Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 12 - Đề số 4
Đề bài
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:
Năm tôi lên 10, mỗi lần đạp xe chở tôi chạy ngang một ngôi nhà ngói lụp xụp, ba thường hào hứng nhắc: “Trường cũ của ba đấy!”
Năm tôi 30 tuổi, có lần hai cha con đi qua ngôi trường cũ, nay đã trở
thành một khách sạn sang trọng, mắt Ba thoáng buồn.
Năm tôi 50 tuổi, ba mất. Bữa nọ, lúc sắp xếp lại đống đồ tế nhuyễn của
ông, tôi chợt thấy một chiếc hộp rất xinh, bên trong chi có một mảnh ngói vỡ
cùng hàng chữ nắn nót: “Chút kỷ niệm còn sót lại từ ngôi trường của tôi”.
Lê Nguyễn (nhavantphcm.com)
Phương pháp biểu đạt chính của văn bản trên là:
-
A.
Nghị luận
-
B.
Tự sự
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Miêu tả
Nhan đề nào dưới đây không phù hợp với băn bản trên?
-
A.
Trường cũ
-
B.
Mảnh ngói vỡ
-
C.
Ba tôi
-
D.
Năm tôi 10 tuổi
Các con số 10, 30, 50 có ý nghĩa như thế nào trong câu chuyện trên?
-
A.
Sự thay đổi của thời gian, cảnh vật
-
B.
Sự thay đổi của lòng người
-
C.
Sự thay đổi của người con
-
D.
Sự thay đổi của trường cũ
Thông điệp của văn bản trên là gì?
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Hãy sống thủy chung
-
B.
Trân trọng quá khứ
-
C.
Sống nhanh, sống vội, sống có ý nghĩa
-
D.
Giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn
Lưu Quang Vũ sinh ra tại:
-
A.
Hưng Yên
-
B.
Phú Thọ
-
C.
Vĩnh Phúc
-
D.
Nam Định
Thái độ của quần chúng trước cái chết của Hạ Du như thế nào?
-
A.
Xem Hạ Du là giặc, thằng khốn nạn, đồ ranh con
-
B.
Người chú đem Hạ Du ra thú để lấy tiền, người Trung Quốc lấy máu Hạ Du để làm thuốc
-
C.
Thương xót, tiếc nuối trước cái chết của Hạ Du
-
D.
Đáp án A và B
Trong gia đình, ai là người hiểu và cảm thông với Trương Ba nhất khi ông phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt?
-
A.
Chị con dâu
-
B.
Vợ Trương Ba
-
C.
Cháu gái
-
D.
Anh con trai
Tâm trạng của Tràng như thế nào khi đưa thị về nhà?
-
A.
Ngượng nghịu
-
B.
Lo sợ, sốt ruột
-
C.
Thở phào nhẹ nhõm khi được mẹ vun đắp
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Chú Năm gắn liền với hình ảnh nào?
-
A.
Tiếng hát
-
B.
Tiếng hò
-
C.
Tiếng đàn
-
D.
Tiếng sáo
Hành động “ lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu ” của Mị thể hiện:
-
A.
Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối
-
B.
Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu là:
-
A.
Lãng mạn, trữ tình
-
B.
Tự sự - triết lí đậm nét
-
C.
Trữ tình chính trị
-
D.
Đậm đà màu sắc dân tộc
Khi đối thoại với hồn Trương Ba, xác hàng thịt cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác hàng thịt. Đúng hay sai?
Truyện ngắn Rừng xà nu mang đậm khuynh hướng:
-
A.
Lãng mạn
-
B.
Hiện thực phê phán
-
C.
Khuynh hướng sử thi
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:
-
A.
Cười
-
B.
Nói luôn miệng
-
C.
Hát khe khẽ
-
D.
Mắt sáng lên lấp lánh
Nội dung sau về nhân vật giao tiếp đúng hay sai?
“Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luận phiên lượt lời với nhau”
Truyện ngắn Rừng xà nu được sáng tác năm bao nhiêu?
-
A.
1965
-
B.
1966
-
C.
1967
-
D.
1968
Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu trong truyện có ý nghĩa gì?
-
A.
Tư tưởng và con đường đi sai lầm của những người làm cách mạng
-
B.
