Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới


Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 12 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần, nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng đế trên Thiên đình cũng mim cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.

(Trích "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"- Colleen Mc Cullough)

Câu 1.1

Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Chính luận

  • D.

    Khoa học

Câu 1.2

Những hình ảnh "chiếc gai nhọn" và “bài ca duy nhất có một không hai” trong đoạn trích trên là hình ảnh ẩn dụ cho điều gì trong cuộc sống?

  • A.

    Ẩn dụ cho niềm vui và nỗi buồn

  • B.

    Ẩn dụ cho hạnh phúc và khổ đau

  • C.

    Ẩn dụ cho chiến tranh và hòa bình

  • D.

    Ẩn dụ cho những khó khăn và thành công

Câu 1.3

Đoạn văn bản trên gửi đến người đọc thông điệp gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống chỉ có thể có được khi ta trải qua những khó khăn, gian khổ, thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau khổ “vĩ đại”, bằng cả sự sống và sinh mạng của mình.

  • B.

    Mọi người hãy biết vượt lên trên những gian khổ, bất hạnh bằng nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt để dâng hiến cho đời những điều đẹp đẽ, quý giá.

  • C.

    Được sống là chính mình là điều quý giá nhất.

  • D.

    Ý nghĩa cuộc đời không phải là đã tồn tại bao lâu mà ta đã sống như thế nào và làm được điều gì trong cuộc đời.

Câu 1.4

Bài học rút ra từ đoạn trích trên.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Bài học về lí tưởng sống đẹp

  • B.

    Bài học về sự vô cảm của con người

  • C.

    Bài học về nghị lực sống

  • D.

    Bài học về sự biết ơn, trân trọng thành quả lao động

Câu 2 :

Tên một tác phẩm tùy bút được học trong chương trình Ngữ văn THCS?

  • A.

    Bài học đường đời đầu tiên

  • B.

    Một thứ quà của lúa non : Cốm

  • C.

    Bắc Sơn

  • D.

    Bến quê

Câu 3 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?

  • A.

    C uộc đảo chính nhằm lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm .

  • B.

    Kỉ niệm 141 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.

  • C.

    Kỉ niệm 7 0 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

  • D.

    Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 4 :

Đề nào dưới đây không phải là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống?

  • A.

    Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc cháy rừng Amazon hiện nay.

  • B.

    “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất.” (Đ.Đi-đơ-rơ). Hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

  • C.

    Suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.

  • D.

    Suy nghĩ của anh (chị) về bệnh vô cảm trong đời sống hiện nay.

Câu 5 :

Tác giả của bài thơ Bác ơi! là:

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Chế Lan Viên

  • C.

    Nguyễn Khoa Điềm

  • D.

    Nguyễn Duy

Câu 6 :

Nội dung sau về khổ thơ thứ 8 trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đúng hay sai?

“Khổ thơ thứ 8 là sự chiêm nghiệm cuả nhà thơ Xuân Quỳnh về thời gian, con người giữa thời gian và không gian ấy”

Đúng
Sai
Câu 7 :

Tích vào những nghệ thuật được sử dụng trong ba câu thơ dưới đây:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

So sánh

Sử dụng nhiều từ láy

Điệp từ

Nhân hóa

Nghệ thuật tương phản

Đảo ngữ

Hoán dụ

Câu 8 :

Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết theo thể loại nào?

  • A.

    Văn chính luận

  • B.

    Văn nghị luận

  • C.

    Văn xuôi

  • D.

    Thơ

Câu 9 :

Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Dọn về làng ?

Kiểu kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian

Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi

Giọng thơ giàu cảm xúc

Sử dụng thành công, sáng tạo các biện pháp tu từ nghệ thuật

Bút pháp lãng mạn

Câu 10 :

Theo Nguyễn Khoa Điềm, người lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là:

  • A.

    Nhân dân

  • B.

    Nhà nước

  • C.

    Các triều đại

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 11 :

“tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy”

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng:

  • A.

    Điệp ngữ

  • B.

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 12 :

Người ra đề thường chọn đoạn thơ đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật nổi bật của bài thơ thuộc dạng bài phân tích nào?

  • A.

    Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ

  • B.

    Dạng bài phân tích một đoạn thơ

  • C.

    Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ

  • D.

    Dạng bài so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ

Câu 13 :

Đề bài:"Điện thoại di động đang khiến giới trẻ xa nhau hơn. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó" có phải là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống không?

Không

Câu 14 :

Mục đích của văn bản Tuyên ngôn độc lập là:

  • A.

    Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta

  • B.

    Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm

  • C.

    Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Câu 15 :

Địa danh nào sau đây là quê quán của tác giả Nguyễn Đình Thi?

  • A.

    Làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội

  • B.

    Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

  • C.

    Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây

  • D.

    Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Câu 16 :

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của:

  • A.

    Sóng

  • B.

    Người con gái trong tình yêu

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 17 :

Ngoài sáng tác văn học, Hoàng Phủ Ngọc Tường từng làm công việc nào sau đây?

  • A.

    Dạy học

  • B.

    Họa sĩ

  • C.

    Nhạc sĩ

  • D.

    Bác sĩ

Câu 18 :

Người ra đề thường lựa chọn những vấn đề hoặc khía cạnh nổi bật của bài thơ thuộc dạng bài phân tích nào?

  • A.

    Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ

  • B.

    Dạng bài phân tích một đoạn thơ

  • C.

    Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ

  • D.

    Dạng bài so sánh giữa hai đạon thơ, bài thơ

Câu 19 :

Những biểu hiện của phong cách văn học:

Giọng điệu riêng biệt của tác giả, cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá

Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm

Hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp

Có phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật

Tất cả các đáp án trên

Câu 20 :

Địa danh nào dưới đây là quê hương của Quang Dũng?

  • A.

    Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội)

  • B.

    Làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội

  • C.

    Xã Cam An , huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

  • D.

    Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Câu 21 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một hiện tượng đời sống?

  • A.

    Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh vượt khó.

  • B.

    Suy nghĩ về con người không chịu thua số phận.

  • C.

    Suy nghĩ về tác phẩm “Làng” của Kim Lân.

  • D.

    Suy nghĩ về những con người sống vì cộng đồng.

Câu 22 :

Thể loại của Người lái đò sông Đà là:

  • A.

    Bút kí

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Tùy bút

  • D.

    Phóng sự

Câu 23 :

Hai khổ thơ đầu bài thơ Đò Lèn , Nguyễn Duy đã tái hiện lại:

  • A.

    Những kỉ niệm tuổi thơ của chú bé nhà nghèo, vô tư, ham chơi, tinh nghịch.

  • B.

    Tái hiện xúc động hình ảnh người bà yêu quý

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 24 :

Nội dung sau đây đúng hay sai?

“Tác giả đưa ra những mặt chưa làm được để gióng lên hồi chuông báo động về nguy cơ của đại dịch AIDS. Khẳng định chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005”

Đúng
Sai
Câu 25 :

Tên một bài thơ khác của Tố Hữu cũng viết về Bác Hồ:

  • A.

    Người đi tìm hình ảnh của nước

  • B.

    Đêm nay Bác không ngủ

  • C.

    Cháu nhớ Bác Hồ

  • D.

    Theo chân Bác

Câu 26 :

Địa danh không được tác giả nhắc đến ở không gian địa lí trong phần 2 của đoạn trích Đất Nước?

Núi Vọng Phu

Đèo De, núi Hồng

Hòn Trống Mái

Chín mươi chín con voi quây quần chầu phục Đất Tổ

Núi bút, non Nghiên

Đồng Tháp

Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Câu 27 :

Những giá trị nội dung của văn bản “Mấy ý nghĩ về thơ” đưới đây đúng hay sai?

Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi vẫn còn giá trị đến ngày nay vì sự đúng đắn trong nội dung tư tưởng, sự hấp dẫn trong nghệ thuật biểu đạt.

Đúng
Sai

Văn phong gần gũi, thân tình, chia sẻ tâm huyết, quan niệm và tình càm chân thành với những người đồng nghiệp về thơ ca.

Đúng
Sai

Tiểu luận vẫn còn giá trị thời sự, tính khoa học đúng đắn, đi vào bản chất của thơ và làm mối quan hệ chặt chẽ của thơ với cuộc sống.

Đúng
Sai
Câu 28 :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bốn câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc là:

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Câu hỏi tu từ, điệp từ

Câu 29 :

Văn bản Mấy ý nghĩ về thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Hiệp định Pháp - Việt ngày 8/3/1949

  • B.

    Tháng 9/ 1949: Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc.

  • C.

    Từ ngày 14 đến 18/1/1949: Hội nghị cán bộ lần thứ sáu TW Đảng Cộng sản Đông Dương.

  • D.

    Tháng 8/1949 : Hội thảo về văn học nghệ thuật

Câu 30 :

Tác phẩn nào dưới đây không phải sáng tác của Thanh Thảo?

Những người đi tới biển

Dấu chân qua trảng cỏ

Những ngọn sóng mặt trời

Khối vuông ru – bích

Bầu trời vuông

Từ một đến một trăm

Câu 31 :

Từ “mình” trong hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?

“Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

  • A.

    Người ra đi

  • B.

    Người ở lại

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 32 :

Một bài báo cáo khoa học thuộc loại văn bản khoa học nào?

  • A.

    Văn bản khoa học chuyên sâu.

  • B.

    Văn bản khoa học giáo khoa.

  • C.

    Văn bản khoa học phổ cập.

  • D.

    Văn bản văn học.

Câu 33 :

Tên một bài thơ em đã được học kể vể hình ảnh người bà trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1?

  • A.

    Bếp lửa

  • B.

    Ánh trăng

  • C.

    Làng

  • D.

    Chiếc lược ngà

Câu 34 :

" Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?

  • A.

    Văn nhật dụng.

  • B.

    Văn chính luận.

  • C.

  • D.

    Truyện.

Câu 35 :

Văn bản khoa học phổ cập nhằm mục đích gì?

  • A.

    Nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc.

  • B.

    Giao tiếp với người làm nghiên cứu cho các ngành khoa học.

  • C.

    Đưa các kiến thức khoa học đến gần với học sinh, sinh viên.

  • D.

    Trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ cao đến thấp, phù hợp với học sinh từng cấp.

Câu 36 :

Trong Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật nào sau đây?

  • A.

    Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

  • B.

    Nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

  • C.

    Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh.

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 37 :

“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí.

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học.

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần, nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng đế trên Thiên đình cũng mim cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.

(Trích "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"- Colleen Mc Cullough)

Câu 1.1

Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Chính luận

  • D.

    Khoa học

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Dựa vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 1.2

Những hình ảnh "chiếc gai nhọn" và “bài ca duy nhất có một không hai” trong đoạn trích trên là hình ảnh ẩn dụ cho điều gì trong cuộc sống?

  • A.

    Ẩn dụ cho niềm vui và nỗi buồn

  • B.

    Ẩn dụ cho hạnh phúc và khổ đau

  • C.

    Ẩn dụ cho chiến tranh và hòa bình

  • D.

    Ẩn dụ cho những khó khăn và thành công

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung văn học

Lời giải chi tiết :

“Chiếc gai nhọn”: ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách trong cuộc sống mà chúng ta phải trải qua.

“Bài ca duy nhất có một không hai”: ẩn dụ cho thành tựu mà chúng ta đạt được trong cuộc sống.

Câu 1.3

Đoạn văn bản trên gửi đến người đọc thông điệp gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống chỉ có thể có được khi ta trải qua những khó khăn, gian khổ, thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau khổ “vĩ đại”, bằng cả sự sống và sinh mạng của mình.

  • B.

    Mọi người hãy biết vượt lên trên những gian khổ, bất hạnh bằng nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt để dâng hiến cho đời những điều đẹp đẽ, quý giá.

  • C.

    Được sống là chính mình là điều quý giá nhất.

  • D.

    Ý nghĩa cuộc đời không phải là đã tồn tại bao lâu mà ta đã sống như thế nào và làm được điều gì trong cuộc đời.

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung văn học

Lời giải chi tiết :

Thông điệp văn bản:

- Những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống chỉ có thể có được khi ta trải qua những khó khăn, gian khổ, thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau khổ “vĩ đại”, bằng cả sự sống và sinh mạng của mình.

- Mọi người hãy biết vượt lên trên những gian khổ, bất hạnh bằng nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt để dâng hiến cho đời những điều đẹp đẽ, quý giá.

- Ý nghĩa cuộc đời không phải là đã tồn tại bao lâu mà ta đã sống như thế nào và làm được điều gì trong cuộc đời.

Câu 1.4

Bài học rút ra từ đoạn trích trên.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Bài học về lí tưởng sống đẹp

  • B.

    Bài học về sự vô cảm của con người

  • C.

    Bài học về nghị lực sống

  • D.

    Bài học về sự biết ơn, trân trọng thành quả lao động

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung văn học

Lời giải chi tiết :

- Bài học về lí tưởng sống đẹp, sẵn sàng trả giá để cuộc sống có ý nghĩa hơn.

- Bài học về nghị lực sống, dám đương đầu, vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống để đạt được những điều tốt đẹp nhất.

- Bài học về sự biết ơn, trân trọng thành quả lao động vì để có được điều quý giá đó, chúng ta phải trả giá bằng công sức, thậm chí bằng cả sinh mệnh của chính mình

Câu 2 :

Tên một tác phẩm tùy bút được học trong chương trình Ngữ văn THCS?

  • A.

    Bài học đường đời đầu tiên

  • B.

    Một thứ quà của lúa non : Cốm

  • C.

    Bắc Sơn

  • D.

    Bến quê

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại mục lục SGK Ngữ văn 7 (tập 1)

Lời giải chi tiết :

Tùy bút Một thức quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam). Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy.

Câu 3 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?

  • A.

    C uộc đảo chính nhằm lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm .

  • B.

    Kỉ niệm 141 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.

  • C.

    Kỉ niệm 7 0 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

  • D.

    Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, đăng trên tạp chí tháng 7/1963.

Câu 4 :

Đề nào dưới đây không phải là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống?

  • A.

    Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc cháy rừng Amazon hiện nay.

  • B.

    “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất.” (Đ.Đi-đơ-rơ). Hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

  • C.

    Suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.

  • D.

    Suy nghĩ của anh (chị) về bệnh vô cảm trong đời sống hiện nay.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Khái niệm nghị luận về một hiện tượng đời sống: Bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người( như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và sẽ chia,… ). Đó có thể là hiện tượng xấu hoặc tốt, đáng khen hoặc đáng chê.

- Đề bài trình bày suy nghĩ về câu nói của Đ.Đi-đơ-rơ thuộc đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

Câu 5 :

Tác giả của bài thơ Bác ơi! là:

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Chế Lan Viên

  • C.

    Nguyễn Khoa Điềm

  • D.

    Nguyễn Duy

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bác ơi – Tố Hữu

Câu 6 :

Nội dung sau về khổ thơ thứ 8 trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đúng hay sai?

“Khổ thơ thứ 8 là sự chiêm nghiệm cuả nhà thơ Xuân Quỳnh về thời gian, con người giữa thời gian và không gian ấy”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Khổ 8 là sự chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời của Xuân Quỳnh: Cuộc đời của mỗi người tuy dài nhưng vẫn luôn hữu hạn trong dòng thời gian, cũng như biển kia dẫu rộng vẫn không so được với cái bao la vô tận của bầu trời.

Câu 7 :

Tích vào những nghệ thuật được sử dụng trong ba câu thơ dưới đây:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

So sánh

Sử dụng nhiều từ láy

Điệp từ

Nhân hóa

Nghệ thuật tương phản

Đảo ngữ

Hoán dụ

Đáp án

Sử dụng nhiều từ láy

Điệp từ

Nhân hóa

Nghệ thuật tương phản

Đảo ngữ

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều từ láy: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”

- Điệp từ: “dốc”, “ngàn thước”

=> Diễn tả sựu hiểm trở và những con đường quanh co, gập ghềnh, đứt đoạn của núi rừng Tây Bắc.

- Nghệ thuật nhân hóa “súng ngửi trời”, phép đảo “heo hút cồn mây”

=>Nhấn mạnh cảm giác hoang vắng, trống trải nơi người lính đi qua chưa một dấu chân người. Đây là cách nói tinh nghịch, súng trở nên có hồn.

- Nghệ thuật tương phản “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

=>Câu thơ như bẻ gãy làm đôi, làm cho người đọc như thấy rất rõ chiều cao của núi, độ cao chót vót của dốc, sâu hun hút của vực. Con đường gấp khúc đột ngột, hiểm trở, hun hút.

Những câu thơ toàn thanh trắc đã khắc họa bức tranh thiên nhiên với tất cả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây.

Câu 8 :

Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết theo thể loại nào?

  • A.

    Văn chính luận

  • B.

    Văn nghị luận

  • C.

    Văn xuôi

  • D.

    Thơ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Tác phẩm được viết theo thể loại văn nghị luận.

- Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

Câu 9 :

Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Dọn về làng ?

Kiểu kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian

Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi

Giọng thơ giàu cảm xúc

Sử dụng thành công, sáng tạo các biện pháp tu từ nghệ thuật

Bút pháp lãng mạn

Đáp án

Kiểu kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian

Bút pháp lãng mạn

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:

- Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi

- Giọng thơ giàu cảm xúc

- Sử dụng thành công, sáng tạo các biện pháp tu từ nghệ thuật

Câu 10 :

Theo Nguyễn Khoa Điềm, người lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là:

  • A.

    Nhân dân

  • B.

    Nhà nước

  • C.

    Các triều đại

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Khoa Điềm khẳng định vai trò của nhân dân trong việc giữ gìn và lưu truyền văn hóa dân tộc qua các thế hệ, từ hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói đến cả tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân.

Câu 11 :

“tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy”

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng:

  • A.

    Điệp ngữ

  • B.

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Điệp ngữ “tiếng ghi ta”

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác như một tiếng nấc nghẹn ngào

Câu 12 :

Người ra đề thường chọn đoạn thơ đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật nổi bật của bài thơ thuộc dạng bài phân tích nào?

  • A.

    Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ

  • B.

    Dạng bài phân tích một đoạn thơ

  • C.

    Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ

  • D.

    Dạng bài so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dạng bài phân tích một đoạn thơ: Người ra đề thường chọn đoạn thơ đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ

Câu 13 :

Đề bài:"Điện thoại di động đang khiến giới trẻ xa nhau hơn. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó" có phải là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống không?

Không

Đáp án

Không

Lời giải chi tiết :

- Dựa vào khái niệm của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống để xác định: “Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người( như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và sẽ chia,… ). Đó có thể là hiện tượng xấu hoặc tốt, đáng khen hoặc đáng chê.”

- Đề bài trên là đề bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

Câu 14 :

Mục đích của văn bản Tuyên ngôn độc lập là:

  • A.

    Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta

  • B.

    Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm

  • C.

    Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mục đích của văn bản Tuyên ngôn độc lập là:

- Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta

- Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm

- Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam

Câu 15 :

Địa danh nào sau đây là quê quán của tác giả Nguyễn Đình Thi?

  • A.

    Làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội

  • B.

    Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

  • C.

    Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây

  • D.

    Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Đình Thi quê ở làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội

Câu 16 :

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của:

  • A.

    Sóng

  • B.

    Người con gái trong tình yêu

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của con sóng: Dữ dội >< dịu êm; Ồn ào >< lặng lẽ.

=> Đây chính là hình ảnh thật của những con sóng ngoài biển khơi, cũng chính là trạng thái của người con gái trong tình yêu. Tình yêu có lúc dịu dàng, sâu lắng nhưng cũng có những lúc cuồng nhiệt, mạnh mẽ.

Câu 17 :

Ngoài sáng tác văn học, Hoàng Phủ Ngọc Tường từng làm công việc nào sau đây?

  • A.

    Dạy học

  • B.

    Họa sĩ

  • C.

    Nhạc sĩ

  • D.

    Bác sĩ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năm 1960 – 1966: Hoàng Phủ Ngọc Tường dạy học tại trường Quốc Học Huế

Câu 18 :

Người ra đề thường lựa chọn những vấn đề hoặc khía cạnh nổi bật của bài thơ thuộc dạng bài phân tích nào?

  • A.

    Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ

  • B.

    Dạng bài phân tích một đoạn thơ

  • C.

    Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ

  • D.

    Dạng bài so sánh giữa hai đạon thơ, bài thơ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ:  Người ra đề thường lựa chọn những vấn đề hoặc khía cạnh nổi bật của bài thơ

Câu 19 :

Những biểu hiện của phong cách văn học:

Giọng điệu riêng biệt của tác giả, cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá

Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm

Hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp

Có phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật

Tất cả các đáp án trên

Đáp án

Tất cả các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Những biểu hiện của phong cách văn học:

- Giọng điệu riêng biệt của tác giả, cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá

- Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm

- Hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp

- Có phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật

Câu 20 :

Địa danh nào dưới đây là quê hương của Quang Dũng?

  • A.

    Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội)

  • B.

    Làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội

  • C.

    Xã Cam An , huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

  • D.

    Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội)

Câu 21 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một hiện tượng đời sống?

  • A.

    Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh vượt khó.

  • B.

    Suy nghĩ về con người không chịu thua số phận.

  • C.

    Suy nghĩ về tác phẩm “Làng” của Kim Lân.

  • D.

    Suy nghĩ về những con người sống vì cộng đồng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dựa vào khái niệm của bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống. “Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người( như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và sẽ chia,… ). Đó có thể là hiện tượng xấu hoặc tốt, đáng khen hoặc đáng chê.”

Câu 22 :

Thể loại của Người lái đò sông Đà là:

  • A.

    Bút kí

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Tùy bút

  • D.

    Phóng sự

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Người lái đò sông Đà là tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân.

Câu 23 :

Hai khổ thơ đầu bài thơ Đò Lèn , Nguyễn Duy đã tái hiện lại:

  • A.

    Những kỉ niệm tuổi thơ của chú bé nhà nghèo, vô tư, ham chơi, tinh nghịch.

  • B.

    Tái hiện xúc động hình ảnh người bà yêu quý

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hai khổ thơ đầu tác giả nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ của một chú bé nhà nghèo, vô tư, ham chơi, tinh nghịch.

Câu 24 :

Nội dung sau đây đúng hay sai?

“Tác giả đưa ra những mặt chưa làm được để gióng lên hồi chuông báo động về nguy cơ của đại dịch AIDS. Khẳng định chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Nhấn mạnh những việc chưa làm được để gióng lên hồi chuông báo động về nguy cơ của đại dịch AIDS.

- Khẳng định chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005

Câu 25 :

Tên một bài thơ khác của Tố Hữu cũng viết về Bác Hồ:

  • A.

    Người đi tìm hình ảnh của nước

  • B.

    Đêm nay Bác không ngủ

  • C.

    Cháu nhớ Bác Hồ

  • D.

    Theo chân Bác

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bài thơ được sáng tác 1/ 1970, in trong tập Ra trận.

Lời giải chi tiết :

Theo chân Bác – Tố Hữu

Câu 26 :

Địa danh không được tác giả nhắc đến ở không gian địa lí trong phần 2 của đoạn trích Đất Nước?

Núi Vọng Phu

Đèo De, núi Hồng

Hòn Trống Mái

Chín mươi chín con voi quây quần chầu phục Đất Tổ

Núi bút, non Nghiên

Đồng Tháp

Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Đáp án

Đèo De, núi Hồng

Đồng Tháp

Lời giải chi tiết :

- Đèo De, núi Hồng, Đồng Tháp là những địa danh được nhắc đến trong bài Viể Bắc (Tố Hữu)

- Theo tác giả, những thắng cảnh đẹp, những địa danh nổi tiếng khaắp mọi miền của đất nước đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh

Câu 27 :

Những giá trị nội dung của văn bản “Mấy ý nghĩ về thơ” đưới đây đúng hay sai?

Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi vẫn còn giá trị đến ngày nay vì sự đúng đắn trong nội dung tư tưởng, sự hấp dẫn trong nghệ thuật biểu đạt.

Đúng
Sai

Văn phong gần gũi, thân tình, chia sẻ tâm huyết, quan niệm và tình càm chân thành với những người đồng nghiệp về thơ ca.

Đúng
Sai

Tiểu luận vẫn còn giá trị thời sự, tính khoa học đúng đắn, đi vào bản chất của thơ và làm mối quan hệ chặt chẽ của thơ với cuộc sống.

Đúng
Sai
Đáp án

Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi vẫn còn giá trị đến ngày nay vì sự đúng đắn trong nội dung tư tưởng, sự hấp dẫn trong nghệ thuật biểu đạt.

Đúng
Sai

Văn phong gần gũi, thân tình, chia sẻ tâm huyết, quan niệm và tình càm chân thành với những người đồng nghiệp về thơ ca.

Đúng
Sai

Tiểu luận vẫn còn giá trị thời sự, tính khoa học đúng đắn, đi vào bản chất của thơ và làm mối quan hệ chặt chẽ của thơ với cuộc sống.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

+ Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi vẫn còn giá trị đến ngày nay vì sự đúng đắn trong nội dung tư tưởng, sự hấp dẫn trong nghệ thuật biểu đạt.

+ Tiểu luận vẫn còn giá trị thời sự, tính khoa học đúng đắn, đi vào bản chất của thơ và làm mối quan hệ chặt chẽ của thơ với cuộc sống.

Câu 28 :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bốn câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc là:

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Câu hỏi tu từ, điệp từ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật :

- Điệp từ ‘nhớ’ : nhấn mạnh nỗi nhớ sâu sắc, thường trực, da diết

- Câu hỏi tu từ : Kỉ niệm thời gian gắn bó lâu dài, keo sơn, bền chặt

Câu 29 :

Văn bản Mấy ý nghĩ về thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Hiệp định Pháp - Việt ngày 8/3/1949

  • B.

    Tháng 9/ 1949: Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc.

  • C.

    Từ ngày 14 đến 18/1/1949: Hội nghị cán bộ lần thứ sáu TW Đảng Cộng sản Đông Dương.

  • D.

    Tháng 8/1949 : Hội thảo về văn học nghệ thuật

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm được ra đời vào tháng 9 năm 1949 tại Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc.

Câu 30 :

Tác phẩn nào dưới đây không phải sáng tác của Thanh Thảo?

Những người đi tới biển

Dấu chân qua trảng cỏ

Những ngọn sóng mặt trời

Khối vuông ru – bích

Bầu trời vuông

Từ một đến một trăm

Đáp án

Bầu trời vuông

Lời giải chi tiết :

Các sáng tác chính của Thanh Thảo:

- Những người đi tới biển

- Dấu chân qua trảng cỏ

- Những ngọn sóng mặt trời

- Khối vuông ru – bích

- Từ một đến một trăm

Câu 31 :

Từ “mình” trong hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?

“Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

  • A.

    Người ra đi

  • B.

    Người ở lại

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

“Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

- Ý thơ đa nghĩa một cách thú vị. Cả kẻ ở, người đi đều gói gọn trong chữ “mình” tha thiết. Mình là một mà cũng là hai, là hai nhưng cũng là một bởi sự gắn kết của cách mạng, của kháng chiến.

Câu 32 :

Một bài báo cáo khoa học thuộc loại văn bản khoa học nào?

  • A.

    Văn bản khoa học chuyên sâu.

  • B.

    Văn bản khoa học giáo khoa.

  • C.

    Văn bản khoa học phổ cập.

  • D.

    Văn bản văn học.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Một bài báo cáo thuộc loại văn bản khoa học chuyên sâu. Thường mang tính khoa học chuyên ngành cao và sâu, dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học.

Câu 33 :

Tên một bài thơ em đã được học kể vể hình ảnh người bà trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1?

  • A.

    Bếp lửa

  • B.

    Ánh trăng

  • C.

    Làng

  • D.

    Chiếc lược ngà

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tác giả: Bằng Việt

Lời giải chi tiết :

- Bài thơ Bếp lửa – Bằng Việt

- Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước

Câu 34 :

" Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?

  • A.

    Văn nhật dụng.

  • B.

    Văn chính luận.

  • C.

  • D.

    Truyện.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại di sản văn học của Hồ Chí Minh - Tại đây

Lời giải chi tiết :

- “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại văn chính luận.

- Văn chính luận là loại văn bản thể hiện những chính kiến, bộc lộ những quan điểm chính trị, tư tưởng với những vấn đề xã hội nóng bỏng. Các tác phẩm chính luận hướng tới mục đích tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc với lý tưởng xã hội, đạo đứcăn  Là loại văn bản thể hiện những chánh kiến, bộc lộ những quan điểm chính trị, tư tưởng với những vấn đề xã hội nóng bỏng. Các tác phẩm chính luận hướng tới mục đích tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc với lý tưởng xã hội, đạo đức.

Câu 35 :

Văn bản khoa học phổ cập nhằm mục đích gì?

  • A.

    Nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc.

  • B.

    Giao tiếp với người làm nghiên cứu cho các ngành khoa học.

  • C.

    Đưa các kiến thức khoa học đến gần với học sinh, sinh viên.

  • D.

    Trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ cao đến thấp, phù hợp với học sinh từng cấp.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mục đích của văn bản khoa học phổ cập là nhằm phổ biến rộng rãi các kiến thức cơ bản cho đông đảo bạn đọc.

Câu 36 :

Trong Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật nào sau đây?

  • A.

    Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

  • B.

    Nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

  • C.

    Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh.

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản SGK – 40

Lời giải chi tiết :

Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật:

- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Câu 37 :

“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí.

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học.

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên mang đặc trưng gì? Tính khái quát, trừu tượng, lí trí (đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học)  hay mang tính thông tin thời sự, ngắn gọn, sinh động ( đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí)?

Lời giải chi tiết :

- Dựa vào phần khái niệm của ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học.

- Dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

=> Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Bởi nó mang tính thông tin thời sự ( thông tin nóng hổi, chính xác về thời gian, nhân vật, sự kiện). Câu văn ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 Ngữ văn lớp 12 của các trường mới nhất, đủ các năm
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết