Đề thi học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 6
Dung dịch là
Đề bài
Dung dịch là
-
A.
hỗn hợp đồng nhất của chất tan và nước.
-
B.
hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
-
C.
hỗn hợp chất tan và nước.
-
D.
hỗn hợp chất tan và dung môi.
Điền vào chỗ trống: "Acid là những ... trong phân tử có nguyên tử ... liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion ..."
-
A.
đơn chất, hydrogen, OH −
-
B.
hợp chất, hydroxide, H +
-
C.
đơn chất, hydroxide, OH −
-
D.
hợp chất, hydrogen, H +
Acid là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?
-
A.
Xanh.
-
B.
Đỏ.
-
C.
Tím.
-
D.
Vàng.
Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho ta biết
-
A.
số mol chất tan trong một lít dung dịch.
-
B.
số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
-
C.
số mol chất tan có trong 150 gam dung dịch.
-
D.
số gam chất tan có trong dung dịch.
Nhóm các dung dịch có pH < 7 là
-
A.
NaOH, Ba(OH) 2 .
-
B.
HCl, HNO 3 .
-
C.
NaCl, KNO 3 .
-
D.
nước cất, NaCl.
Theo Arrhenius, base là
-
A.
chất khi tan trong nước phân li ra cation H + .
-
B.
chất khi tan trong nước phân li ra anion OH − .
-
C.
chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại.
-
D.
chất khi tan trong nước phân li ra anion phi kim.
Cho các nhận định sau:
(a) Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hóa chất nếu không có nhãn mác hoặc nhãn mác bị mờ.
(b) Ngửi, nếm hóa chất.
(c) Ăn uống trong phòng thí nghiệm.
(d) Sau khi lấy hóa chất xong cần phải đậy kín các lọ đựng hóa chất.
(e) Đổ hóa chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường.
(f) Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
Những việc không được làm trong phòng thí nghiệm là
-
A.
(b), (c), (d).
-
B.
(b), (e), (f).
-
C.
(b), (c), (e), (f).
-
D.
(b), (c), (d), (f).
Công thức nào dưới đây là công thức tính khối lượng riêng?
-
A.
\(D = P.V\)
-
B.
\(d = D.V\)
-
C.
\(d = P.V\)
-
D.
\(D = \frac{m}{V}.\)
Dụng cụ dùng để đo khối lượng của một vật là
-
A.
bình chia độ.
-
B.
bình tràn .
-
C.
cân.
-
D.
thước mét.
Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy Ác si mét tác dụng vào vật nào là nhỏ nhất?
-
A.
Vật làm bằng đồng.
-
B.
Vật làm bằng nhôm.
-
C.
Vật làm bằng sắt.
-
D.
Cả ba vật như nhau.
Một vật móc vào lực kế và để ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật trong nước lực kế chỉ 1,83N. Tìm thể tích của vật, biết trọng lượng riêng của nước là \(10000N/{m^3}.\) Chọn câu trả lời đúng.
-
A.
\(183{\mkern 1mu} c{m^3}.\)
-
B.
\(30{\mkern 1mu} c{m^3}.\)
-
C.
\(213{\mkern 1mu} c{m^3}.\)
-
D.
\(396{\mkern 1mu} c{m^3}.\)
Trong các phát biểu sau về lực đẩy Ác si mét, phát biểu nào là chính xác nhất?
-
A.
Lực đẩy Ác si mét là lực xuất hiện khi một vật được nhúng vào trong chất lỏng hoặc chất khí.
-
B.
Lực đẩy Ác si mét là lực do nhà bác học Ác si mét tạo ra.
-
C.
Lực đẩy Ác si mét là lực tác dụng lên các vật khi nó va đập vào các vật khác.
-
D.
Lực đẩy Ác si mét chỉ xuất hiện khi một vật được đưa vào trong chất khí.
Áp suất do áp lực 600N tác dụng lên một diện tích \(2{\mkern 1mu} d{m^2}\) là:
-
A.
\(300N/{m^2}\)
-
B.
\(100N/{m^2}\)
-
C.
\(15000N/{m^2}\)
-
D.
\(30000N/{m^2}\)
Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?
-
A.
Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.
-
B.
Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ.
-
C.
Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất.
-
D.
Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau.
Một bình hình trụ cao 3m đựng đầy nước, biết trọng lượng riêng của nước là \(10000N/{m^3}\). Áp suất của nước tác dụng l điểm B cách đáy bình 1,2m là:
-
A.
12000 Pa.
-
B.
18000 Pa.
-
C.
30000 Pa.
-
D.
42000 Pa.
Trường hợp nào dưới đây lực tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục cố định?
-
A.
Lực có giá song song với trục quay.
-
B.
Lực có giá cắt trục quay.
-
C.
Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
-
D.
Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào không coi là đòn bẩy?
-
A.
Cái kìm.
-
B.
Máy tời.
-
C.
Cái cân đòn.
-
D.
Cái kéo.
Lấy tay tác dụng vào cánh cửa các lực khác nhau theo chiều mũi tên biểu diễn như ở hình dưới đây. Trường hợp nào lực làm quay cánh cửa?
-
A.
(a), (b).
-
B.
(a), (c).
-
C.
(c).
-
D.
(b).
Phân bón dạng đơn gồm:
-
A.
phân đạm (chứa N).
-
B.
phân lân (chứa P).
-
C.
phân potassium (chứa K).
-
D.
phân lân và phân potassium.
Phân bón NPK là hỗn hợp của:
-
A.
NH 4 H 2 PO 4 , KNO 3 .
-
B.
(NH 4 ) 3 PO 4 , KNO 3.
-
C.
(NH 4 ) 2 HPO 4 và NaNO 3 .
-
D.
(NH 4 ) 2 HPO 4 , KNO 3 .
Lời giải và đáp án
Dung dịch là
-
A.
hỗn hợp đồng nhất của chất tan và nước.
-
B.
hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
-
C.
hỗn hợp chất tan và nước.
-
D.
hỗn hợp chất tan và dung môi.
Đáp án : B
Định nghĩa dung dịch.
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
Điền vào chỗ trống: "Acid là những ... trong phân tử có nguyên tử ... liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion ..."
-
A.
đơn chất, hydrogen, OH −
-
B.
hợp chất, hydroxide, H +
-
C.
đơn chất, hydroxide, OH −
-
D.
hợp chất, hydrogen, H +
Đáp án : D
Định nghĩa acid.
Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H + .
Acid là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?
-
A.
Xanh.
-
B.
Đỏ.
-
C.
Tím.
-
D.
Vàng.
Đáp án : B
Sự đổi màu chỉ thi acid – base trong các môi trường khác nhau.
Acid làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho ta biết
-
A.
số mol chất tan trong một lít dung dịch.
-
B.
số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
-
C.
số mol chất tan có trong 150 gam dung dịch.
-
D.
số gam chất tan có trong dung dịch.
Đáp án : B
Ý nghĩa nồng độ phần trăm.
Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
Nhóm các dung dịch có pH < 7 là
-
A.
NaOH, Ba(OH) 2 .
-
B.
HCl, HNO 3 .
-
C.
NaCl, KNO 3 .
-
D.
nước cất, NaCl.
Đáp án : B
Giá trị pH của một số dung dịch.
Dung dịch có pH < 7 ⟶ dung dịch có môi trường acid
⟶ HCl, HNO 3 .
Theo Arrhenius, base là
-
A.
chất khi tan trong nước phân li ra cation H + .
-
B.
chất khi tan trong nước phân li ra anion OH − .
-
C.
chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại.
-
D.
chất khi tan trong nước phân li ra anion phi kim.
Đáp án : B
Thuyết Arrhenius.
Theo Arrhenius, base là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH − .
Cho các nhận định sau:
(a) Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hóa chất nếu không có nhãn mác hoặc nhãn mác bị mờ.
(b) Ngửi, nếm hóa chất.
(c) Ăn uống trong phòng thí nghiệm.
(d) Sau khi lấy hóa chất xong cần phải đậy kín các lọ đựng hóa chất.
(e) Đổ hóa chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường.
(f) Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
Những việc không được làm trong phòng thí nghiệm là
-
A.
(b), (c), (d).
-
B.
(b), (e), (f).
-
C.
(b), (c), (e), (f).
-
D.
(b), (c), (d), (f).
Đáp án : C
Quy tắc sử dụng hóa chất an toàn.
Những việc không được làm trong phòng thí nghiệm là: (b), (c), (e), (f).
Công thức nào dưới đây là công thức tính khối lượng riêng?
-
A.
\(D = P.V\)
-
B.
\(d = D.V\)
-
C.
\(d = P.V\)
-
D.
\(D = \frac{m}{V}.\)
Đáp án : D
Công thức tính khối lượng riêng là:
\(m = D.V \Rightarrow D = \frac{m}{V}.\)
Dụng cụ dùng để đo khối lượng của một vật là
-
A.
bình chia độ.
-
B.
bình tràn .
-
C.
cân.
-
D.
thước mét.
Đáp án : C
Sử dụng lí thuyết các dụng cụ đo khối lượng.
Dụng cụ dùng để đo khối lượng của vật là cân.
Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy Ác si mét tác dụng vào vật nào là nhỏ nhất?
-
A.
Vật làm bằng đồng.
-
B.
Vật làm bằng nhôm.
-
C.
Vật làm bằng sắt.
-
D.
Cả ba vật như nhau.
Đáp án : A
Dùng công thức \({F_A} = {d_n}.V = {d_n}.\frac{m}{D}.\)
Khối lượng 3 vật bằng nhau, cùng nhúng trong một chất lỏng. Khối lượng riêng của vật càng lớn thì lực đẩy Ác si mét càng nhỏ.
Lực đẩy Ác si mét tác dụng vào vật làm bằng nhôm:
\({F_{A1}} = {d_n}.\frac{m}{{{D_{Al}}}}.\)
Lực đẩy Ác si mét tác dụng vào vật làm bằng sắt:
\({F_{A2}} = {d_n}.\frac{m}{{{D_{Fe}}}}.\)
Lực đẩy Ác si mét tác dụng vào vật làm bằng đồng:
\({F_{A3}} = {d_n}.\frac{m}{{{D_{Cu}}}}.\)
Ta thấy \({D_{Al}} = 2700{\mkern 1mu} kg/{m^3},{\mkern 1mu} {D_{Fe}} = 7800{\mkern 1mu} kg/{m^3},{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {D_{Cu}} = 8900{\mkern 1mu} kg/{m^3}\)
Vậy \({D_{Al}} < {D_{Fe}} < {D_{Cu}} \Rightarrow {F_{A1}} > {F_{A2}} > {F_{A3}}.\)
Vậy lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật bằng đồng là nhỏ nhất.
Một vật móc vào lực kế và để ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật trong nước lực kế chỉ 1,83N. Tìm thể tích của vật, biết trọng lượng riêng của nước là \(10000N/{m^3}.\) Chọn câu trả lời đúng.
-
A.
\(183{\mkern 1mu} c{m^3}.\)
-
B.
\(30{\mkern 1mu} c{m^3}.\)
-
C.
\(213{\mkern 1mu} c{m^3}.\)
-
D.
\(396{\mkern 1mu} c{m^3}.\)
Đáp án : B
Tính thể tích bằng công thức: \({F_A} = {d_n}.V \Rightarrow V = \frac{{{F_A}}}{{{d_n}}}\)
Treo ngoài không khí, số chỉ lực kế là trọng lượng của vật: \({F_1} = P.\)
Khi nhúng vào nước, vật chịu thêm lực đẩy Ác si mét nên ta có:
\(P - {F_A} = {F_2} \Rightarrow {F_A} = P - {F_2} = 2,13 - 1,83 = 0,3\left( N \right)\)
Thể tích của vật là:
\(V = \frac{{{F_A}}}{{{d_n}}} = \frac{{0,3}}{{10000}} = {3.10^{ - 5}}\left( {{m^3}} \right) = 30\left( {c{m^3}} \right)\)
Trong các phát biểu sau về lực đẩy Ác si mét, phát biểu nào là chính xác nhất?
-
A.
Lực đẩy Ác si mét là lực xuất hiện khi một vật được nhúng vào trong chất lỏng hoặc chất khí.
-
B.
Lực đẩy Ác si mét là lực do nhà bác học Ác si mét tạo ra.
-
C.
Lực đẩy Ác si mét là lực tác dụng lên các vật khi nó va đập vào các vật khác.
-
D.
Lực đẩy Ác si mét chỉ xuất hiện khi một vật được đưa vào trong chất khí.
Đáp án : A
Sử dụng lý thuyết lực đẩy Ác-si-mét.
Lực đẩy Ác si mét là lực xuất hiện khi một vật được nhúng vào trong chất lỏng hoặc chất khí. A đúng.
Áp suất do áp lực 600N tác dụng lên một diện tích \(2{\mkern 1mu} d{m^2}\) là:
-
A.
\(300N/{m^2}\)
-
B.
\(100N/{m^2}\)
-
C.
\(15000N/{m^2}\)
-
D.
\(30000N/{m^2}\)
Đáp án : D
Áp suất: \(p = \frac{F}{S}.\)
Đổi \(2d{m^2} = 0,02{\mkern 1mu} {m^2}.\)
Áp suất do áp lực gây ra là:
\(p = \frac{F}{S} = \frac{{600}}{{0,02}} = 30000\left( {N/{m^2}} \right).\)
Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?
-
A.
Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.
-
B.
Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ.
-
C.
Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất.
-
D.
Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau.
Đáp án : A
Sử dụng lý thuyết áp suất khí quyển.
Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.
Một bình hình trụ cao 3m đựng đầy nước, biết trọng lượng riêng của nước là \(10000N/{m^3}\). Áp suất của nước tác dụng l điểm B cách đáy bình 1,2m là:
-
A.
12000 Pa.
-
B.
18000 Pa.
-
C.
30000 Pa.
-
D.
42000 Pa.
Đáp án : B
Công thức tính áp suất chất lỏng: \(p = d.h\), trong đó h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất chất lỏng tới mặt thoáng chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
Điểm B cách mặt thoáng của chất lỏng:
\(h = 3 - 1,2 = 1,8m\)
Áp suất của nước tác dụng lên điểm B:
\(p = d.h = 10000.1,8 = 18000Pa\)
Trường hợp nào dưới đây lực tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục cố định?
-
A.
Lực có giá song song với trục quay.
-
B.
Lực có giá cắt trục quay.
-
C.
Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
-
D.
Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
Đáp án : C
Lực tác dụng lên vật có tác dụng làm vật quay quanh một trục cố định khi giá của lực không cắt trục quay, không song song trục quay
Trường hợp lực tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục cố định là: Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào không coi là đòn bẩy?
-
A.
Cái kìm.
-
B.
Máy tời.
-
C.
Cái cân đòn.
-
D.
Cái kéo.
Đáp án : B
Sử dụng lý thuyết đòn bẩy
Cái kìm, cái cân đòn, cái kéo là đòn bẩy
Máy tời là ròng rọc
Lấy tay tác dụng vào cánh cửa các lực khác nhau theo chiều mũi tên biểu diễn như ở hình dưới đây. Trường hợp nào lực làm quay cánh cửa?
-
A.
(a), (b).
-
B.
(a), (c).
-
C.
(c).
-
D.
(b).
Đáp án : C
Lực có tác dụng làm vật quay quanh một trục cố định khi giá của lực không cắt trục quay và không song song với trục quay
Trường hợp (a) lực tác dụng vào cánh cửa có giá cắt trục quay, nên không làm quay cánh cửa
Trường hợp (b) lực tác dụng vào cánh cửa có giá song song với trục quay, nên không làm quay cánh cửa
Trường hợp (c) lực tác dụng vào cánh cửa có giá không cắt trục quay và không song song với trục quay của cánh cửa, nên có tác dụng làm quay cánh cửa
Phân bón dạng đơn gồm:
-
A.
phân đạm (chứa N).
-
B.
phân lân (chứa P).
-
C.
phân potassium (chứa K).
-
D.
phân lân và phân potassium.
Đáp án : A
Thành phần của một số loại phân bón.
Phân bón dạng đơn gồm phân đạm (chứa N).
Phân bón NPK là hỗn hợp của:
-
A.
NH 4 H 2 PO 4 , KNO 3 .
-
B.
(NH 4 ) 3 PO 4 , KNO 3.
-
C.
(NH 4 ) 2 HPO 4 và NaNO 3 .
-
D.
(NH 4 ) 2 HPO 4 , KNO 3 .
Đáp án : D
Thành phần của một số loại phân bón.
Phân bón NPK là hỗn hợp của(NH 4 ) 2 HPO 4 , KNO 3 .