Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 12 - Đề số 2
Đề bài
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY
Tác giả: Đỗ Trung Quân
Ngồi cùng trang giấy nhỏ
Tôi đi học mỗi ngày
Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu
Tôi học lời ngọn gió
Chẳng bao giờ vu vơ
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ
Tôi học lời con trẻ
Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vô cùng
Tôi học lời chim chóc
Đang nói về bình minh
Và trong bia mộ đá
Lời răn dạy đời mình.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
-
A.
Biểu cảm
-
B.
Nghị luận
-
C.
Tự sự
-
D.
Miêu tả
Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
-
A.
5 chữ
-
B.
6 chữ
-
C.
7 chữ
-
D.
Tự do
Biện pháp tu từ nổi bật nhất được sử dụng trong bài thơ là:
-
A.
Điệp âm
-
B.
Điệp vòng
-
C.
Điệp cấu trúc câu
-
D.
Điệp từ
Quan điểm học của tác giả qua bài thơ trên là gì?
-
A.
Không chỉ học kiến thức sách vở mà nên học thêm kiến thức về nghệ thuật.
-
B.
Học không phải chỉ ở trường, lớp mà còn học, khám phá, lĩnh hội những điều bình dị trong cuộc sống.
-
C.
Học không phải chỉ ở trong trường lớp mà còn học hỏi từ những người xung quanh mình.
-
D.
Học là hành trình không ngừng nghỉ
Trong Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc , giá trị nội dung của tác phẩm Lục Vân Tiên là:
-
A.
Là tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam
-
B.
Đây là một “chuyện kể”, “ chuyện nói ”, lời văn “ nôm na ”, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền bá rộng rãi trong dân gian
-
C.
Đây là tác phẩm dài nhất, lớn nhất thể hiện một phần cuộc đời, hiện thực và khát vọng, mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu; với nhân dân miền Nam, tác phẩm rất được yêu mến, truyền tụng
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
-
A.
Nói giảm nói tránh
-
B.
Nhân hoá
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Nội dung sau về khổ thơ thứ 8 trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đúng hay sai?
“Khổ thơ thứ 8 là sự chiêm nghiệm cuả nhà thơ Xuân Quỳnh về thời gian, con người giữa thời gian và không gian ấy”
Chế Lan Viên tên thật là:
-
A.
Phan Ngọc Hoan
-
B.
Nguyễn Kim Thành
-
C.
Nông Văn Quỳnh
-
D.
Nguyễn Duy Nhuệ
Sự độc đáo của sông Đà được thể hiện qua lời đề từ như thế nào?
-
A.
Sự độc đáo của sông Đà thể hiện qua hướng chảy
-
B.
Sự độc đáo của sông Đà thể hiện qua màu nước bốn mùa
-
C.
Sự độc đáo của sông Đà thể hiện qua khung cảnh hai bên bờ sông
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?
-
A.
Nghệ thuật đối lập
-
B.
So sánh
-
C.
Nhân hóa
-
D.
Hoán dụ
Đáp án nào không đúng khi nói về đoạn trích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
-
A.
Đoạn trích thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng của nhà văn về nhiều lĩnh vực: văn hóa, địa lý, lịch sử, văn chương.
-
B.
Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và rất mực tài hoa.
-
C.
Đoạn trích thể hiện tình yêu đắm say, sự gắn bó thiết tha, sâu nặng của tác giả với dòng sông Hương, với đất và người xứ Huế.
-
D.
Giọng điệu thông minh, sắc sảo pha lẫn sự hóm hỉnh, từng trải.
Đáp án nào k hông phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Đàn ghi ta của
Lor – ca :
Bài thơ là minh chứng cho sự tìm tòi thể nghiệm của tác giả về hình thức biểu đạt của thơ và dấu ấn ảnh hưởng của trường phái thơ tượng trưng, siêu thực trong văn học phương Tây.
Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố thơ và nhạc
Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố lãng mạn và hiện thực
Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng, giàu sức gợi mở
Sự mới mẻ về ngôn từ
Âm điệu khỏe khoắn, bi tráng, trầm hùng, trữ tình
Câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”
-
A.