Gợi nhắc về bệnh u mê, lạc hậu của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ và bi kịch của những chiến sĩ cách mạng tiên phong
-
C.
Là thực phẩm bị người dân kì thị, xa lánh
-
D.
Tất cả các đáp án trên đều đúng
Đoạn trích HồnTrương Ba, da hàng thịt (SGK/143) thuộc cảnh bao nhiêu của vở kịch?
-
A.
Cảnh IV
-
B.
Cảnh V
-
C.
Cảnh VI
-
D.
Cảnh VII
Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt là hình ảnh:
-
A.
Đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời
-
B.
Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới
-
C.
Tiếng trống thúc thuế dồn dập
-
D.
Tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết đói.
Câu nói sau là của nhân vật nào trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt?
“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
-
A.
Đế Thích
-
B.
Xác hàng thịt
-
C.
Trương Ba
-
D.
Cu Tị
Tâm trạng bà cụ Tứ thay đổi như thế nào khi biết chuyện Tràng đưa thị về làm vợ?
-
A.
Ngỡ ngàng, lo lắng, tức giận
-
B.
Ngỡ ngàng, tức giận, phản đối
-
C.
Ngỡ ngàng, tủi cực, xót xa, vui mừng, vun đắp
-
D.
Sung sướng, vỡ òa hạnh phúc
Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ mà tác giả muốn đề cao là:
-
A.
Cả hai nhân vật đều có tinh thần yêu tự do
-
B.
Cả hai nhân vật đều có sức phản kháng mãnh liệt
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Vợ nhặt mang giá trị nhân đạo sau:
-
A.
Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít.
-
B.
Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận con người trong nạn đói.
-
C.
Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng hạnh phúc. Tác phẩm chỉ ra con đường giải phóng cho những con người nghèo khổ: chỉ có thể đi theo cách mạng để tự giải phóng, để thoát khỏi đói nghèo
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật Tràng?
-
A.
Đầu cao, lưng to bè, 2 con mắt nhỏ tí, ngà ngà đắm vào bóng chiều, 2 bên quai hàm bạnh ra.
-
B.
Khỏe, chạy nhanh như ngựa.
-
C.
Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Nhân vật nào là hình ảnh đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống gia đình?
-
A.
Chú Năm
-
B.
Má Việt
-
C.
Việt
-
D.
Chiến
Khắc họa nhân vật Chiến với những nét tính cách giống mẹ, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
-
A.
Khẳng định con gái luôn giống mẹ
-
B.
Ý thức tô đậm nét kế thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ
-
C.
Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông
-
D.
Tô đậm nét kết thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ. Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông.
Nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình mang nhiều vẻ đẹp, phẩm chất giống:
-
A.
Ba
-
B.
Ông nội
-
C.
Chị hai
-
D.
Má
Nội dung sau về Lưu Quang Vũ đúng hay sai?
“Cha ông là bác sĩ Lưu Quang Thuận”.
Đáp án nào dưới đây không phải nghệ thuật của tác phẩm Vợ nhặt?
-
A.
Cách kể chuyện giản dị nhưng rất có duyên, rất lôi cuốn. Tình huống truyện độc đáo, éo le vừa nghịch lí lại vừa hợp lí
-
B.
Sự am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán của người miền núi.
-
C.
Đối thoại sinh động như lời ăn tiếng nói hàng ngày ở các làng quê
-
D.
Miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên, tinh tế, chân thực, cá thể hóa logic, hợp lí.
Đáp án nào không phải là giá trị nghệ thuật của đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt:
-
A.
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
-
B.
Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn
-
C.
Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho hành động kịch
-
D.
Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho hành động kịch
Nguyễn Khải đã từng làm những công việc nào?
-
A.
Nhà văn
-
B.
Nhà báo
-
C.
Y tá
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào:
-
A.
Ngữ cảnh
-
B.
Đối tượng giao tiếp
-
C.
Ngôn ngữ giao tiếp
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Chi tiết hai chị em Chiến Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm mang ý nghĩa:
Việt thấy mình trưởng thành hơn, thấy thương chị, cảm thấy được trách nhiệm lớn lao của mình vì mối thù với thằng Mỹ “đang đè nặng trên vai”.
