Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới


Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 12 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“…

Hãy thù ghét

mọi ao tù

nơi thân ta rữa mục

mọi thói quen

nếp nghĩ – mù lòa!

Hãy sống như

những con tàu

phải lòng

muôn hải lý

mỗi ngày

bỏ

sau lưng

nghìn hải-cảng-mưa-buồn!…”

(Trích Việt Bắc – Trần Dần)

Câu 1.1

Hãy xác định thể thơ:

  • A.

    3 chữ

  • B.

    4 chữ

  • C.

    5 chữ

  • D.

    Tự do

Câu 1.2

Phương thức biểu đạt chính của vản bản trên là:

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Câu 1.3

Hãy thù ghét

mọi ao tù

nơi thân ta rữa mục

mọi thói quen

nếp nghĩ – mù lòa

Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    Điệp từ, so sánh

  • B.

    Điệp từ, nhân hóa

  • C.

    So sánh, nhân hóa

  • D.

    Điệp từ, ẩn dụ

Câu 1.4

Đoạn thơ đã đưa ra những lời khuyên gì với mỗi người?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Phải biết thù ghét, lên án cuộc sống tối tăm, trì trệ, giam hãm, ngột ngạt

  • B.

    Phải biết sữa chữa lỗi lầm

  • C.

    Phải biết hướng tới một lẽ sống tích cực

  • D.

    Phải biết vượt qua mọi nỗi đau buồn để sống lạc quan, có ý nghĩa

Câu 2 :

Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Trong một lần về thăm vùng biển ở quê

  • B.

    Trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền

  • C.

    Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền

  • D.

    Viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy đau thương

Câu 3 :

Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành tại đâu?

  • A.

    Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971

  • B.

    Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1972

  • C.

    Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1973

  • D.

    Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1974

Câu 4 :

Tại sao nói phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đa dạng?

  • A.

    Đa dạng mục đích sáng tác.

  • B.

    Đa dạng trong quan điểm sáng tác.

  • C.

    Đa dạng các thể loại.

  • D.

    Đa dạng nguyên tắc sáng tác.

Câu 5 :

Luận văn, luận án, chuyên án, chuyên luận, tiểu luận, báo cáo khoa học…thuộc văn bản khoa học nào?

  • A.

    Không thuộc văn bản khoa học nào.

  • B.

    Văn bản khoa học phổ cập.

  • C.

    Văn bản khoa học chuyên sâu.

  • D.

    Văn bản khoa học giáo khoa.

Câu 6 :

Tích vào những tác phẩm không phải của tác giả Nông Quốc Chấn:

Việt Bắc đánh giặc

Tiếng ca người Việt Bắc

Việt Bắc

Đèo gió

Gió lộng

Suối và biển

Câu 7 :

Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?

  • A.

    Lính Tây Tiến là nông dân ở khắp mọi miền.

  • B.

    Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.

  • C.

    Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên tri thức.

  • D.

    Lính Tây Tiến là học sinh trí thức.

Câu 8 :

Thể thơ của bài thơ Sóng :

  • A.

    Thơ năm chữ

  • B.

    Thơ sáu chữ

  • C.

    Thơ bảy chữ

  • D.

    Thơ tự do

Câu 9 :

Trong Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật nào sau đây?

  • A.

    Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

  • B.

    Nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

  • C.

    Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh.

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 10 :

Văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    12/1/2003, hai năm sau khi Cô – phi An – nan ra lời “Kêu gọi hành động trước hiểm họa HIV/AIDS” và tiến hành vận động thành lập “Qũy Sức khỏe và AIDS toàn cầu”.

  • B.

    1/12/2003, hai năm sau khi Cô – phi An – nan ra lời “Kêu gọi hành động trước hiểm họa HIV/AIDS” và tiến hành vận động thành lập “Qũy Sức khỏe và AIDS toàn cầu”.

  • C.

    1/12/2004, hai năm sau khi Cô – phi An – nan ra lời “Kêu gọi hành động trước hiểm họa HIV/AIDS” và tiến hành vận động thành lập “Qũy Sức khỏe và AIDS toàn cầu”.

  • D.