Nhân hóa
-
B.
So sánh
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Đáp án A và B
Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng theo trình tự thời gian sáng tác của tập thơ đó?
-
A.
Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa.
-
B.
Việt Bắc, Từ ấy, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa.
-
C.
Ra trận, Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Máu và hoa.
-
D.
Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.
Qua việc tố cáo tội ác của thực dân Pháp, tác giả thể hiện thái độ như thế nào?
Khắc sâu mối thù với quân xâm lược
Thể hiện sự nhận thức tỉnh táo của người dân trước âm mưu hiểm độc của kè thù
Nén đau thương mà vượt lên nỗi khổ của chính mình
Tất cả các đáp án trên
Đáp án A và B
Đối tượng mà Tuyên ngôn độc lập hướng tới là:
-
A.
Đồng bào cả nước
-
B.
Nhân dân thế giới
-
C.
Các nước đế quốc thực dân đang âm mưa xâm lược nước ta
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Nội dung sau về tác giả Chế Lan Viên đúng hay sai?
“Sau năm 1954, Chế Lan Viên vào sống ở thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục hoạt động văn học”
Tên một bài thơ về Bác anh (chị) được học trong chương trình Ngữ văn 9?
-
A.
Đêm nay Bác không ngủ
-
B.
Viếng lăng Bác
-
C.
Theo chân Người
-
D.
Nhớ Bác
Trong các đề bài sau đây, đề bài nào thuộc nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
-
A.
Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Viêt của giới trẻ hiện nay.
-
B.
“Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất.” (Đ.Đi-đơ-rơ). Hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
-
C.
Bàn về nhân vật con sói trong tryện ngụ ngôn “Con sói và chùm nho” của La- Phông-ten.
-
D.
Anh (chị) hãy tưởng tượng mình là một phi hành gia được bay vào vũ trụ và kể lại chuyến đi đó cho bạn của mình.
Trên thế giới có mấy trào lưu văn học lớn?
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
6
-
D.
7
“Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hổn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”
Những câu thơ trên thể hiện điều gì?
-
A.
Lí tưởng và lẽ sống cao cả của Bác Hồ
-
B.
Tình yêu quảng đại của Bác dành cho con người và vạn vật
-
C.
Đức tính khiêm tốn, giản dị, sự hi sinh quên mình vì dân, vì nước
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Văn bản khoa học gồm mấy loại chính?
-
A.
2 loại
-
B.
3 loại
-
C.
4 loại
-
D.
5 loại
Trong tác phẩm, Phạm Văn Đồng đã so sánh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với tác phẩm nào để khẳng định giá trị của bài văn tế?
-
A.
Bình Ngô đại cáo
-
B.
Hịch tướng sĩ
-
C.
Chiếu cầu hiền
-
D.
Lục Vân Tiên
Chọn đáp án đúng:
Thơ Chế Lan Viên mang khuynh hướng trữ tình – chính trị
Thơ Chế Lan Viên đậm đà tính dân tộc
Thơ Chế Lan Viên mang khuynh hướng suy tưởng – triết lí
Nghĩa của từ “Thông điệp” trong văn bản “Thông điệp nhân ngày thể giới phòng chống AIDS, 1/12/2003” có nghĩa là:
-
A.
Những lời thông báo về một đại dịch nguy hiểm
-
B.
Những lời khuyến cáo về một đại dịch nguy hiểm
-
C.
Những lời thông báo mang ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều con người, nhiều quốc gia
-
D.
Những lời kêu gọi mang ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều con người, nhiều, nhiều quốc gia
" Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?
-
A.
Văn nhật dụng.
-
B.
Văn chính luận.
-
C.
Kí
-
D.
Truyện.
Nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ sau:
“ Tin vui chiến thắng trăm miềm Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về Vui từ Ðồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng ”
-
A.
Liệt kê
-
B.
Điệp
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca được in trong tập:
-
A.
Khối vuông ru – bích
-
B.
Những người đi tới biển
-
C.
Dấu chân qua trảng cỏ
-
D.
Những ngọn sóng mặt trời
Nối năm ở cột A sao cho phù hợp với sự kiện ỏ cột B?
A. 1890
B. 1911
C. 1930
D. 1941
E. 1942
F. 1945
1. Năm sinh của Bác.
2. Chủ tịch HCM về nước, lãnh đạo phong trào CM nhân dân.
3. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Người bị quân Tưởng Giới Thạch bắt.
5. Người ra đi tìm đường cứu nước.
6. Chủ tịch HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH.
Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ đế quốc nào?
-
A.
Nhật
-
B.
Pháp
-
C.
Mĩ
-
D.
Các nước Đồng Minh
Câu thơ nào dưới đây thể hiện nỗi thống khổ của nhân dân khi thực dân Pháp đến?
“Mẹ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng / Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn”
“Mấy tháng năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy / Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi”
“Vệ quốc quân chiếm lại các đồn / Người đông như kiến, súng đầy như củi”
“Cơn gió bão trên rừng cây đổ / Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa
“Sáng mai về làng, sửa nhà nhà phát cỏ / Cày ruộng vườn trồng lúa ngô khoai”
Hình ảnh nào sau đây trong bài kí không được dùng để diễn tả về dòng sông Hương?
-
A.
Một mảnh trăng non
-
B.
Như một tấm lụa, một tấm voan huyền ảo
-
C.
Một tiếng “vâng” không lời của tình yêu
-
D.
Một người con gái dịu dàng của đất nước
Nối cột A với cột B sao cho phù hợp nhất
Vấn đề nhận thức
Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách.
Vấn đề về các quan hệ gia đình.
Vấn đề về các quan hệ xã hội.
Vấn đề về cách ứng xử
Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…
Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…
Đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…
Vì sao Nguyễn Tuân không đặt tên cụ thể cho nhân vật ông lái đò?
-
A.
Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên mọi miền Tổ quốc
-
B.
Nhân vật là hình ảnh chung, là điển hình tiêu biểu của một tập thể, một thế hệ những con người lao động xây dựng đất nước.
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Aó chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
-
A.
Ẩn dụ
-
B.
Hoán dụ
-
C.
So sánh
-
D.
Tất cả các đáp án trên
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của:
-
A.
Sóng
-
B.
Người con gái trong tình yêu
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đánh giá sau đây về nhà thơ Tố Hữu đúng hay sai?
“Con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp Cách mạng”.
“Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề … , … trong cuộc đời.”
Ở phương diện thời gian, đất nước được cảm nhận ở:
-
A.
Quá khứ
-
B.
Hiện tại
-
C.
Tương lai
-
D.
Chiều dài thời gian lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai
“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”
Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:
-
A.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
B.
Phong cách ngôn ngữ báo chí.
-
C.
Phong cách ngôn ngữ khoa học.
-
D.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Lời giải và đáp án
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY
Tác giả: Đỗ Trung Quân
Ngồi cùng trang giấy nhỏ
Tôi đi học mỗi ngày
Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu
Tôi học lời ngọn gió
Chẳng bao giờ vu vơ
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ
Tôi học lời con trẻ
Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vô cùng
Tôi học lời chim chóc
Đang nói về bình minh
Và trong bia mộ đá
Lời răn dạy đời mình.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
-
A.
Biểu cảm
-
B.
Nghị luận
-
C.
Tự sự
-
D.
Miêu tả
Đáp án: A
Dựa vào các phương thức biểu đạt chính đã học
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
-
A.
5 chữ
-
B.
6 chữ
-
C.
7 chữ
-
D.
Tự do
Đáp án: A
Xem lại số chữ trong câu thơ
Thể thơ: 5 chữ
Biện pháp tu từ nổi bật nhất được sử dụng trong bài thơ là:
-
A.
Điệp âm
-
B.
Điệp vòng
-
C.
Điệp cấu trúc câu
-
D.
Điệp từ
Đáp án: C
Xem lại bài thơ và các biện pháp tu từ
Biện pháp điệp cấu trúc câu: Tôi học…
Quan điểm học của tác giả qua bài thơ trên là gì?
-
A.
Không chỉ học kiến thức sách vở mà nên học thêm kiến thức về nghệ thuật.
-
B.
Học không phải chỉ ở trường, lớp mà còn học, khám phá, lĩnh hội những điều bình dị trong cuộc sống.
-
C.
Học không phải chỉ ở trong trường lớp mà còn học hỏi từ những người xung quanh mình.
-
D.
Học là hành trình không ngừng nghỉ
Đáp án: B
Xem lại nội dung văn bản
Bài thơ đã thể hiện một quan niệm đúng đắn về việc học . Với Đỗ Trung Quân, học không phải chỉ là ở trường, lớp mà học còn là một cuộc hành trình tìm kiếm – khám phá – lĩnh hội từ những điều bình dị trong cuộc sống. Trong suốt cuộc đời, con người luôn luôn có thể học tập thêm kiến thức, bồi dưỡng cho tâm hồn mình giàu có và phong phú hơn. Cuộc sống chính là một trường học lớn giúp ta trải ngiệm mỗi ngày để thêm yêu đời và sống tốt đẹp hơn.
Trong Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc , giá trị nội dung của tác phẩm Lục Vân Tiên là:
-
A.
Là tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam
-
B.
Đây là một “chuyện kể”, “ chuyện nói ”, lời văn “ nôm na ”, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền bá rộng rãi trong dân gian
-
C.
Đây là tác phẩm dài nhất, lớn nhất thể hiện một phần cuộc đời, hiện thực và khát vọng, mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu; với nhân dân miền Nam, tác phẩm rất được yêu mến, truyền tụng
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : C
Giá trị nội dung của Lục Vân Tiên: Đây là tác phẩm dài nhất, lớn nhất thể hiện một phần cuộc đời, hiện thực và khát vọng, mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu; với nhân dân miền Nam, tác phẩm rất được yêu mến, truyền tụng.
Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
-
A.
Nói giảm nói tránh
-
B.
Nhân hoá
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : C
Nghệ thuật:
- Nói giảm nói tránh “anh về đất”: làm vơi đi cảm giác đau thương, ẩn chứa hàm nghĩa: chết là hóa thân về với đất mẹ, là hóa thân với non sông, đất nước.
- Nhân hóa “Sông Mã gầm lên”: dữ dội, hào hùng, âm thanh làm át đi cảm xúc bi thương.
Nội dung sau về khổ thơ thứ 8 trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đúng hay sai?
“Khổ thơ thứ 8 là sự chiêm nghiệm cuả nhà thơ Xuân Quỳnh về thời gian, con người giữa thời gian và không gian ấy”
- Đúng
- Khổ 8 là sự chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời của Xuân Quỳnh: Cuộc đời của mỗi người tuy dài nhưng vẫn luôn hữu hạn trong dòng thời gian, cũng như biển kia dẫu rộng vẫn không so được với cái bao la vô tận của bầu trời.
Chế Lan Viên tên thật là:
-
A.
Phan Ngọc Hoan
-
B.
Nguyễn Kim Thành
-
C.
Nông Văn Quỳnh
-
D.
Nguyễn Duy Nhuệ
Đáp án : A
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan (1920 – 1989)
Sự độc đáo của sông Đà được thể hiện qua lời đề từ như thế nào?
-
A.
Sự độc đáo của sông Đà thể hiện qua hướng chảy
-
B.
Sự độc đáo của sông Đà thể hiện qua màu nước bốn mùa
-
C.
Sự độc đáo của sông Đà thể hiện qua khung cảnh hai bên bờ sông
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : A
“Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”
Lời đề từ khẳng định vẻ đẹp và sự độc đáo của sông Đà. Theo thơ Nguyễn Quang Bích, mọi dòng sông đều chảy về hướng đông – Chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc. Trên trang văn Nguyễn Tuân, sông Đà đại diện cho thiên nhiên Tây Bắc và là một sinh thể có hồn, sống động, có tính cách.
Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?
-
A.
Nghệ thuật đối lập
-
B.
So sánh
-
C.
Nhân hóa
-
D.
Hoán dụ
Đáp án : A
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
=> Nghệ thuật đối lập thể hiện những trạng thái đối lập của con sóng, cũng là những trạng thái đối lập của người con gái trong tình yêu.
Đáp án nào không đúng khi nói về đoạn trích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
-
A.
Đoạn trích thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng của nhà văn về nhiều lĩnh vực: văn hóa, địa lý, lịch sử, văn chương.
-
B.
Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và rất mực tài hoa.
-
C.
Đoạn trích thể hiện tình yêu đắm say, sự gắn bó thiết tha, sâu nặng của tác giả với dòng sông Hương, với đất và người xứ Huế.
-
D.
Giọng điệu thông minh, sắc sảo pha lẫn sự hóm hỉnh, từng trải.
Đáp án : D
Xem lại ghi nhớ SGK
- Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí, và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội và tài hoa.
Đáp án nào k hông phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Đàn ghi ta của
Lor – ca :
Bài thơ là minh chứng cho sự tìm tòi thể nghiệm của tác giả về hình thức biểu đạt của thơ và dấu ấn ảnh hưởng của trường phái thơ tượng trưng, siêu thực trong văn học phương Tây.
Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố thơ và nhạc
Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố lãng mạn và hiện thực
Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng, giàu sức gợi mở
Sự mới mẻ về ngôn từ
Âm điệu khỏe khoắn, bi tráng, trầm hùng, trữ tình
Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố lãng mạn và hiện thực
Giá trị nghệ thuật:
- Bài thơ là minh chứng cho sự tìm tòi thể nghiệm của tác giả về hình thức biểu đạt của thơ và dấu ấn ảnh hưởng của trường phái thơ tượng trưng, siêu thực trong văn học phương Tây
- Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố thơ và nhạc
- Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng, giàu sức gợi mở
- Sự mới mẻ về ngôn từ
- Âm điệu khỏe khoắn, bi tráng, trầm hùng, trữ tình
Câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”
-
A.
Nhân hóa
-
B.
So sánh
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Đáp án A và B
Đáp án : D
Nhà văn đã khéo léo so sánh sông Hương với cô gái Di-gan man dại, nhân hóa sông Hương thành một thực thể sống, có hồn.
Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng theo trình tự thời gian sáng tác của tập thơ đó?
-
A.
Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa.
-
B.
Việt Bắc, Từ ấy, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa.
-
C.
Ra trận, Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Máu và hoa.
-
D.
Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.
Đáp án : D
- Từ ấy (1937 - 1946)
- Việt Bắc (1946 - 1954)
- Gió lộng (1955 - 1961)
- Ra trận (1962 - 1971)
- Máu và hoa (1971 - 1977)
Qua việc tố cáo tội ác của thực dân Pháp, tác giả thể hiện thái độ như thế nào?
Khắc sâu mối thù với quân xâm lược
Thể hiện sự nhận thức tỉnh táo của người dân trước âm mưu hiểm độc của kè thù
Nén đau thương mà vượt lên nỗi khổ của chính mình
Tất cả các đáp án trên
Đáp án A và B
Tất cả các đáp án trên
Thái độ của tác giả qua việc tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
- Khắc sâu mối thù với quân xâm lược
- Thể hiện sự nhận thức tỉnh táo của người dân trước âm mưu hiểm độc của kè thù
- Nén đau thương mà vượt lên nỗi khổ của chính mình
Đối tượng mà Tuyên ngôn độc lập hướng tới là:
-
A.
Đồng bào cả nước
-
B.
Nhân dân thế giới
-
C.
Các nước đế quốc thực dân đang âm mưa xâm lược nước ta
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Dựa vào mục đích của bản tuyên ngôn độc lập, từ đó suy ra đối tượng mà tác giả muốn hướng đến.
Đối tượng mà Tuyên ngôn độc lập hướng tới là: đồng bào cả nước và nhân dân thế giới. Đồng thời, Hồ Chí Minh muốn ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế.
Nội dung sau về tác giả Chế Lan Viên đúng hay sai?
“Sau năm 1954, Chế Lan Viên vào sống ở thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục hoạt động văn học”
- Sai
- Sau năm 1975, Chế Lan Viên vào sống ở thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục hoạt động văn học
Tên một bài thơ về Bác anh (chị) được học trong chương trình Ngữ văn 9?
-
A.
Đêm nay Bác không ngủ
-
B.
Viếng lăng Bác
-
C.
Theo chân Người
-
D.
Nhớ Bác
Đáp án : B
Tác giả Viễn Phương
- Bài thơ Viếng lăng Bác – Viễn Phương
- Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác
Trong các đề bài sau đây, đề bài nào thuộc nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
-
A.
Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Viêt của giới trẻ hiện nay.
-
B.
“Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất.” (Đ.Đi-đơ-rơ). Hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
-
C.
Bàn về nhân vật con sói trong tryện ngụ ngôn “Con sói và chùm nho” của La- Phông-ten.
-
D.
Anh (chị) hãy tưởng tượng mình là một phi hành gia được bay vào vũ trụ và kể lại chuyến đi đó cho bạn của mình.
Đáp án : B
- Khái niệm: “Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.” - Cách nhận biết:
+ Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, ước mơ + Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha bao dung, độ lượng, tính trung thực,… + Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử,… + Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò,… + Vấn đề về cách ứng xử: đối nhân xử thế với con người trong cuộc sống. - Hình thức: Một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, bài thơ, truyên ngắn,…
Trên thế giới có mấy trào lưu văn học lớn?
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
6
-
D.
7
Đáp án : C
Có những trào lưu văm học lớn sau:
- Văn học thời Phục Hưng
- Chủ nghĩa cổ điển
- Chủ nghĩa lãng mạn
- Chủ nghĩa hiện thực phê phán
- Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa
- Chủ nghĩa siêu thực
“Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hổn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”
Những câu thơ trên thể hiện điều gì?
-
A.
Lí tưởng và lẽ sống cao cả của Bác Hồ
-
B.
Tình yêu quảng đại của Bác dành cho con người và vạn vật
-
C.
Đức tính khiêm tốn, giản dị, sự hi sinh quên mình vì dân, vì nước
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : C
Đức tính khiêm tốn, giản dị, sự hi sinh quên mình vì dân, vì nước của Bác Hồ được thể hiện qua các câu thơ:
“Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hổn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”
Văn bản khoa học gồm mấy loại chính?
-
A.
2 loại
-
B.
3 loại
-
C.
4 loại
-
D.
5 loại
Đáp án : B
Văn bản khoa học gồm 3 loại chính: các văn bản chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo dục, văn bản khoa học phổ cập.
Trong tác phẩm, Phạm Văn Đồng đã so sánh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với tác phẩm nào để khẳng định giá trị của bài văn tế?
-
A.
Bình Ngô đại cáo
-
B.
Hịch tướng sĩ
-
C.
Chiếu cầu hiền
-
D.
Lục Vân Tiên
Đáp án : A
Xem lại văn bản SGK – 51
Phạm Văn Đồng đã so sánh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi để khẳng định giá trị của bài văn tế.
Chọn đáp án đúng:
Thơ Chế Lan Viên mang khuynh hướng trữ tình – chính trị
Thơ Chế Lan Viên đậm đà tính dân tộc
Thơ Chế Lan Viên mang khuynh hướng suy tưởng – triết lí
Thơ Chế Lan Viên mang khuynh hướng suy tưởng – triết lí
Phong cách thơ của Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng, triết lí. Chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tác bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa. Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo, nhiều ý nghĩa biểu tượng.
Nghĩa của từ “Thông điệp” trong văn bản “Thông điệp nhân ngày thể giới phòng chống AIDS, 1/12/2003” có nghĩa là:
-
A.
Những lời thông báo về một đại dịch nguy hiểm
-
B.
Những lời khuyến cáo về một đại dịch nguy hiểm
-
C.
Những lời thông báo mang ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều con người, nhiều quốc gia
-
D.
Những lời kêu gọi mang ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều con người, nhiều, nhiều quốc gia
Đáp án : C
Khái niệm thông điệp: Là lời thông báo mang ý nghĩa
Từ “Thông điệp” trong văn bản có nghĩa là những lời thông báo mang ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều con người, nhiều quốc gia.
" Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?
-
A.
Văn nhật dụng.
-
B.
Văn chính luận.
-
C.
Kí
-
D.
Truyện.
Đáp án : B
Xem lại di sản văn học của Hồ Chí Minh - Tại đây
- “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại văn chính luận.
- Văn chính luận là loại văn bản thể hiện những chính kiến, bộc lộ những quan điểm chính trị, tư tưởng với những vấn đề xã hội nóng bỏng. Các tác phẩm chính luận hướng tới mục đích tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc với lý tưởng xã hội, đạo đứcăn Là loại văn bản thể hiện những chánh kiến, bộc lộ những quan điểm chính trị, tư tưởng với những vấn đề xã hội nóng bỏng. Các tác phẩm chính luận hướng tới mục đích tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc với lý tưởng xã hội, đạo đức.
Nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ sau:
“ Tin vui chiến thắng trăm miềm Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về Vui từ Ðồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng ”
-
A.
Liệt kê
-
B.
Điệp
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : C
Nghệ thuật:
- Phép điệp: “vui lên”, “vui về”
- Liệt kê các địa danh
- Giọng thơ hồ hởi, vui tươi
=> Niềm vui to lớn, rộng khắp của cuộc kháng chiến.
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca được in trong tập:
-
A.
Khối vuông ru – bích
-
B.
Những người đi tới biển
-
C.
Dấu chân qua trảng cỏ
-
D.
Những ngọn sóng mặt trời
Đáp án : A
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca được in trong tập Khối vuông ru – bích.
Nối năm ở cột A sao cho phù hợp với sự kiện ỏ cột B?
A. 1890
B. 1911
C. 1930
D. 1941
E. 1942
F. 1945
1. Năm sinh của Bác.
2. Chủ tịch HCM về nước, lãnh đạo phong trào CM nhân dân.
3. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Người bị quân Tưởng Giới Thạch bắt.
5. Người ra đi tìm đường cứu nước.
6. Chủ tịch HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH.
A. 1890
1. Năm sinh của Bác.
B. 1911
5. Người ra đi tìm đường cứu nước.
C. 1930
3. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. 1941
2. Chủ tịch HCM về nước, lãnh đạo phong trào CM nhân dân.
E. 1942
4. Người bị quân Tưởng Giới Thạch bắt.
F. 1945
6. Chủ tịch HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH.
-1890: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, sau về quê nội là làng Kim Liên, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh.
- 1911: Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ( Hồ Chí Minh) trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
- 1930: Ngày 3/2 Đảng Cộng sản Việt Nam được thanh lập
- 1941: Ngày 8/2 Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, đặt căn cứ tại Pác Pó. Lãnh đạo phong trào CM nhân dân.
- 1942: Ngày 13-8-1942, mang tên gọi mới là Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc dời Cao Bằng sang Trung Quốc, với danh nghĩa là đại biểu Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ Quốc tế phản xâm lược của Việt Nam để tranh thủ sự viện trợ quốc tế. Ngày 29-8, bị nhà cầm quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giữ tại thị trấn Túc Vinh
- 1945: 19/8 CMT8 giành thắng lợi, 2/9 Chủ tịch HCM đọc bản “ Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ đế quốc nào?
-
A.
Nhật
-
B.
Pháp
-
C.
Mĩ
-
D.
Các nước Đồng Minh
Đáp án : A
Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ tay Nhật.
Câu thơ nào dưới đây thể hiện nỗi thống khổ của nhân dân khi thực dân Pháp đến?
“Mẹ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng / Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn”
“Mấy tháng năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy / Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi”
“Vệ quốc quân chiếm lại các đồn / Người đông như kiến, súng đầy như củi”
“Cơn gió bão trên rừng cây đổ / Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa
“Sáng mai về làng, sửa nhà nhà phát cỏ / Cày ruộng vườn trồng lúa ngô khoai”
“Mấy tháng năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy / Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi”
“Cơn gió bão trên rừng cây đổ / Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa
Những câu thơ thể hiện nỗi thống khổ của nhân dân khi thực dân Pháp đến:
- “Mấy tháng năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy
Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi”
- “Cơn gió bão trên rừng cây đổ
Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa
Đường đi lại vắt bám đầy chân”
=> Cuộc sống của nhân dân bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình li tán, cơ cực.
Hình ảnh nào sau đây trong bài kí không được dùng để diễn tả về dòng sông Hương?
-
A.
Một mảnh trăng non
-
B.
Như một tấm lụa, một tấm voan huyền ảo
-
C.
Một tiếng “vâng” không lời của tình yêu
-
D.
Một người con gái dịu dàng của đất nước
Đáp án : A
Xem lại văn bản
Hình ảnh “như một mảnh trăng non” không được Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng để diễn tả dòng sông Hương.
Nối cột A với cột B sao cho phù hợp nhất
Vấn đề nhận thức
Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách.
Vấn đề về các quan hệ gia đình.
Vấn đề về các quan hệ xã hội.
Vấn đề về cách ứng xử
Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…
Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…
Đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…
Vấn đề nhận thức
Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…
Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách.
Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…
Vấn đề về các quan hệ gia đình.
Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…
Vấn đề về các quan hệ xã hội.
Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
Vấn đề về cách ứng xử
Đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống bao gồm: + Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, ước mơ + Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha bao dung, độ lượng, tính trung thực,… + Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử,… + Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò,… + Vấn đề về cách ứng xử: đối nhân xử thế với con người trong cuộc sống.
Vì sao Nguyễn Tuân không đặt tên cụ thể cho nhân vật ông lái đò?
-
A.
Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên mọi miền Tổ quốc
-
B.
Nhân vật là hình ảnh chung, là điển hình tiêu biểu của một tập thể, một thế hệ những con người lao động xây dựng đất nước.
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : C
Nguyễn Tuân không đặt tên cụ thể cho nhân vật ông lái đò bởi:
- Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên mọi miền Tổ quốc
- Nhân vật là hình ảnh chung, là điển hình tiêu biểu của một tập thể, một thế hệ những con người lao động xây dựng đất nước.
Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Aó chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
-
A.
Ẩn dụ
-
B.
Hoán dụ
-
C.
So sánh
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : B
Nghệ thuật:
- Hình ảnh hoán dụ “áo chàm”: gợi hình ảnh giản dị, thân thương của những người dân Việt Bắc.
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của:
-
A.
Sóng
-
B.
Người con gái trong tình yêu
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : C
Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của con sóng: Dữ dội >< dịu êm; Ồn ào >< lặng lẽ.
=> Đây chính là hình ảnh thật của những con sóng ngoài biển khơi, cũng chính là trạng thái của người con gái trong tình yêu. Tình yêu có lúc dịu dàng, sâu lắng nhưng cũng có những lúc cuồng nhiệt, mạnh mẽ.
Đánh giá sau đây về nhà thơ Tố Hữu đúng hay sai?
“Con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp Cách mạng”.
- Đây là ý kiến đúng.
- Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam: điều này được thể hiện rõ qua 7 tập thơ trong cuộc đời sáng tác của Tố Hữu.
“Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề … , … trong cuộc đời.”
“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.”
Ở phương diện thời gian, đất nước được cảm nhận ở:
-
A.
Quá khứ
-
B.
Hiện tại
-
C.
Tương lai
-
D.
Chiều dài thời gian lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai
Đáp án : D
Đất nước được cảm nhận suốt chiều dài thời gian lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai: Đó là một đất nước thiêng liêng, hào hùng trong quá khứ (gắn liền với huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết về các vua Hùng dựng nước), giản dị gần gũi trong hiện tại ( Trong anh và trong em…) và triển vọng sáng tươi trong tương lai ( Mai này con ta…)
“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”
Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:
-
A.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
B.
Phong cách ngôn ngữ báo chí.
-
C.
Phong cách ngôn ngữ khoa học.
-
D.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Đáp án : B
Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên mang đặc trưng gì? Tính khái quát, trừu tượng, lí trí (đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học) hay mang tính thông tin thời sự, ngắn gọn, sinh động ( đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí)?
- Dựa vào phần khái niệm của ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học.
- Dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí
=> Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Bởi nó mang tính thông tin thời sự ( thông tin nóng hổi, chính xác về thời gian, nhân vật, sự kiện). Câu văn ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.