Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới


Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 12 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần, nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng đế trên Thiên đình cũng mim cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.

(Trích "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"- Colleen Mc Cullough)

Câu 1.1

Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Chính luận

  • D.

    Khoa học

Câu 1.2

Những hình ảnh "chiếc gai nhọn" và “bài ca duy nhất có một không hai” trong đoạn trích trên là hình ảnh ẩn dụ cho điều gì trong cuộc sống?

  • A.

    Ẩn dụ cho niềm vui và nỗi buồn

  • B.

    Ẩn dụ cho hạnh phúc và khổ đau

  • C.

    Ẩn dụ cho chiến tranh và hòa bình

  • D.

    Ẩn dụ cho những khó khăn và thành công

Câu 1.3

Đoạn văn bản trên gửi đến người đọc thông điệp gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống chỉ có thể có được khi ta trải qua những khó khăn, gian khổ, thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau khổ “vĩ đại”, bằng cả sự sống và sinh mạng của mình.

  • B.

    Mọi người hãy biết vượt lên trên những gian khổ, bất hạnh bằng nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt để dâng hiến cho đời những điều đẹp đẽ, quý giá.

  • C.

    Được sống là chính mình là điều quý giá nhất.

  • D.

    Ý nghĩa cuộc đời không phải là đã tồn tại bao lâu mà ta đã sống như thế nào và làm được điều gì trong cuộc đời.

Câu 1.4

Bài học rút ra từ đoạn trích trên.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Bài học về lí tưởng sống đẹp

  • B.

    Bài học về sự vô cảm của con người

  • C.

    Bài học về nghị lực sống

  • D.

    Bài học về sự biết ơn, trân trọng thành quả lao động

Câu 2 :

Cha Lỗ Tấn lâm bệnh và qua đời khi tác giả bao nhiêu tuổi?

  • A.

    11 tuổi

  • B.

    12 tuổi

  • C.

    13 tuổi

  • D.

    14 tuổi

Câu 3 :

Nét văn hóa nào của người Việt được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn?

  • A.

    Cúng tất niên chiều 30 Tết

  • B.

    Đi chúc tết người thân đầu năm mới

  • C.

    Xông đất đầu năm mới

  • D.

    Mừng tuổi đầu năm mới

Câu 4 :

Khung cảnh ngày Tết và dòng tâm tư cùng lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn gợi lên điều gì:

  • A.

    Gợi nhớ về cội nguồn và các giá trị truyền thống của dân tộc

  • B.

    Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 5 :

Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?

  • A.

    Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo.

  • B.

    Điểm nhìn là nhân vật Phùng(sự hóa thân của tác giả) nên cách kể truyện tự nhiên, khách quan, sinh động, chân thực những cũng vô cùng sắc sảo, đồng thời thể hiện được tư tưởng của tác giả.

  • C.

    Ngôn ngữ tự nhiên, sống động và phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật.

  • D.

    Ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ

Câu 6 :

Nội dung chính của đoạn sau là:

“Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ…Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong”

(Nhũng đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi )

Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần.

Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân.

Câu 7 :

Việt và Chiến đại diện cho:

  • A.

    Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước

  • B.

    Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước

  • C.

    Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì xây dựng nền kinh tế mới

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 8 :

Tại sao người chồng lại trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) đưa vợ từ dưới thuyền lên bờ rồi mới đánh?

  • A.

    Vì người chồng không muốn các con nhìn thấy

  • B.

    Vì người chồng sợ các con can thiệp

  • C.

    Vì người đàn bà không nỡ để các con chứng kiến cảnh mình bị đánh

  • D.

    Vì người vợ thấy sắp bị đánh nên bỏ trốn lên bờ

Câu 9 :

Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả nào?

  • A.

    Ma Văn Kháng

  • B.

    Nguyễn Khải

  • C.

    Nguyễn Huy Tưởng

  • D.

    Lưu Quang Vũ

Câu 10 :

Nhân vật nào là hình ảnh đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống gia đình?

  • A.

    Chú Năm

  • B.

    Má Việt

  • C.

    Việt

  • D.

    Chiến

Câu 11 :

Qua đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, tác giả Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp?

  • A.

    Được sống là điều đáng quý, vì vậy chúng ta phải cố gắng sống bằng mọi giá

  • B.

    Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.