    4/2001, sau khi Cô – phi An – nan kêu gọi thành lập “ Qũy Sức khỏe và AIDS toàn cầu”.

Câu 11 :

Chọn đáp án đúng:

  • A.

    Xuân Quỳnh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội

  • B.

    Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội

  • C.

    Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà ngoại

  • D.

    Vì cha mẹ đi công tác xa nên thuở nhỏ Xuân Quỳnh sống với bà nội

Câu 12 :

Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?

“Năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nguyễn Khoa Điềm được bầu vào Ban Chấp hàng Trung ương”

Đúng
Sai
Câu 13 :

Văn bản khoa học gồm mấy loại chính?

  • A.

    2 loại

  • B.

    3 loại

  • C.

    4 loại

  • D.

    5 loại

Câu 14 :

Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ đế quốc nào?

  • A.

    Nhật

  • B.

    Pháp

  • C.

  • D.

    Các nước Đồng Minh

Câu 15 :

Đánh giá sau đây về nhà thơ Tố Hữu đúng hay sai?

“Con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp Cách mạng”.

Đúng
Sai
Câu 16 :

Trong Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc , giá trị nội dung của tác phẩm Lục Vân Tiên là:

  • A.

    Là tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam

  • B.

    Đây là một “chuyện kể”, chuyện nói ”, lời văn “ nôm na ”, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền bá rộng rãi trong dân gian

  • C.

    Đây là tác phẩm dài nhất, lớn nhất thể hiện một phần cuộc đời, hiện thực và khát vọng, mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu; với nhân dân miền Nam, tác phẩm rất được yêu mến, truyền tụng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 17 :

Trong các đề sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

  • A.

    Suy nghĩ của em về câu ca dao “Học thầy không tày học bạn”.

  • B.

    Suy nghĩ của em về “Bệnh ngôi sao” của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.

  • C.

    Suy nghĩ của em về câu nói “Đọc sách hay cũng như được trò chuyện với một người bạn thông minh” (L.Tonstoi).

  • D.

    Suy nghĩ của em về vấn đề: Tài năng và lòng tốt của con người.

Câu 18 :

Quang Dũng làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến năm bao nhiêu?

  • A.

    Đầu năm 1947

  • B.

    Cuối năm 1947

  • C.

    Đầu năm 1948

  • D.

    Cuối năm 1948

Câu 19 :

Đánh giá sau đây về Tuyên ngôn độc lập đúng hay sai?

“Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn. Khẳng định và đề cao tinh thần xả thân cứu nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình".

Đúng
Sai
Câu 20 :

Bản Tuyên ngôn Độc lập chia thành mấy phần?

  • A.

    Tác phẩm được chia thành bốn phần.

  • B.

    Tác phẩm được chia thành năm phần.

  • C.

    Tác phẩm được chia thành ba phần.

  • D.

    Tác phẩm được chia thành hai phần.

Câu 21 :

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm nào?

  • A.

    1930

  • B.

    1923

  • C.

    1911

  • D.

    1912

Câu 22 :

Bài thơ Dọn về làng ra trong hoàn nào?

  • A.

    Viết vào mùa đông năm 1950 về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp

  • B.

    Viết vào mùa đông năm 1951 về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp

  • C.

    Viết vào mùa đông năm 1952 về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp

  • D.

    Viết vào mùa đông năm 1953 về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp

Câu 23 :

Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Những đường Việt Bắc của ta Ðêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên

  • A.

    Các động từ mạnh

  • B.

    Các từ láy

  • C.

    Biện pháp cường điệu

  • D.

    Nói giảm nói tránh

Câu 24 :

Tên một tác giả  người dân tộc Tày em đã được học ở chương trình Ngữ Văn 9?

  • A.

    Viễn Phương

  • B.

    Chế Lan Viên

  • C.

    Y Phương

  • D.

    Thế Lữ

Câu 25 :

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”

  • A.

    Tư tưởng Đất Nước của nhân dân

  • B.

    Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 26 :

Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?

“Năm 2001, Nguyễn Khoa Điềm nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế”

Đúng
Sai
Câu 27 :

Bài thơ Tây Tiến được Quang Dũng sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Năm 1947, khi Quang Dũng còn là Đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.