Bàn thờ má còn là chứng tích tội ác do bọn giặc Mỹ tàn ác để lại, là động lực thúc đẩy chị em Việt ra đi đánh giặc để trả thù nhà, đền nợ nước.
Thể hiện sự trưởng thành của hai chị em là có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành hơn và có thể đi xa hơn.
Thể hiện niềm tin của tác giả Nguyễn Thi vào tương lai tất thắng.
Tất cả các đáp án trên
Việt và Chiến đại diện cho:
-
A.
Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước
-
B.
Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
-
C.
Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì xây dựng nền kinh tế mới
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Theo tác giả, con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa trông cậy vào điều gì?
-
A.
Khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài
-
B.
Sự sáng tạo của chính dân tộc đó
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Nguyên nhân nào khiến Trương Ba chết?
-
A.
Do Trương Ba bị bệnh
-
B.
Do sự tắc trách của Nam Tào khiến Trương Ba bị chết nhầm
-
C.
Do sự tắc trách của Đế Thích khiến Trương Ba bị chết nhầm
-
D.
Do sự tắc trách của Bắc Đẩu khiến Trương Ba bị chết nhầm
Sau năm 1975, Nguyễn Khải chuyển về đâu sinh sống và công tác?
-
A.
Bình Định
-
B.
Hưng Yên
-
C.
Thành phố Hồ Chí Minh
-
D.
Hà Nội
Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt dựa vào cốt truyện dân gian, đúng hay sai?
Xóm ngụ cư được sáng tác trước cách mạng tháng Tám. Đúng hay sai?
Đáp án nào không đúng khi nói về ý nghĩa vòng hoa trên mộ Hạ Du?
-
A.
Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với sự nghiệp, cuộc đời và sự hi sinh của Hạ Du
-
B.
Thể hiện sự hối lỗi của người chú khi đã đem Hạ Du đi thú và hiểu sai về người cháu của mình
-
C.
Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho người làm cách mạng
-
D.
Khẳng định sẽ có những người vẫn tiếp tục làm cách mạng
Lời giải và đáp án
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:
Năm tôi lên 10, mỗi lần đạp xe chở tôi chạy ngang một ngôi nhà ngói lụp xụp, ba thường hào hứng nhắc: “Trường cũ của ba đấy!”
Năm tôi 30 tuổi, có lần hai cha con đi qua ngôi trường cũ, nay đã trở
thành một khách sạn sang trọng, mắt Ba thoáng buồn.
Năm tôi 50 tuổi, ba mất. Bữa nọ, lúc sắp xếp lại đống đồ tế nhuyễn của
ông, tôi chợt thấy một chiếc hộp rất xinh, bên trong chi có một mảnh ngói vỡ
cùng hàng chữ nắn nót: “Chút kỷ niệm còn sót lại từ ngôi trường của tôi”.
Lê Nguyễn (nhavantphcm.com)
Phương pháp biểu đạt chính của văn bản trên là:
-
A.
Nghị luận
-
B.
Tự sự
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Miêu tả
Đáp án: B
Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Nhan đề nào dưới đây không phù hợp với băn bản trên?
-
A.
Trường cũ
-
B.
Mảnh ngói vỡ
-
C.
Ba tôi
-
D.
Năm tôi 10 tuổi
Đáp án: D
Xem lại nội dung văn bản
Nhan đề phù hợp:
- Trường cũ
- Mảnh ngói vỡ
- Ba tôi
Các con số 10, 30, 50 có ý nghĩa như thế nào trong câu chuyện trên?
-
A.
Sự thay đổi của thời gian, cảnh vật
-
B.
Sự thay đổi của lòng người
-
C.
Sự thay đổi của người con
-
D.
Sự thay đổi của trường cũ
Đáp án: A
Xem lại văn bản
Các con số 10,30,50 biểu đạt sự thay đổi, trôi chảy của thời gian, của cảnh vật, duy chỉ có tấm lòng của người cha dành cho ngôi trường cũ, dù trẻ hay già vẫn vẹn nguyên.
Thông điệp của văn bản trên là gì?
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Hãy sống thủy chung
-
B.
Trân trọng quá khứ
-
C.
Sống nhanh, sống vội, sống có ý nghĩa
-
D.
Giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn
Đáp án: C
Xem lại văn bản
Thông điệp văn bản trên:
- Hãy sống thủy chung
- Trân trọng quá khứ
- Giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn
Lưu Quang Vũ sinh ra tại:
-
A.
Hưng Yên
-
B.
Phú Thọ
-
C.
Vĩnh Phúc
-
D.
Nam Định
Đáp án : B
Lưu Quang Vũ sinh ra tại Phú Thọ
Thái độ của quần chúng trước cái chết của Hạ Du như thế nào?
-
A.
Xem Hạ Du là giặc, thằng khốn nạn, đồ ranh con
-
B.
Người chú đem Hạ Du ra thú để lấy tiền, người Trung Quốc lấy máu Hạ Du để làm thuốc
-
C.
Thương xót, tiếc nuối trước cái chết của Hạ Du
-
D.
Đáp án A và B
Đáp án : D
- Thái độ của quần chúng trước cái chết của Hạ Du:
+ Họ xem Hạ Du là giặc, là đồ quỷ sứ, thằng khốn nạn, đồ ranh con, thằng điên khùng.
+ Người chú đem cháu ra thú để lấy tiền
+ Người Trung Quốc lấy máu Hạ Du để làm thuốc
=> Sự thờ ơ, vô cảm của quần chúng nhân dân đối với những người làm cách mạng.
Trong gia đình, ai là người hiểu và cảm thông với Trương Ba nhất khi ông phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt?
-
A.
Chị con dâu
-
B.
Vợ Trương Ba
-
C.
Cháu gái
-
D.
Anh con trai
Đáp án : A
Chị con dâu là người cảm thông, chia sẻ và hiểu Trương Ba nhất nhưng chị cũng đang nhận thấy những thay đổi, lệch lạc, không còn nhận ra Trương Ba của trước kia nữa.
Tâm trạng của Tràng như thế nào khi đưa thị về nhà?
-
A.
Ngượng nghịu
-
B.
Lo sợ, sốt ruột
-
C.
Thở phào nhẹ nhõm khi được mẹ vun đắp
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Khi về đến nhà:
- Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.
- Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “ sờ sợ ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vì gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.
- Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.
- Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy vợ là “ phải duyê n”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.
Chú Năm gắn liền với hình ảnh nào?
-
A.
Tiếng hát
-
B.
Tiếng hò
-
C.
Tiếng đàn
-
D.
Tiếng sáo
Đáp án : B
Chú Năm gắn liền với hình ảnh tiếng hò, không phải giọng hò trong trẻo mà là “giọng đã đục và tức như tiếng gà gáy”. Chú Năm đã lớn tuổi, giọng hò không hay nhưng chú rất hay hò. Việc hò này như một nét đẹp văn hóa của người dân Nam Bộ muốn gửi gắm tâm sự.
Hành động “ lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu ” của Mị thể hiện:
-
A.
Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối
-
B.
Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : C
Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động " lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu ". Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.
Phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu là:
-
A.
Lãng mạn, trữ tình
-
B.
Tự sự - triết lí đậm nét
-
C.
Trữ tình chính trị
-
D.
Đậm đà màu sắc dân tộc
Đáp án : B
Phong cách của Nguyễn Minh Châu là phong cách tự sự - triết lí đậm nét.
Khi đối thoại với hồn Trương Ba, xác hàng thịt cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác hàng thịt. Đúng hay sai?
- Đúng
- Xác anh hàng thịt cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt
Truyện ngắn Rừng xà nu mang đậm khuynh hướng:
-
A.
Lãng mạn
-
B.
Hiện thực phê phán
-
C.
Khuynh hướng sử thi
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : C
Truyện ngắn Rừng xà nu mang đậm khuynh hướng sử thi hùng tráng.
Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:
-
A.
Cười
-
B.
Nói luôn miệng
-
C.
Hát khe khẽ
-
D.
Mắt sáng lên lấp lánh
Đáp án : A
Xem lại văn bản
- Tác giả Kim Lân đã nhắc đến nhiều lần về tiếng cười của Tràng khi “nhặt được vợ: cười tủm tỉm, bật cười , cười cười …
=> Thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc của Tràng khi có vợ
Nội dung sau về nhân vật giao tiếp đúng hay sai?
“Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luận phiên lượt lời với nhau”
- Đúng
- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luận phiên lượt lời với nhau.
Truyện ngắn Rừng xà nu được sáng tác năm bao nhiêu?
-
A.
1965
-
B.
1966
-
C.
1967
-
D.
1968
Đáp án : A
Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết năm 1965
Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu trong truyện có ý nghĩa gì?
-
A.
Tư tưởng và con đường đi sai lầm của những người làm cách mạng
-
B.
Gợi nhắc về bệnh u mê, lạc hậu của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ và bi kịch của những chiến sĩ cách mạng tiên phong
-
C.
Là thực phẩm bị người dân kì thị, xa lánh
-
D.
Tất cả các đáp án trên đều đúng
Đáp án : B
Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người: sự mê tín, lạc hậu của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ vì cho rằng bệnh lao có thể chữa khỏi bằng bánh bao tẩm máu người cộng sản.
Đoạn trích HồnTrương Ba, da hàng thịt (SGK/143) thuộc cảnh bao nhiêu của vở kịch?
-
A.
Cảnh IV
-
B.
Cảnh V
-
C.
Cảnh VI
-
D.
Cảnh VII
Đáp án : D
Đoạn trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch
Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt là hình ảnh:
-
A.
Đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời
-
B.
Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới
-
C.
Tiếng trống thúc thuế dồn dập
-
D.
Tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết đói.
Đáp án : B
Xem lại văn bản
- Kết thúc truyện là hình ảnh đoàn người đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới
=> Ý nghĩa: Kết thúc mở, gợi ra nhiều phỏng đoán, liên tưởng cho người đọc. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ xuất hiện thoáng chốc trong tâm trí Tràng không chỉ gợi ra cảnh ngộ đói khát dữ dội, thực trạng thê thảm của người dân nghèo mà còn mang đến những tín hiệu rõ nét của cuộc cách mạng.
Câu nói sau là của nhân vật nào trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt?
“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
-
A.
Đế Thích
-
B.
Xác hàng thịt
-
C.
Trương Ba
-
D.
Cu Tị
Đáp án : C
Xem lại văn bản
Câu nói trên là của nhân vật hồn Trương Ba khi đối thoại với Đế Thích.
Tâm trạng bà cụ Tứ thay đổi như thế nào khi biết chuyện Tràng đưa thị về làm vợ?
-
A.
Ngỡ ngàng, lo lắng, tức giận
-
B.
Ngỡ ngàng, tức giận, phản đối
-
C.
Ngỡ ngàng, tủi cực, xót xa, vui mừng, vun đắp
-
D.
Sung sướng, vỡ òa hạnh phúc
Đáp án : C
Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ:
- Ngạc nhiên vì thấy có người đàn bà lạ ở trong nhà (hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu bà).
- Bà càng ngạc nhiên hơn khi người đàn bà đó chào bà bằng “u ”.
- Đến khi Tràng phân trần thì bà đã hiểu: vừa đau đớn, tủi cực, vừa xót xa xen lẫn vui mừng => Bà lão đã mở rộng tấm lòng để đón nhận con dâu và thương cho cảnh ngộ.
Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ mà tác giả muốn đề cao là:
-
A.
Cả hai nhân vật đều có tinh thần yêu tự do
-
B.
Cả hai nhân vật đều có sức phản kháng mãnh liệt
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : C
Xem lại nhân vật Mị và nhân vật A Phủ
Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ:
- Yêu tự do: Mị chấp nhận làm lụng, lao động để trả nợ thay cho cha mẹ chứ không chịu trở thành con dâu gạt nợ cho nhà giàu. A Phủ cũng là người yêu tự do, khi bị bán xuống miền xuôi, A Phủ trốn lên miền ngược
- Sức phản kháng mãnh liệt.
Vợ nhặt mang giá trị nhân đạo sau:
-
A.
Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít.
-
B.
Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận con người trong nạn đói.
-
C.
Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng hạnh phúc. Tác phẩm chỉ ra con đường giải phóng cho những con người nghèo khổ: chỉ có thể đi theo cách mạng để tự giải phóng, để thoát khỏi đói nghèo
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít.
+ Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận con người trong nạn đói.
+ Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng hạnh phúc.
+ Tác phẩm chỉ ra con đường giải phóng cho những con người nghèo khổ: chỉ có thể đi theo cách mạng để tự giải phóng, để thoát khỏi đói nghèo cơ cực.
Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật Tràng?
-
A.
Đầu cao, lưng to bè, 2 con mắt nhỏ tí, ngà ngà đắm vào bóng chiều, 2 bên quai hàm bạnh ra.
-
B.
Khỏe, chạy nhanh như ngựa.
-
C.
Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : A
Ngoại hình: đầu cao, lưng to bè, 2 con mắt nhỏ tí, ngà ngà đắm vào bóng chiều, 2 bên quai hàm bạnh ra,...=> xấu xí, thô kệch.
Nhân vật nào là hình ảnh đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống gia đình?
-
A.
Chú Năm
-
B.
Má Việt
-
C.
Việt
-
D.
Chiến
Đáp án : A
Chú Năm là nhân vật đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống gia đình cho thế hệ sau.
Khắc họa nhân vật Chiến với những nét tính cách giống mẹ, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
-
A.
Khẳng định con gái luôn giống mẹ
-
B.
Ý thức tô đậm nét kế thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ
-
C.
Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông
-
D.
Tô đậm nét kết thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ. Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông.
Đáp án : D
Xem lại văn bản
Khắc họa nhân vật Chiến với những nét tính cách giống mẹ, tác giả Nguyễn Thi nhằm tô đậm nét kế thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ. Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông.
Nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình mang nhiều vẻ đẹp, phẩm chất giống:
-
A.
Ba
-
B.
Ông nội
-
C.
Chị hai
-
D.
Má
Đáp án : D
Thông qua được những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được Nguyễn Thi miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng đẹp nhất, phẩm chất kiên trung của người mẹ. Ở Chiến có nét gì đó giống người mẹ của cô. Đã ba lần Việt thấy chị Chiến giống mẹ, giống ở điệu bộ, cử chỉ, lời nói cách lo liệu công việc, chính chị cũng cảm giác hòa vào với mẹ. Theo lời chú Năm, cô "không khác mẹ một chút nào".
Nội dung sau về Lưu Quang Vũ đúng hay sai?
“Cha ông là bác sĩ Lưu Quang Thuận”.
- Sai
- Cha ông là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận nên, nên thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ.
Đáp án nào dưới đây không phải nghệ thuật của tác phẩm Vợ nhặt?
-
A.
Cách kể chuyện giản dị nhưng rất có duyên, rất lôi cuốn. Tình huống truyện độc đáo, éo le vừa nghịch lí lại vừa hợp lí
-
B.
Sự am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán của người miền núi.
-
C.
Đối thoại sinh động như lời ăn tiếng nói hàng ngày ở các làng quê
-
D.
Miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên, tinh tế, chân thực, cá thể hóa logic, hợp lí.
Đáp án : B
Giá trị nghệ thuật:
+ Cách kể chuyện giản dị nhưng rất có duyên, rất lôi cuốn.
+ Tình huống truyện độc đáo, éo le vừa nghịch lí lại vừa hợp lí.
+ Đối thoại sinh động như lời ăn tiếng nói hàng ngày ở các làng quê.
+ Miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên, tinh tế, chân thực, cá thể hóa logic, hợp lí.
Đáp án nào không phải là giá trị nghệ thuật của đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt:
-
A.
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
-
B.
Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn
-
C.
Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho hành động kịch
-
D.
Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho hành động kịch
Đáp án : A
* Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn
- Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu tính kịch, tạo nên chiêì sâu ý nghĩa cho vở kịch
- Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy tình huống, xung đột kịch phát triển.
- Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.
Nguyễn Khải đã từng làm những công việc nào?
-
A.
Nhà văn
-
B.
Nhà báo
-
C.
Y tá
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Nguyễn Khải đã từng làm ý tá rồi làm báo. Năm 1950, ông bắt đầu viết văn.
Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào:
-
A.
Ngữ cảnh
-
B.
Đối tượng giao tiếp
-
C.
Ngôn ngữ giao tiếp
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : A
Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện chiến lược giao tiếp phù hợp (bao gồm việc lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết,...)
Chi tiết hai chị em Chiến Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm mang ý nghĩa:
Việt thấy mình trưởng thành hơn, thấy thương chị, cảm thấy được trách nhiệm lớn lao của mình vì mối thù với thằng Mỹ “đang đè nặng trên vai”.
Bàn thờ má còn là chứng tích tội ác do bọn giặc Mỹ tàn ác để lại, là động lực thúc đẩy chị em Việt ra đi đánh giặc để trả thù nhà, đền nợ nước.
Thể hiện sự trưởng thành của hai chị em là có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành hơn và có thể đi xa hơn.
Thể hiện niềm tin của tác giả Nguyễn Thi vào tương lai tất thắng.
Tất cả các đáp án trên
Tất cả các đáp án trên
Xem lại văn bản
* Chi tiết hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm là chi tiết giàu ý nghĩa:
- Không khí thiêng liêng đã biến Việt trở thành người lớn: “lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình”, “Việt thấy thương chị lạ”, cảm thấy được trách nhiệm lớn lao của mình vì mối thù với thằng Mỹ “đang đè nặng trên vai”.
- Bàn thờ má còn là chứng tích tội ác do bọn giặc Mỹ tàn ác để lại, là động lực thúc đẩy chị em Việt ra đi đánh giặc để trả thù nhà, đền nợ nước.
- Hình ảnh còn có ý nghĩa tượng trưng, thể hiện sự trưởng thành của hai chị em là có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành hơn và có thể đi xa hơn.
- Hình ảnh này còn là hình ảnh lãng mạn "ở tạm bên nhà chú” và đến khi “nước nhà độc lập con lại đưa má về”, đây là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ác liệt, nhưng Nguyễn Thi vẫn mang một niềm tin vào tương lai tất thắng.
Việt và Chiến đại diện cho:
-
A.
Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước
-
B.
Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
-
C.
Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì xây dựng nền kinh tế mới
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : B
Xem lại văn bản.
Việt và Chiến là những người anh hùng đại diện cho thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Theo tác giả, con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa trông cậy vào điều gì?
-
A.
Khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài
-
B.
Sự sáng tạo của chính dân tộc đó
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : C
Theo Trần Đình Hượu, con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài.
Nguyên nhân nào khiến Trương Ba chết?
-
A.
Do Trương Ba bị bệnh
-
B.
Do sự tắc trách của Nam Tào khiến Trương Ba bị chết nhầm
-
C.
Do sự tắc trách của Đế Thích khiến Trương Ba bị chết nhầm
-
D.
Do sự tắc trách của Bắc Đẩu khiến Trương Ba bị chết nhầm
Đáp án : B
Xem lại văn bản
Do sự tắc trách của Nam Tào khiến Trương Ba bị chết nhầm.
Sau năm 1975, Nguyễn Khải chuyển về đâu sinh sống và công tác?
-
A.
Bình Định
-
B.
Hưng Yên
-
C.
Thành phố Hồ Chí Minh
-
D.
Hà Nội
Đáp án : C
Sau năm 1975, Nguyễn Khải chuyển vào sinh sống, công tác tại thành phố Hồ Chí Minh.
Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt dựa vào cốt truyện dân gian, đúng hay sai?
- Đúng
- Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa về tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
Xóm ngụ cư được sáng tác trước cách mạng tháng Tám. Đúng hay sai?
- Sai
- Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.
Đáp án nào không đúng khi nói về ý nghĩa vòng hoa trên mộ Hạ Du?
-
A.
Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với sự nghiệp, cuộc đời và sự hi sinh của Hạ Du
-
B.
Thể hiện sự hối lỗi của người chú khi đã đem Hạ Du đi thú và hiểu sai về người cháu của mình
-
C.
Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho người làm cách mạng
-
D.
Khẳng định sẽ có những người vẫn tiếp tục làm cách mạng
Đáp án : B
* Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du:
- Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với cuộc đời, sự nghiệp và sự hi sinh của Hạ Du
- Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho những người làm cách mạng.
- Khẳng định sẽ có những người tiếp tục làm cách mạng, tiếp bước Hạ Du.