  • C.

    Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân mình, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị cao quý.

  • D.

    Đáp án B  và C

Câu 12 :

Đối tượng của bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi là:

  • A.

    Giá trị nội dung của đoạn trích, tác phẩm

  • B.

    Giá trị nghệ thuật của đoạn trích, tác phẩm

  • C.

    Một phương diện, một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của đoạn trích

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 13 :

Chiếc thuyền ngoài xa kể về:

  • A.

    Chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

  • B.

    Công việc của một người nhiếp ảnh.

  • C.

    Cuộc sống của người dân chài ven biển

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 14 :

Đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của tác giả nào?

  • A.

    Nguyễn Đình Thi

  • B.

    Nguyễn Thi

  • C.

    Trần Đình Hượu

  • D.

    Nguyễn Khoa Điềm

Câu 15 :

Đáp án nào không đúng trong bước phân tích đề và xác định yêu cầu của đề:

  • A.

    Xác định dạng đề.

  • B.

    Yêu cầu nội dung (đối tượng).

  • C.

    Yêu cầu vê phương pháp, yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.

  • D.

    Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích

Câu 16 :

Tác phẩm Những đứa con trong gia đình được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống:

Pháp

Câu 17 :

Đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn được trích ra từ tác phẩm nào của Ma Văn Kháng?

  • A.

    Đồng bạc trắng hoa xòe

  • B.

    Mùa lá rụng trong vườn

  • C.

    Ngày đẹp trời

  • D.

    Một chiều dông gió

Câu 18 :

Nội dung sau về Lưu Quang Vũ đúng hay sai?

“Cha ông là bác sĩ Lưu Quang Thuận”.

Đúng
Sai
Câu 19 :

Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa ban đầu được in trong tập:

  • A.

    Bến quê

  • B.

    Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành

  • C.

    Cỏ lau

  • D.

    Chiếc thuyền ngoài xa

Câu 20 :

Năm 2000, Trần Đình Hượu vinh dự được nhận giải thưởng:

  • A.

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật

  • B.

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ

  • C.

    Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ

  • D.

    Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam

Câu 21 :

Tập truyện ngắn Bến quê được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1984

  • B.

    1985

  • C.

    1986

  • D.

    1987

Câu 22 :

Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:

  • A.

    Cười

  • B.

    Nói luôn miệng

  • C.

    Hát khe khẽ

  • D.

    Mắt sáng lên lấp lánh

Câu 23 :

Năm 1945, Nguyễn Minh Châu tốt nghiệp trường?

  • A.

    Đại học Tổng hợp

  • B.

    Đại học Văn hóa

  • C.

    Đại học Kỹ nghệ Huế

  • D.

    Đại học Sư phạm Hà Nội

Câu 24 :

Có mấy nhân tố trong hoạt động giao tiếp?

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    6

Câu 25 :

Việc Nguyễn Minh Châu gọi nhân vật là “người đàn bà” một cách phiếm định có ý nghĩa:

  • A.

    Gợi lên sự khốn khổ của nhân vật, đến cái tên chị cũng không có.

  • B.

    Chị là người vô danh, là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như bao người phụ nữ khác trên những miền quê Việt Nam

  • C.

    Khiến nhân vật có ý nghĩa khái quát

  • D.

    Đáp án A và C

Câu 26 :

Chi tiết hai chị em Chiến Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm mang ý nghĩa:

Việt thấy mình trưởng thành hơn, thấy thương chị, cảm thấy được trách nhiệm lớn lao của mình vì mối thù với thằng Mỹ “đang đè nặng trên vai”.

Bàn thờ má còn là chứng tích tội ác do bọn giặc Mỹ tàn ác để lại, là động lực thúc đẩy chị em Việt ra đi đánh giặc để trả thù nhà, đền nợ nước.

Thể hiện sự trưởng thành của hai chị em là có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành hơn và có thể đi xa hơn.

Thể hiện niềm tin của tác giả Nguyễn Thi vào tương lai tất thắng.

Tất cả các đáp án trên

Câu 27 :

Từ năm 1978 đến năm 1988, Lưu Quang Vũ làm công việc gì?

  • A.

    Vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không – Không quân

  • B.

    Làm nhiều nghề mưu sinh: chấm công cho một đội cầu đường, vẽ pa-nô,…

  • C.

    Biên tập viên cho tạp chí Sân khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói

  • D.

    Vẽ tranh thuê

Câu 28 :

Nội dung sau về truyện ngắn Thuốc đúng hay sai?

Thuốc được sáng tác năm 1919, đây là giai đoạn đất nước Trung Quốc đang bùng lên khởi nghĩa dành chính quyền với những thắng lợi vẻ vang”.

Đúng
Sai
Câu 29 :

Khi đối thoại với hồn Trương Ba, xác hàng thịt cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác hàng thịt. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 30 :

Xóm ngụ cư được sáng tác trước cách mạng tháng Tám. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 31 :

Địa danh nào dưới đây là quê Nguyễn Minh Châu?

  • A.

    Nghệ An

  • B.

    Thanh Hóa

  • C.

    Quảng Bình

  • D.

    Quảng Ngã

Câu 32 :

Qua đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc , tác giả bày tỏ quan điểm:

  • A.

    Mỗi người cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc

  • B.

    Mỗi người cần có hành động đúng đắn và phù hợp văn hóa truyền thống dân tộc

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 33 :

Khắc họa nhân vật Chiến với những nét tính cách giống mẹ, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

  • A.

    Khẳng định con gái luôn giống mẹ

  • B.

    Ý thức tô đậm nét kế thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ

  • C.

    Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông

  • D.

    Tô đậm nét kết thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ. Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông.

Câu 34 :

Nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt là người có xuất thân như thế nào?

  • A.

    Không quê hương

  • B.

    Không gia đình

  • C.

    Không tên tuổi

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 35 :

Phát hiện thứ hai của nhân vật Phùng là:

  • A.

    Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa – cảnh đắt trời cho

  • B.

    Bức tranh cuộc sống thô bạo, tàn nhẫn đầy nghịch lí

  • C.

    Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện

  • D.

    Phát hiện tích cách thật sau vẻ bề ngoài của các nhân vật

Câu 36 :

Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt là hình ảnh:

  • A.

    Đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời

  • B.

    Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới

  • C.

    Tiếng trống thúc thuế dồn dập

  • D.

    Tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết đói.

Câu 37 :

Khi đối thoại với xác hàng thịt, Hồn Trương Ba có suy nghĩ như thế nào?

  • A.

    Trương Ba cho rằng mình không thể tách rời khỏi xác hàng thịt

  • B.

    Trương Ba cho rằng mình phải chấp nhận cái thân xác "cồng kềnh, thô lỗ" của anh hàng thịt

  • C.

    Trương Ba cho rằng mình vẫn còn một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn

  • D.

    Trương Ba cho rằng mình phải sống hòa thuận với xác hàng thịt để tiếp tục cuộc sống này

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần, nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng đế trên Thiên đình cũng mim cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.

(Trích "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"- Colleen Mc Cullough)

Câu 1.1

Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Chính luận

  • D.

    Khoa học

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Dựa vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 1.2

Những hình ảnh "chiếc gai nhọn" và “bài ca duy nhất có một không hai” trong đoạn trích trên là hình ảnh ẩn dụ cho điều gì trong cuộc sống?

  • A.

    Ẩn dụ cho niềm vui và nỗi buồn

  • B.

    Ẩn dụ cho hạnh phúc và khổ đau

  • C.

    Ẩn dụ cho chiến tranh và hòa bình

  • D.

    Ẩn dụ cho những khó khăn và thành công

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung văn học

Lời giải chi tiết :

“Chiếc gai nhọn”: ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách trong cuộc sống mà chúng ta phải trải qua.

“Bài ca duy nhất có một không hai”: ẩn dụ cho thành tựu mà chúng ta đạt được trong cuộc sống.

Câu 1.3

Đoạn văn bản trên gửi đến người đọc thông điệp gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống chỉ có thể có được khi ta trải qua những khó khăn, gian khổ, thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau khổ “vĩ đại”, bằng cả sự sống và sinh mạng của mình.

  • B.

    Mọi người hãy biết vượt lên trên những gian khổ, bất hạnh bằng nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt để dâng hiến cho đời những điều đẹp đẽ, quý giá.

  • C.

    Được sống là chính mình là điều quý giá nhất.

  • D.

    Ý nghĩa cuộc đời không phải là đã tồn tại bao lâu mà ta đã sống như thế nào và làm được điều gì trong cuộc đời.

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung văn học

Lời giải chi tiết :

Thông điệp văn bản:

- Những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống chỉ có thể có được khi ta trải qua những khó khăn, gian khổ, thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau khổ “vĩ đại”, bằng cả sự sống và sinh mạng của mình.

- Mọi người hãy biết vượt lên trên những gian khổ, bất hạnh bằng nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt để dâng hiến cho đời những điều đẹp đẽ, quý giá.

- Ý nghĩa cuộc đời không phải là đã tồn tại bao lâu mà ta đã sống như thế nào và làm được điều gì trong cuộc đời.

Câu 1.4

Bài học rút ra từ đoạn trích trên.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Bài học về lí tưởng sống đẹp

  • B.

    Bài học về sự vô cảm của con người

  • C.

    Bài học về nghị lực sống

  • D.

    Bài học về sự biết ơn, trân trọng thành quả lao động

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung văn học

Lời giải chi tiết :

- Bài học về lí tưởng sống đẹp, sẵn sàng trả giá để cuộc sống có ý nghĩa hơn.

- Bài học về nghị lực sống, dám đương đầu, vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống để đạt được những điều tốt đẹp nhất.

- Bài học về sự biết ơn, trân trọng thành quả lao động vì để có được điều quý giá đó, chúng ta phải trả giá bằng công sức, thậm chí bằng cả sinh mệnh của chính mình

Câu 2 :

Cha Lỗ Tấn lâm bệnh và qua đời khi tác giả bao nhiêu tuổi?

  • A.

    11 tuổi

  • B.

    12 tuổi

  • C.

    13 tuổi

  • D.

    14 tuổi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cha Lỗ Tấn mất năm ông 13 tuổi.

Câu 3 :

Nét văn hóa nào của người Việt được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn?

  • A.

    Cúng tất niên chiều 30 Tết

  • B.

    Đi chúc tết người thân đầu năm mới

  • C.

    Xông đất đầu năm mới

  • D.

    Mừng tuổi đầu năm mới

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Nét văn hóa cúng tất niên chiều 30 Tết với khói hương và mâm cỗ thịnh soạn được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn.

Câu 4 :

Khung cảnh ngày Tết và dòng tâm tư cùng lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn gợi lên điều gì:

  • A.

    Gợi nhớ về cội nguồn và các giá trị truyền thống của dân tộc

  • B.

    Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Khung cảnh ngày Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho ta nhiều suy nghĩ:

+ Gợi nhớ về cội nguồn các giá trị truyền thống của dân tộc ta.

+ Đồng thời nhà văn đặt ra vấn đề là cần phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của quá khứ của truyền thống.

Câu 5 :

Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?

  • A.

    Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo.

  • B.

    Điểm nhìn là nhân vật Phùng(sự hóa thân của tác giả) nên cách kể truyện tự nhiên, khách quan, sinh động, chân thực những cũng vô cùng sắc sảo, đồng thời thể hiện được tư tưởng của tác giả.

  • C.

    Ngôn ngữ tự nhiên, sống động và phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật.

  • D.

    Ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo.

- Điểm nhìn là nhân vật Phùng(sự hóa thân của tác giả) nên cách kể truyện tự nhiên, khách quan, sinh động, chân thực những cũng vô cùng sắc sảo, đồng thời thể hiện được tư tưởng của tác giả.

- Ngôn ngữ tự nhiên, sống động và phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật.

Câu 6 :

Nội dung chính của đoạn sau là:

“Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ…Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong”

(Nhũng đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi )

Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần.

Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân.

Đáp án

Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần.

Lời giải chi tiết :

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến bắt đầu xung phong): Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi rồi tỉnh lại.

- Phần 2 (còn lại): Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân.

Câu 7 :

Việt và Chiến đại diện cho:

  • A.

    Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước

  • B.

    Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước

  • C.

    Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì xây dựng nền kinh tế mới

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản.

Lời giải chi tiết :

Việt và Chiến là những người anh hùng đại diện cho thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu 8 :

Tại sao người chồng lại trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) đưa vợ từ dưới thuyền lên bờ rồi mới đánh?

  • A.

    Vì người chồng không muốn các con nhìn thấy

  • B.