  • B.

    Cuối năm 1948, khi Quang Dũng không còn ở đoàn quân Tây Tiến mà đã chuyển sang đơn vị khác.

  • C.

    Khi Quang Dũng làm công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc.

  • D.

    Cả 3 đáp án đều không chính xác.

Câu 28 :

Dòng nào dưới đây không thể hiện đúng giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập ?

  • A.

    Là một áng văn chính luận mẫu mực

  • B.

    Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép

  • C.

    Ngôn ngữ hùng hồn, dẫn chứng xác thực, lấy ra từ lịch sử cụ thể

  • D.

    Sử dụng chất liệu văn học dân gian

Câu 29 :

Mở đầu tác phẩm, tác giả Phạm Văn Đồng đã đưa ra vấn đề gì?

  • A.

    Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng rực rỡ trên bầu trời văn học

  • B.

    Nguyễn Đình Chiểu phải được nghiên cứu và đề cao hơn nữa

  • C.

    Nguyễn Đình Chiểu là một con người yêu nước

  • D.

    Sức sống mạnh mẽ của tác phẩm Lục Vân Tiên

Câu 30 :

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp nhất

Vấn đề nhận thức

Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách.

Vấn đề về các quan hệ gia đình.

Vấn đề về các quan hệ xã hội.

Vấn đề về cách ứng xử

Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…

Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…

Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…

Đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…

Câu 31 :

Nội dung sau đây về tác giả Quang Dũng đúng hay sai?

“Tháng 8/1951, Quang Dũng làm Biên tập viên báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học”

Đúng
Sai
Câu 32 :

Mục đích của văn bản Tuyên ngôn độc lập là:

  • A.

    Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta

  • B.

    Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm

  • C.

    Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Câu 33 :

Sắp xếp theo trình tự các bước để trình bày một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

  • A.

    Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn- Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động

  • B.

    Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá.

  • C.

    Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động.

  • D.

    Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn.

Câu 34 :

Trong tác phẩm, Phạm Văn Đồng đã so sánh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với tác phẩm nào để khẳng định giá trị của bài văn tế?

  • A.

    Bình Ngô đại cáo

  • B.

    Hịch tướng sĩ

  • C.

    Chiếu cầu hiền

  • D.

    Lục Vân Tiên

Câu 35 :

“Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề … , … trong cuộc đời.”

đạo đức, tâm hồn
tư tưởng, đạo lí
nhận thức, lý tưởng
ứng xử, nhận thức
“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề ..... trong cuộc đời.”
Câu 36 :

Xuân Quỳnh quê ở:

  • A.

    La Khê, thành phố Hà Đông

  • B.

    Thanh Xuân, Hà Nội

  • C.

    Đông Vệ, Thanh Hóa

  • D.

    Quỳnh Lưu, Nghệ An

Câu 37 :

“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí.

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học.

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“…

Hãy thù ghét

mọi ao tù

nơi thân ta rữa mục

mọi thói quen

nếp nghĩ – mù lòa!

Hãy sống như

những con tàu

phải lòng

muôn hải lý

mỗi ngày

bỏ

sau lưng

nghìn hải-cảng-mưa-buồn!…”

(Trích Việt Bắc – Trần Dần)

Câu 1.1

Hãy xác định thể thơ:

  • A.

    3 chữ

  • B.

    4 chữ

  • C.

    5 chữ

  • D.

    Tự do

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại số chữ trong câu thơ

Lời giải chi tiết :

Thể thơ tự do

Câu 1.2

Phương thức biểu đạt chính của vản bản trên là:

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 1.3

Hãy thù ghét

mọi ao tù

nơi thân ta rữa mục

mọi thói quen

nếp nghĩ – mù lòa

Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    Điệp từ, so sánh

  • B.

    Điệp từ, nhân hóa

  • C.

    So sánh, nhân hóa

  • D.

    Điệp từ, ẩn dụ

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật:

+ Ẩn dụ: “ao tù chỉ cuộc sống quẩn quanh, tù hãm, “thói quen nếp nghĩ – mù lòa” chỉ cách nghĩ, cách làm thiếu tỉnh táo, thiếu sáng suốt.

+ Điệp từ: “mọi”

Câu 1.4

Đoạn thơ đã đưa ra những lời khuyên gì với mỗi người?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Phải biết thù ghét, lên án cuộc sống tối tăm, trì trệ, giam hãm, ngột ngạt

  • B.

    Phải biết sữa chữa lỗi lầm

  • C.

    Phải biết hướng tới một lẽ sống tích cực

  • D.

    Phải biết vượt qua mọi nỗi đau buồn để sống lạc quan, có ý nghĩa

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ đã đưa ra những lời khuyên gì với mỗi người:

- Phải biết thù ghét, lên án cuộc sống tối tăm, trì trệ, giam hãm, ngột ngạt

- Phải biết hướng tới một lẽ sống tích cực

- Phải biết vượt qua mọi nỗi đau buồn để sống lạc quan, có ý nghĩa

Câu 2 :

Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Trong một lần về thăm vùng biển ở quê

  • B.

    Trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền

  • C.

    Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền

  • D.

    Viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy đau thương

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ trong chuyến đi thực tế vùng biển Diêm Điền.

Câu 3 :

Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành tại đâu?

  • A.

    Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971

  • B.

    Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1972

  • C.

    Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1973

  • D.

    Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1974

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974.

Câu 4 :

Tại sao nói phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đa dạng?

  • A.

    Đa dạng mục đích sáng tác.

  • B.

    Đa dạng trong quan điểm sáng tác.

  • C.

    Đa dạng các thể loại.

  • D.

    Đa dạng nguyên tắc sáng tác.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tính đa dạng: Về các thể loại từ văn chính luận, kí, truyện ngắn, thơ.

Câu 5 :

Luận văn, luận án, chuyên án, chuyên luận, tiểu luận, báo cáo khoa học…thuộc văn bản khoa học nào?

  • A.

    Không thuộc văn bản khoa học nào.

  • B.

    Văn bản khoa học phổ cập.

  • C.

    Văn bản khoa học chuyên sâu.

  • D.

    Văn bản khoa học giáo khoa.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Luận văn, luận án, chuyên án, tiểu luận, báo cáo khoa học,... thuộc văn bản khoa học chuyên sâu.

Câu 6 :

Tích vào những tác phẩm không phải của tác giả Nông Quốc Chấn:

Việt Bắc đánh giặc

Tiếng ca người Việt Bắc

Việt Bắc

Đèo gió

Gió lộng

Suối và biển

Đáp án

Việt Bắc

Gió lộng

Lời giải chi tiết :

Tập thơ Việt Bắc Gió lộng là của tác giả Tố Hữu.

Câu 7 :

Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?

  • A.

    Lính Tây Tiến là nông dân ở khắp mọi miền.

  • B.

    Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.

  • C.

    Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên tri thức.

  • D.

    Lính Tây Tiến là học sinh trí thức.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dựa vào lời giới thiệu của Quang Dũng về người lính Tây Tiến thì những người lính này phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên trí thức.

Câu 8 :

Thể thơ của bài thơ Sóng :

  • A.

    Thơ năm chữ

  • B.

    Thơ sáu chữ

  • C.

    Thơ bảy chữ

  • D.

    Thơ tự do

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thể thơ: thơ năm chữ

Câu 9 :

Trong Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật nào sau đây?

  • A.

    Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

  • B.

    Nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

  • C.

    Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh.

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản SGK – 40

Lời giải chi tiết :

Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật:

- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Câu 10 :

Văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    12/1/2003, hai năm sau khi Cô – phi An – nan ra lời “Kêu gọi hành động trước hiểm họa HIV/AIDS” và tiến hành vận động thành lập “Qũy Sức khỏe và AIDS toàn cầu”.

  • B.

    1/12/2003, hai năm sau khi Cô – phi An – nan ra lời “Kêu gọi hành động trước hiểm họa HIV/AIDS” và tiến hành vận động thành lập “Qũy Sức khỏe và AIDS toàn cầu”.

  • C.

    1/12/2004, hai năm sau khi Cô – phi An – nan ra lời “Kêu gọi hành động trước hiểm họa HIV/AIDS” và tiến hành vận động thành lập “Qũy Sức khỏe và AIDS toàn cầu”.

  • D.

    4/2001, sau khi Cô – phi An – nan kêu gọi thành lập “ Qũy Sức khỏe và AIDS toàn cầu”.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hoàn cảnh ra đời: 1/12/2003, hai năm sau khi Cô – phi An – nan ra lời “Kêu gọi hành động trước hiểm họa HIV/AIDS” và tiến hành vận động thành lập “Qũy Sức khỏe và AIDS toàn cầu”.

Câu 11 :

Chọn đáp án đúng:

  • A.

    Xuân Quỳnh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội

  • B.

    Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội

  • C.

    Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà ngoại

  • D.

    Vì cha mẹ đi công tác xa nên thuở nhỏ Xuân Quỳnh sống với bà nội

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội.

Câu 12 :

Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?

“Năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nguyễn Khoa Điềm được bầu vào Ban Chấp hàng Trung ương”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nguyễn Khoa Điềm được bầu vào Ban Chấp hàng Trung ương

Câu 13 :

Văn bản khoa học gồm mấy loại chính?

  • A.

    2 loại

  • B.

    3 loại

  • C.

    4 loại

  • D.

    5 loại

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Văn bản khoa học gồm 3 loại chính: các văn bản chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo dục, văn bản khoa học phổ cập.

Câu 14 :

Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ đế quốc nào?

  • A.

    Nhật

  • B.

    Pháp

  • C.

  • D.

    Các nước Đồng Minh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ tay Nhật.

Câu 15 :

Đánh giá sau đây về nhà thơ Tố Hữu đúng hay sai?

“Con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp Cách mạng”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đây là ý kiến đúng.

- Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam: điều này được thể hiện rõ qua 7 tập thơ trong cuộc đời sáng tác của Tố Hữu.

Câu 16 :

Trong Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc , giá trị nội dung của tác phẩm Lục Vân Tiên là:

  • A.

    Là tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam

  • B.

    Đây là một “chuyện kể”, chuyện nói ”, lời văn “ nôm na ”, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền bá rộng rãi trong dân gian

  • C.

    Đây là tác phẩm dài nhất, lớn nhất thể hiện một phần cuộc đời, hiện thực và khát vọng, mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu; với nhân dân miền Nam, tác phẩm rất được yêu mến, truyền tụng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung của Lục Vân Tiên: Đây là tác phẩm dài nhất, lớn nhất thể hiện một phần cuộc đời, hiện thực và khát vọng, mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu; với nhân dân miền Nam, tác phẩm rất được yêu mến, truyền tụng.

Câu 17 :

Trong các đề sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

  • A.

    Suy nghĩ của em về câu ca dao “Học thầy không tày học bạn”.

  • B.

    Suy nghĩ của em về “Bệnh ngôi sao” của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.

  • C.

    Suy nghĩ của em về câu nói “Đọc sách hay cũng như được trò chuyện với một người bạn thông minh” (L.Tonstoi).

  • D.

    Suy nghĩ của em về vấn đề: Tài năng và lòng tốt của con người.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hình thức sẽ thuộc 2 dạng:

+ Dạng ngắn như các câu nói, câu tục ngữ, ca dao,…

+ Dạng dài là các truyện ngắn mang tính triết lí. Và làm rõ các vấn đề liên quan đến tư tửơng, đạo lí.

Đề : "Suy nghĩ của em về bệnh ngôi sao của các nhân vật nổi tiếng hiện nay" thuộc nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Câu 18 :

Quang Dũng làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến năm bao nhiêu?

  • A.

    Đầu năm 1947

  • B.

    Cuối năm 1947

  • C.

    Đầu năm 1948

  • D.

    Cuối năm 1948

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ liên khu III.

Câu 19 :

Đánh giá sau đây về Tuyên ngôn độc lập đúng hay sai?

“Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn. Khẳng định và đề cao tinh thần xả thân cứu nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình".

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Nội dung đúng

- Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. Khẳng định và đề cao tinh thần xả thân cứu nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình

Câu 20 :

Bản Tuyên ngôn Độc lập chia thành mấy phần?

  • A.

    Tác phẩm được chia thành bốn phần.

  • B.

    Tác phẩm được chia thành năm phần.

  • C.

    Tác phẩm được chia thành ba phần.

  • D.

    Tác phẩm được chia thành hai phần.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Bản tuyên ngôn gồm ba phần:

+ Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn.

+ Cơ sơ thực tiễn của bản tuyên ngôn.

+ Lời tuyên bố độc lập.

Câu 21 :

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm nào?

  • A.

    1930

  • B.

    1923

  • C.

    1911

  • D.

    1912

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ( Hồ Chí Minh) trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Câu 22 :

Bài thơ Dọn về làng ra trong hoàn nào?

  • A.

    Viết vào mùa đông năm 1950 về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp

  • B.

    Viết vào mùa đông năm 1951 về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp

  • C.

    Viết vào mùa đông năm 1952 về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp

  • D.

    Viết vào mùa đông năm 1953 về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hoàn cảnh ra đời: Viết vào mùa đông năm 1950 về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp

Câu 23 :

Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Những đường Việt Bắc của ta Ðêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên

  • A.

    Các động từ mạnh

  • B.

    Các từ láy

  • C.

    Biện pháp cường điệu

  • D.

    Nói giảm nói tránh

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Các động từ mạnh: rầm rập, rung, bật tạo thành những chuyển rung dữ dội, thể hiện sức mạnh của cuộc kháng chiến

- Các từ láy: điệp điệp, trùng trùng thể hiện khí thế mạnh mẽ không có gì ngăn cản nổi

- Biện pháp cường điệu “Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay” , thể hiện sức mạnh của thời đại, của ý chí tiêu diệt giặc, của tinh thần đoàn kết có thể làm nên những điều tưởng chừng như không thể.

Câu 24 :

Tên một tác giả  người dân tộc Tày em đã được học ở chương trình Ngữ Văn 9?

  • A.

    Viễn Phương

  • B.

    Chế Lan Viên

  • C.

    Y Phương

  • D.

    Thế Lữ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tác giả của bài thơ Nói với con

Lời giải chi tiết :

Y Phương là một nhà văn Việt Nam, người dân tộc Tày, có tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước , quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI. Thơ ông thể hiện tam hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.

Câu 25 :

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”

  • A.

    Tư tưởng Đất Nước của nhân dân

  • B.

    Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phần II: Tiếp theo đến Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi : tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”

Câu 26 :

Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?

“Năm 2001, Nguyễn Khoa Điềm nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, Nguyễn Khoa Điềm trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001- 2006)

Câu 27 :

Bài thơ Tây Tiến được Quang Dũng sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Năm 1947, khi Quang Dũng còn là Đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.

  • B.

    Cuối năm 1948, khi Quang Dũng không còn ở đoàn quân Tây Tiến mà đã chuyển sang đơn vị khác.

  • C.

    Khi Quang Dũng làm công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc.

  • D.

    Cả 3 đáp án đều không chính xác.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hoàn cảnh sáng tác: Khi Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến, ông đã viết bài thơ này.

Câu 28 :

Dòng nào dưới đây không thể hiện đúng giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập ?

  • A.

    Là một áng văn chính luận mẫu mực

  • B.

    Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép

  • C.

    Ngôn ngữ hùng hồn, dẫn chứng xác thực, lấy ra từ lịch sử cụ thể

  • D.

    Sử dụng chất liệu văn học dân gian

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:

- Là một áng văn chính luận mẫu mực

- Lập luận chặt chẽ

- Lý lẽ đanh thép

- Ngôn ngữ hùng hồn

- Dẫn chứng xác thực, lấy ra từ lịch sử cụ thể

Câu 29 :

Mở đầu tác phẩm, tác giả Phạm Văn Đồng đã đưa ra vấn đề gì?

  • A.

    Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng rực rỡ trên bầu trời văn học

  • B.

    Nguyễn Đình Chiểu phải được nghiên cứu và đề cao hơn nữa

  • C.

    Nguyễn Đình Chiểu là một con người yêu nước

  • D.

    Sức sống mạnh mẽ của tác phẩm Lục Vân Tiên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phạm Văn Đồng đưa ra vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của nước ta, phải được nghiên cứu và đề cao hơn nữa

Câu 30 :

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp nhất

Vấn đề nhận thức

Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách.

Vấn đề về các quan hệ gia đình.

Vấn đề về các quan hệ xã hội.

Vấn đề về cách ứng xử

Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…

Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…

Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…

Đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…

Đáp án

Vấn đề nhận thức

Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…

Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách.

Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…

Vấn đề về các quan hệ gia đình.

Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…

Vấn đề về các quan hệ xã hội.

Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…

Vấn đề về cách ứng xử

Đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

Lời giải chi tiết :

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống bao gồm: + Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, ước mơ + Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha bao dung, độ lượng, tính trung thực,… + Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử,… + Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò,… + Vấn đề về cách ứng xử: đối nhân xử thế với con người trong cuộc sống.

Câu 31 :

Nội dung sau đây về tác giả Quang Dũng đúng hay sai?

“Tháng 8/1951, Quang Dũng làm Biên tập viên báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Tháng 8/1951, Quang Dũng xuất ngũ

Câu 32 :

Mục đích của văn bản Tuyên ngôn độc lập là:

  • A.

    Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta

  • B.

    Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm

  • C.

    Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mục đích của văn bản Tuyên ngôn độc lập là:

- Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta

- Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm

- Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam

Câu 33 :

Sắp xếp theo trình tự các bước để trình bày một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

  • A.

    Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn- Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động

  • B.

    Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá.

  • C.

    Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động.

  • D.

    Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Có 4 bước để trình bày bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí được sắp xếp như sau:

B1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

B2. Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

B3. Bình luận và đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến,… )

B4. Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Câu 34 :

Trong tác phẩm, Phạm Văn Đồng đã so sánh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với tác phẩm nào để khẳng định giá trị của bài văn tế?

  • A.

    Bình Ngô đại cáo

  • B.

    Hịch tướng sĩ

  • C.

    Chiếu cầu hiền

  • D.

    Lục Vân Tiên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản SGK – 51

Lời giải chi tiết :

Phạm Văn Đồng đã so sánh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi để khẳng định giá trị của bài văn tế.

Câu 35 :

“Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề … , … trong cuộc đời.”

đạo đức, tâm hồn
tư tưởng, đạo lí
nhận thức, lý tưởng
ứng xử, nhận thức
“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề ..... trong cuộc đời.”
Đáp án
đạo đức, tâm hồn
tư tưởng, đạo lí
nhận thức, lý tưởng
ứng xử, nhận thức
“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề
tư tưởng, đạo lí
trong cuộc đời.”
Lời giải chi tiết :

“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.”

Câu 36 :

Xuân Quỳnh quê ở:

  • A.

    La Khê, thành phố Hà Đông

  • B.

    Thanh Xuân, Hà Nội

  • C.

    Đông Vệ, Thanh Hóa

  • D.

    Quỳnh Lưu, Nghệ An

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Xuân Quỳnh quê ở La Khê, Hà Đông, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)

Câu 37 :

“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí.

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học.

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên mang đặc trưng gì? Tính khái quát, trừu tượng, lí trí (đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học)  hay mang tính thông tin thời sự, ngắn gọn, sinh động ( đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí)?

Lời giải chi tiết :

- Dựa vào phần khái niệm của ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học.

- Dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

=> Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Bởi nó mang tính thông tin thời sự ( thông tin nóng hổi, chính xác về thời gian, nhân vật, sự kiện). Câu văn ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 có lời giải chi tiết
Đề ôn tập học kì 2 Ngữ văn lớp 12 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề ôn tập học kì 2 Ngữ văn lớp 12 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 Ngữ văn lớp 12 của các trường mới nhất, đủ các năm
Đề thi học kì 1 Ngữ văn lớp 12 của các trường mới nhất, đủ các năm
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết