO 2 ) so với khí oxygen (O 2 ) là
-
A.
0,5.
-
B.
1,5.
-
C.
2,0.
-
D.
4,0.
Đáp án : C
\({d_{A/B}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_B}}}\)
\({d_{S{O_2}/{O_2}}} = \frac{{64}}{{32}} = 2\)
Sulfuric acid đặc nóng tác dụng với copper sinh ra khí
-
A.
CO 2 .
-
B.
SO 2 .
-
C.
SO 3 .
-
D.
H 2 S.
Đáp án : B
Tính chất hóa học của acid.
Cu + 2H 2 SO 4 đặc ⟶ CuSO 4 + SO 2 + 2H 2 O
Ở 25 o C và 1 bar; 0,5 mol khí chiếm thể tích bao nhiêu?
-
A.
22,400 lít.
-
B.
24,790 lít.
-
C.
1,120 lít.
-
D.
12,395 lít.
Đáp án : D
V = n.24,79
V = 0,5.24,79 = 12,395 lít.
Phương trình đúng của phosphorus cháy trong không khí, biết sản phẩm tạo thành là P 2 O 5 ,
-
A.
P + O 2 → P 2 O 5
-
B.
4P + 5O 2 → 2P 2 O 5 .
-
C.
P + 2O 2 → P 2 O 5 .
-
D.
P + O 2 → P 2 O 3
Đáp án : B
Cân bằng phản ứng hóa học.
4P + 5O 2 → 2P 2 O 5 .
Trộn 10,8 gam aluminium với bột sulfur. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 gam Al 2 S 3 . Hiệu suất phản ứng là
-
A.
85%.
-
B.
80%.
-
C.
90%.
-
D.
92%.
Đáp án : A
H% = lượng thực tế/ lượng lí thuyết.
N Al2S3 = 25,5/(27.2 + 32.3) = 0,17 (mol)
2Al + 3S ⟶ Al 2 S 3
0,34 ⟵ 0,17 (mol)
\(H\% {\rm{ \;}} = \frac{{0,34.27}}{{10,8}}.100\% {\rm{ \;}} = 85\% \)
Viết phương trình hóa học của iron tác dụng với dung dịch sulfuric acid loãng, biết sản phẩm là iron(II) sulfate và có khí bay lên.
-
A.
Fe + H 2 SO 4 ⟶ FeSO 4 + H 2 .
-
B.
Fe + H 2 SO 4 ⟶ Fe 2 SO 4 + H 2 .
-
C.
Fe + H 2 SO 4 ⟶ FeSO 4 + S 2 .
-
D.
Fe + H 2 SO 4 ⟶ FeSO 4 + H 2 S.
Đáp án : A
Viết phương trình hóa học.
Fe + H 2 SO 4 ⟶ FeSO 4 + H 2 .
Nói: "sắt nặng hơn nhôm" có nghĩa là:
-
A.
trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm.
-
B.
khối lượng của sắt lớn hơn khối lượng của nhôm.
-
C.
khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm.
-
D.
khối lượng của sắt nhỏ hơn khối lượng của nhôm.
Đáp án : C
Sử dụng định nghĩa về khối lượng riêng.
Nói sắt nặng hơn nhôm nghĩa là khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm.
Cho một viên đá, khối lượng riêng của đá có thể được xác định bằng cách nào sau đây?
-
A.
Xác định khối lượng và thể tích của viên đá, sau đó lấy khối lượng chia cho thể tích.
-
B.
Xác định khối lượng và thể tích của viên đá, sau đó lấy thể tích chia cho khối lượng.
-
C.
Xác định khối lượng của viên đá, sau đó lấy khối lượng nhân với 10.
-
D.
Xác định khối lượng của viên đá, sau đó lấy khối lượng chia cho 10.
Đáp án : A
công thức tính khối lượng riêng D = m/V
Khối lượng riêng của đá có thể được xác định bằng cách xác định khối lượng và thể tích của viên đá, sau đó lấy khối lượng chia cho thể tích.
Cho một vật có thể tích \(0,04{\mkern 1mu} {m^3}\) nhúng ngập hoàn toàn trong dầu hỏa. Trọng lượng riêng của dầu hỏa \(8000{\mkern 1mu} N/{m^3}.\) Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật có giá trị là:
-
A.
220N.
-
B.
420N.
-
C.
520N.
-
D.
320N.
Đáp án : D
Sử dụng công thức: \({F_A} = d.V\)
Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật là: \({F_A} = d.V = 8000.0,04 = 320\left( N \right)\)
Lực đẩy Ác si mét không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?
-
A.
Trọng lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu.
-
B.
Thể tích của vật bị nhúng.
-
C.
Khối lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu.
-
D.
Khối lượng của vật bị nhúng.
Đáp án : B
Lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = d.V\), trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng.
Lực đẩy Ác si mét không phụ thuộc vào thể tích vật bị nhúng mà phụ thuộc vào phần thể tích vật nhúng trong chất lỏng.
Có một khúc gỗ và một khối thép có cùng thể tích được nhúng chìm hoàn toàn trong nước. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn?
-
A.
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ.
-
B.
Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép.
-
C.
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép bằng nhau.
-
D.
Không thể so sánh được vì thiếu điều kiện.
Đáp án : C
Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = d.V\)
Với d: trọng lượng riêng của vật.
V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Khúc gỗ và khối thép có cùng thể tích → lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép bằng nhau.
Khi áp suất tác dụng lên bề mặt của vật giảm đi 3 lần, thông tin nào dưới đây có thể phù hợp?
-
A.
Diện tích bị ép giảm đi 3 lần.
-
B.
Áp lực giảm 3 lần.
-
C.
Áp lực tăng 3 lần.
-
D.
Áp lực tăng 3 lần đồng thời diện tích bị ép giảm 3 lần.
Đáp án : B
Áp suất : \(p = \frac{F}{S}.\)
Công thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)
Áp suất giảm 3 lần \( \Leftrightarrow F\) giảm 3 lần hoặc \(S\) tăng 3 lần. Chỉ có đáp án B phù hợp.
Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển?
-
A.
Áp suất khí quyển được sinh ra do áp lực của các lớp không khí bao bọc xung quanh trái đất.
-
B.
Áp suất khí quyển chỉ có ở trái đất, các thiên thể khác trong vũ trụ không có.
-
C.
Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
-
D.
Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng.
Đáp án : B
B sai vì: Áp suất khí quyển còn có ở các hành tinh khác như: Sao Thủy (một lớp mỏng manh trên bề mặt), Sao Kim (một bầu khí quyển cực kì dày đặc), Sao Hỏa (khí quyển mỏng), ....
Một người thợ lặn, lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là \(10300N/{m^3}\). Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích \(160c{m^2}\). Tính áp lực của nước biển tác dụng lên cửa chiếu sáng của áo lặn?
-
A.
0,56N.
-
B.
2317,5N.
-
C.
5932,8N.
-
D.
45777,8N.
Đáp án : C
+ Công thức tính áp suất chất lỏng: \(p = d.h\), trong đó h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất chất lỏng tới mặt thoáng chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
+ Áp lực: \(F = p.S\)
Áp suất ở độ sâu 36m là:
\(p = d.h = 36.10300 = 370800Pa\)
Áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích \(160c{m^2}\) là:
\(F = p.S = 370800.0,016 = 5932,8\left( N \right)\)
Lấy tay tác dụng vào cánh cửa các lực khác nhau theo chiều mũi tên biểu diễn như ở hình dưới đây. Trường hợp nào lực làm quay cánh cửa?
-
A.
(a), (b).
-
B.
(a), (c).
-
C.
(c).
-
D.
(b).
Đáp án : C
Lực có tác dụng làm vật quay quanh một trục cố định khi giá của lực không cắt trục quay và không song song với trục quay
Trường hợp (a) lực tác dụng vào cánh cửa có giá cắt trục quay, nên không làm quay cánh cửa
Trường hợp (b) lực tác dụng vào cánh cửa có giá song song với trục quay, nên không làm quay cánh cửa
Trường hợp (c) lực tác dụng vào cánh cửa có giá không cắt trục quay và không song song với trục quay của cánh cửa, nên có tác dụng làm quay cánh cửa
Câu nào sau đây không đúng?
-
A.
Mỗi đòn bẩy đều có một điểm tựa.
-
B.
Dùng đòn bẩy luôn được lợi về lực.
-
C.
Điểm tựa của đòn bẩy là vị trí mà đòn bẩy có thể quay quanh nó.
-
D.
Dùng đòn bẩy có thể nâng hoặc làm di chuyển vật được dễ dàng.
Đáp án : B
Sử dụng lý thuyết đòn bẩy
Mỗi đòn bẩy đều có một điểm tựa → A đúng
Không phải đòn bẩy nào cũng được lợi về lực → B sai
Điểm tựa của đòn bẩy là vị trí mà đòn bẩy có thể quay quanh nó → C đúng
Dùng đòn bẩy có thể nâng hoặc làm di chuyển vật được dễ dàng → D đúng
Hãy so sánh moment của lực \({F_1}\) và moment của lực \({F_2}\) trong hình dưới đây
-
A.
Moment của lực \({F_1}\) nhỏ hơn moment của lực \({F_2}\).
-
B.
Moment của lực \({F_1}\) lớn hơn moment của lực \({F_2}\).
-
C.
Moment của lực \({F_1}\) bằng moment của lực \({F_2}\).
-
D.
Không đủ dữ kiện để so sánh.
Đáp án : A
Moment lực càng lớn khi:
- Lực càng lớn
- Khoảng cách từ giá của lực đến trục quay càng xa
Nhận xét: hai lực có cánh tay đòn bằng nhau
Độ lớn của hai lực: \({F_1} < {F_2}\)
→ moment của lực \({F_1}\) nhỏ hơn moment của lực \({F_2}\)
Để phân biệt dung dịch NaOH với dung dịch Ca(OH) 2 dư có thể dung
-
A.
CO 2 .
-
B.
phenolphthalein.
-
C.
H 2 SO 4 .
-
D.
quỳ tím.
Đáp án : C
Nhận biết một số base.
Để nhận biết NaOH và Ba(OH) 2 dùng H 2 SO 4 .
Chất xuất hiện kết tủa trắng ⟶ Ba(OH) 2
Ba(OH) 2 + H 2 SO 4 ⟶ BaSO 4 ↓ trắng + 2H 2 O
Không hiện tượng ⟶ NaOH.
Cho các hợp chất sau: NaCl, CaO, BaSO 4 , NaNO 3 , CuO, BaO, K 2 O. Số chất thuộc loại oxide là
-
A.
1.
-
B.
2.
-
C.
3.
-
D.
4.
Đáp án : D
Oixde là hợp chất của oxygen với một nguyên tố kim loại hoặc phi kim.
Oxide: CaO, CuO, BaO, K 2 O.
⟶ Có 4 chất.