    Vì người chồng sợ các con can thiệp

  • C.

    Vì người đàn bà không nỡ để các con chứng kiến cảnh mình bị đánh

  • D.

    Vì người vợ thấy sắp bị đánh nên bỏ trốn lên bờ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Người vợ xin người chồng vũ phu đưa lên bờ đánh bởi không muốn các con chứng kiến cảnh bạo lực này.

Câu 9 :

Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả nào?

  • A.

    Ma Văn Kháng

  • B.

    Nguyễn Khải

  • C.

    Nguyễn Huy Tưởng

  • D.

    Lưu Quang Vũ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Hồn Trơng Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ

Câu 10 :

Nhân vật nào là hình ảnh đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống gia đình?

  • A.

    Chú Năm

  • B.

    Má Việt

  • C.

    Việt

  • D.

    Chiến

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chú Năm là nhân vật đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống gia đình cho thế hệ sau.

Câu 11 :

Qua đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, tác giả Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp?

  • A.

    Được sống là điều đáng quý, vì vậy chúng ta phải cố gắng sống bằng mọi giá

  • B.

    Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.

  • C.

    Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân mình, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị cao quý.

  • D.

    Đáp án B  và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

* Giá trị nội dung:

- Qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Câu 12 :

Đối tượng của bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi là:

  • A.

    Giá trị nội dung của đoạn trích, tác phẩm

  • B.

    Giá trị nghệ thuật của đoạn trích, tác phẩm

  • C.

    Một phương diện, một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của đoạn trích

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đối tượng của bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:

- Có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích nói chung.

- Có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của đoạn trích đó.

Câu 13 :

Chiếc thuyền ngoài xa kể về:

  • A.

    Chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

  • B.

    Công việc của một người nhiếp ảnh.

  • C.

    Cuộc sống của người dân chài ven biển

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Truyện kể về chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

Câu 14 :

Đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của tác giả nào?

  • A.

    Nguyễn Đình Thi

  • B.

    Nguyễn Thi

  • C.

    Trần Đình Hượu

  • D.

    Nguyễn Khoa Điềm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu

Câu 15 :

Đáp án nào không đúng trong bước phân tích đề và xác định yêu cầu của đề:

  • A.

    Xác định dạng đề.

  • B.

    Yêu cầu nội dung (đối tượng).

  • C.

    Yêu cầu vê phương pháp, yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.

  • D.

    Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Phân tích đề – xác định các yêu cầu của đề

- Xác định dạng đề.

- Yêu cầu nội dung (đối tượng).

- Yêu cầu vê phương pháp.

- Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.

Câu 16 :

Tác phẩm Những đứa con trong gia đình được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống:

Pháp

Đáp án

Lời giải chi tiết :

Lời giải: Những đứa con trong gia đình được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ác liệt.

Câu 17 :

Đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn được trích ra từ tác phẩm nào của Ma Văn Kháng?

  • A.

    Đồng bạc trắng hoa xòe

  • B.

    Mùa lá rụng trong vườn

  • C.

    Ngày đẹp trời

  • D.

    Một chiều dông gió

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn được trích từ chương II của tiểu thuyết cùng tên.

Câu 18 :

Nội dung sau về Lưu Quang Vũ đúng hay sai?

“Cha ông là bác sĩ Lưu Quang Thuận”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Cha ông là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận nên, nên thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ.

Câu 19 :

Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa ban đầu được in trong tập:

  • A.

    Bến quê

  • B.

    Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành

  • C.

    Cỏ lau

  • D.

    Chiếc thuyền ngoài xa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa in trong tập Bến quê

Câu 20 :

Năm 2000, Trần Đình Hượu vinh dự được nhận giải thưởng:

  • A.

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật

  • B.

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ

  • C.

    Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ

  • D.

    Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Năm 2000 Trần Đình Hượu được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ

Câu 21 :

Tập truyện ngắn Bến quê được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1984

  • B.

    1985

  • C.

    1986

  • D.

    1987

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tập truyện ngắn Bến quê được sáng tác năm 1985.

Câu 22 :

Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:

  • A.

    Cười

  • B.

    Nói luôn miệng

  • C.

    Hát khe khẽ

  • D.

    Mắt sáng lên lấp lánh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Tác giả Kim Lân đã nhắc đến nhiều lần về tiếng cười của Tràng khi “nhặt được vợ: cười tủm tỉm, bật cười , cười cười

=> Thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc của Tràng khi có vợ

Câu 23 :

Năm 1945, Nguyễn Minh Châu tốt nghiệp trường?

  • A.

    Đại học Tổng hợp

  • B.

    Đại học Văn hóa

  • C.

    Đại học Kỹ nghệ Huế

  • D.

    Đại học Sư phạm Hà Nội

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Năm 1945 ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế.

Câu 24 :

Có mấy nhân tố trong hoạt động giao tiếp?

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    6

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp:

- Nhân vật giao tiếp

- Nội dung giao tiếp

- Mục đích giao tiếp

- Hoàn cảnh giao tiếp

- Phương tiện và cách thức giao tiếp.

Câu 25 :

Việc Nguyễn Minh Châu gọi nhân vật là “người đàn bà” một cách phiếm định có ý nghĩa:

  • A.

    Gợi lên sự khốn khổ của nhân vật, đến cái tên chị cũng không có.

  • B.

    Chị là người vô danh, là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như bao người phụ nữ khác trên những miền quê Việt Nam

  • C.

    Khiến nhân vật có ý nghĩa khái quát

  • D.

    Đáp án A và C

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, hầu như người đọc không hề được biết đến tên gọi của người đàn bà tội nghiệp ấy, Nguyễn Minh Châu đã gọi một cách phiếm định: khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, khi thì gọi chị ta.... Khi người đàn bà này xuất hiện ở tòa án huyện để gặp chánh án Đẩu, ta vẫn không biết tên. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu không đặt tên cho người đàn bà hàng chài này, cũng không phải nhà văn "nghèo" ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho chị một cái tên mà là vì chị cũng giống như hàng trăm người đàn bà ở vùng biển nhỏ bé này: chị là người vô danh, là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như bao người phụ nữ khác không hiếm gặp trên những miền quê Việt Nam.

Câu 26 :

Chi tiết hai chị em Chiến Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm mang ý nghĩa:

Việt thấy mình trưởng thành hơn, thấy thương chị, cảm thấy được trách nhiệm lớn lao của mình vì mối thù với thằng Mỹ “đang đè nặng trên vai”.

Bàn thờ má còn là chứng tích tội ác do bọn giặc Mỹ tàn ác để lại, là động lực thúc đẩy chị em Việt ra đi đánh giặc để trả thù nhà, đền nợ nước.

Thể hiện sự trưởng thành của hai chị em là có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành hơn và có thể đi xa hơn.

Thể hiện niềm tin của tác giả Nguyễn Thi vào tương lai tất thắng.

Tất cả các đáp án trên

Đáp án

Tất cả các đáp án trên

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

* Chi tiết hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm là chi tiết giàu ý nghĩa:

- Không khí thiêng liêng đã biến Việt trở thành người lớn: “lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình”, “Việt thấy thương chị lạ”, cảm thấy được trách nhiệm lớn lao của mình vì mối thù với thằng Mỹ “đang đè nặng trên vai”.

- Bàn thờ má còn là chứng tích tội ác do bọn giặc Mỹ tàn ác để lại, là động lực thúc đẩy chị em Việt ra đi đánh giặc để trả thù nhà, đền nợ nước.

- Hình ảnh còn có ý nghĩa tượng trưng, thể hiện sự trưởng thành của hai chị em là có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành hơn và có thể đi xa hơn.

- Hình ảnh này còn là hình ảnh lãng mạn "ở tạm bên nhà chú” và đến khi “nước nhà độc lập con lại đưa má về”, đây là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ác liệt, nhưng Nguyễn Thi vẫn mang một niềm tin vào tương lai tất thắng.

Câu 27 :

Từ năm 1978 đến năm 1988, Lưu Quang Vũ làm công việc gì?

  • A.

    Vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không – Không quân

  • B.

    Làm nhiều nghề mưu sinh: chấm công cho một đội cầu đường, vẽ pa-nô,…

  • C.

    Biên tập viên cho tạp chí Sân khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói

  • D.

    Vẽ tranh thuê

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ năm 1978 đến năm 1988, Lưu Quang Vũ là biên tập cho tạp chí Sân khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói.

Câu 28 :

Nội dung sau về truyện ngắn Thuốc đúng hay sai?

Thuốc được sáng tác năm 1919, đây là giai đoạn đất nước Trung Quốc đang bùng lên khởi nghĩa dành chính quyền với những thắng lợi vẻ vang”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Năm 1919, đây là giai đoạn đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật nhảy vào xâu xé. Xã hội Trung Quốc biến thành xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn mà những người cách mạng hoàn toàn xa lạ với nhân dân.

Câu 29 :

Khi đối thoại với hồn Trương Ba, xác hàng thịt cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác hàng thịt. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Xác anh hàng thịt cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt

Câu 30 :

Xóm ngụ cư được sáng tác trước cách mạng tháng Tám. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

Câu 31 :

Địa danh nào dưới đây là quê Nguyễn Minh Châu?

  • A.

    Nghệ An

  • B.

    Thanh Hóa

  • C.

    Quảng Bình

  • D.

    Quảng Ngã

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Minh Châu quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Câu 32 :

Qua đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc , tác giả bày tỏ quan điểm:

  • A.

    Mỗi người cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc

  • B.

    Mỗi người cần có hành động đúng đắn và phù hợp văn hóa truyền thống dân tộc

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quan điểm tác giả: Mỗi người cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; cần có những hành động đúng đắn, phù hợp.

Câu 33 :

Khắc họa nhân vật Chiến với những nét tính cách giống mẹ, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

  • A.

    Khẳng định con gái luôn giống mẹ

  • B.

    Ý thức tô đậm nét kế thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ

  • C.

    Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông

  • D.

    Tô đậm nét kết thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ. Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Khắc họa nhân vật Chiến với những nét tính cách giống mẹ, tác giả Nguyễn Thi nhằm tô đậm nét kế thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ. Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông.

Câu 34 :

Nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt là người có xuất thân như thế nào?

  • A.

    Không quê hương

  • B.

    Không gia đình

  • C.

    Không tên tuổi

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giới thiệu nhân vật thị:

- Không có quê hương, gia đình.

- Tên tuổi cũng không có và qua tên gọi “ vợ nhặt ”=>  thấy được sự rẻ rúng của con người trong cảnh đói.

Câu 35 :

Phát hiện thứ hai của nhân vật Phùng là:

  • A.

    Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa – cảnh đắt trời cho

  • B.

    Bức tranh cuộc sống thô bạo, tàn nhẫn đầy nghịch lí

  • C.

    Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện

  • D.

    Phát hiện tích cách thật sau vẻ bề ngoài của các nhân vật

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ Phùng đó chính là phát hiện bức tranh cuộc sống thô bạo, tàn nhẫn, đầy nghịch lí.

- Từ chiếc thuyền nhỏ đẹp đẽ vừa rồi, Phùng nhận thấy: Người đàn bà thô kệch xấu xí, mặt đầy sự mệt mỏi bước ra và một lão chồng với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, đôi mắt độc dữ cùng bước ra từ con thuyền. Lão chồng “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyển rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”.

Câu 36 :

Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt là hình ảnh:

  • A.

    Đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời

  • B.

    Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới

  • C.

    Tiếng trống thúc thuế dồn dập

  • D.

    Tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết đói.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Kết thúc truyện là hình ảnh đoàn người đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới

=> Ý nghĩa: Kết thúc mở, gợi ra nhiều phỏng đoán, liên tưởng cho người đọc. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ xuất hiện thoáng chốc trong tâm trí Tràng không chỉ gợi ra cảnh ngộ đói khát dữ dội, thực trạng thê thảm của người dân nghèo mà còn mang đến những tín hiệu rõ nét của cuộc cách mạng.

Câu 37 :

Khi đối thoại với xác hàng thịt, Hồn Trương Ba có suy nghĩ như thế nào?

  • A.

    Trương Ba cho rằng mình không thể tách rời khỏi xác hàng thịt

  • B.

    Trương Ba cho rằng mình phải chấp nhận cái thân xác "cồng kềnh, thô lỗ" của anh hàng thịt

  • C.

    Trương Ba cho rằng mình vẫn còn một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn

  • D.

    Trương Ba cho rằng mình phải sống hòa thuận với xác hàng thịt để tiếp tục cuộc sống này

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hồn Trương Ba cho rằng mình vẫn còn một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới - Tin tức Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới