Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 12 - Đề số 5
Đề bài
Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:
Cổ thụ
Không biết mình mấy chục người ôm
Không biết bóng mình trùm rộng, hẹp
Không biết mình nghìn năm tuổi...
Da thịt bọc kín những vết sẹo
Xanh rờn cùng gió mưa
Lúc nào lộc cũng tươi như đời mới bắt đầu.
Hoa cứ dâng hương sắc về phía nắng
Quả cứ thơm về phía đợi gieo mầm
Chim làm tổ phía sau giông bão
Những vết thương trong ruột thành trầm.
Kẻ giản đơn đo cây bằng thước tấc
Cắt da thịt cây để đếm vòng đời
Nghiền hoa quả tính độ đường, độ muối
Cây lặng im miền cành gãy, lá rơi.
(Nguyễn Minh Khiêm-vannghenamdinh.com)
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
-
A.
6 chữ
-
B.
7 chữ
-
C.
8 chữ
-
D.
Tự do
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ đầu bài thơ:
-
A.
So sánh
-
B.
Điệp cấu trúc
-
C.
Hoán dụ
-
D.
Ẩn dụ
Câu thơ Những vết thương trong ruột thành trầm khiến anh/chị liên tưởng đến một người có tính cách như thế nào?
-
A.
Người giàu lòng vị tha
-
B.
Người khôn khéo
-
C.
Người kiên cường, kìm nén đau thương
-
D.
Người dịu dàng, hiền lành
Thái độ của thi nhân trong đoạn thơ sau:
Kẻ giản đơn đo cây bằng thước tấc
Cắt da thịt cây để đếm vòng đời
Nghiền hoa quả tính độ đường, độ muối
Cây lặng im miền cành gãy, lá rơi. ?
-
A.
Xót xa, thương tiếc
-
B.
Vui vẻ, hạnh phúc
-
C.
Ngợi ca
-
D.
Đáp án A và C
Những đứa con trong gia đình được sáng tác năm bao nhiêu?
-
A.
1966
-
B.
1967
-
C.
1968
-
D.
1969
Nội dung chính của đoạn sau là:
“Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ…Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong”
(Nhũng đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi )
Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần.
Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân.
Nội dung sau về nhân vật giao tiếp đúng hay sai?
“Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luận phiên lượt lời với nhau”
Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào:
-
A.
Ngữ cảnh
-
B.
Đối tượng giao tiếp
-
C.
Ngôn ngữ giao tiếp
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Trong cuộc đối thoại với hồn Trương Ba, thái độ của xác hàng thịt như thế nào?
-
A.
Lúc đầu giận dữ sau chuyển sang bình tĩnh, ôn hòa
-
B.
Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang chấp nhận
-
C.
Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang ấp úng, bịt tai, tuyệt vọng
-
D.
Lúc đầu giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng là thắng thế
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải:
-
A.
Kết hợp giữa tính hiện thực và tính nhân văn
-
B.
Kết hợp giữa triết lí và trữ tình
-
C.
Giọng văn đôn hậu, trầm lắng, chiêm nghiệm
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Tác giả Kim Lân tên khai sinh là:
-
A.
Nguyễn Văn Tài
-
B.
Nguyễn Văn Tuấn
-
C.
Nguyễn Văn Trấn
-
D.
Nguyễn Văn Đức
Nội dung chính của phần 3 trong truyện ngắn Thuốc :
-
A.
Mua thuốc
-
B.
Ăn thuốc
-
C.
Bàn về thuốc
-
D.
Hậu quả của thuốc
Đối tượng của bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi là:
-
A.
Giá trị nội dung của đoạn trích, tác phẩm
-
B.
Giá trị nghệ thuật của đoạn trích, tác phẩm
-
C.
Một phương diện, một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của đoạn trích
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Tác phẩm Những đứa con trong gia đình được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống:
Pháp
Mĩ
Truyện Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho phong cách nào của tác giả Nguyễn Minh Châu?
-
A.
Trữ tình – chính trị
-
B.
Triết lí
-
C.
Tự sự
-
D.
Tự sự - triết lí
Nguyễn Khải đã từng làm những công việc nào?
-
A.
Nhà văn
-
B.
Nhà báo
-
C.
Y tá
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Nội dung chính của đoạn trích sau:
“ Trong lúc chờ đợi kết luận khoa học của các ngành chuyên môn, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét về vài ba mặt của cái vốn văn hóa dân tộc; không phải cái hình thành vào thời kì định hình mà là cái ổn định dần, tồn tại cho đến trước thời cận – hiện đại. Chúng tôi không nghĩ đó là đặc sắc văn hóa dân tộc nhưng chắc chắn có liên quan gần gũi với nó.
-
A.
Một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc
-
B.
Đặc điểm của văn hóa Việt Nam
-
C.
Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Chi tiết nào dưới đây miêu tả ngoại hình của cụ Mết?
Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng.
Bị giặc đốt mười đầu ngón tay
Cả hai đáp án trên
Nguyễn Khải được tặng giải khuyến khích về văn xuôi trong cuộc thi về văn nghệ 1951 – 1952 với tác phẩm nào?
-
A.
Xung đột
-
B.
Xây dựng
-
C.
Một chặng đường
-
D.
Tầm nhìn xa
Chiếc thuyền ngoài xa kể về:
-
A.
Chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
-
B.
Công việc của một người nhiếp ảnh.
-
C.
Cuộc sống của người dân chài ven biển
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Thái độ của nhân vật Thuyên trước phương thuốc chữa bệnh lao – bánh bao tẩm máu người?
-
A.
Ghê sợ, không dám ăn
-
B.
Để hết tinh thần vào chiếc bánh bao như nâng niu đứa con tinh thần của gia đình mười đời độc đinh.
-
C.
Nâng niu chiếc bánh như cầm tính mệnh của chính mình trong tay
-
D.
Tất cả các đáp án trên đều đúng
Đáp án nào không phải là giá trị nội dung của tác phẩm Một người Hà Nội?
-
A.
Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội
-
B.
Gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị văn hóa cho hôm nay và mai sau
-
C.
Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể trầm tích của văn hóa xứ sở
-
D.
Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng
Nhan đề “Vợ nhặt” gợi ra điều gì?
-
A.
Gợi sự rẻ rúng của thân phận con người và tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói 1945
-
B.
Gợi ra hình ảnh một người đàn ông may mắn khi có vợ
-
C.
Gợi ra cảnh nhặt vợ dễ dàng khi có nhiều phụ nữ
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:
-
A.
Cười
-
B.
Nói luôn miệng
-
C.
Hát khe khẽ
-
D.
Mắt sáng lên lấp lánh
Câu nói sau của nhân vật nào trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt?
“Đừng vờ! Chính ông làm cu Tị khổ thêm thì có! Cu Tị nó cũng rất ghét ông! Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”
-
A.
Cái Gái
-
B.
Chị con dâu
-
C.
Vợ Trương Ba
-
D.
Chị Lụa
Vì sao người cách mạng Hạ Du lại thất bại?
-
A.
Vì chưa đủ năng lực
-
B.
Vì chưa có đồng đội cùng làm cách mạng
-
C.
Vì xa rời quần chúng nhân dân
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Sắp xếp các bước làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi sao cho phù hợp:
Viết bài
Phân tích đề, xác định yêu cầu của đề
Tìm ý, sắp xếp ý
Kiểm tra, chỉnh sửa
Cụ Mết là hình ảnh biểu tượng cho:
Biểu tượng của thế hệ anh hùng đi trước
Biểu tượng cho vẻ đẹp con người Tây Nguyên
Cả hai đáp án trên
Vì sao A Phủ trở thành người ở cho nhà thống lí Pá Tra?
-
A.
Vì cha mẹ A Phủ nợ tiền nhà thống lí Pá Tra
-
B.
Vì A phủ đánh con quan. Bị phạt vạ
-
C.
Vì A Phủ làm mất bò của nhà thống lí
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu là:
-
A.
Lãng mạn, trữ tình
-
B.
Tự sự - triết lí đậm nét
-
C.
Trữ tình chính trị
-
D.
Đậm đà màu sắc dân tộc
Vợ chồng A Phủ được in trong tác phẩm nào?
-
A.
Truyện Tây Bắc
-
B.
O chuột
-
C.
Nhà nghèo
-
D.
Cát bụi chân ai
Tác giả Nguyễn Thi tên thật là:
-
A.
Nguyễn Hoàng Ca
-
B.
Nguyễn Hoàng Cảnh
-
C.
Nguyễn Hoàng Cầm
-
D.
Nguyễn Hoàng Chúc
Đáp án nào không đúng khi nói về ý nghĩa vòng hoa trên mộ Hạ Du?
-
A.
Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với sự nghiệp, cuộc đời và sự hi sinh của Hạ Du
-
B.
Thể hiện sự hối lỗi của người chú khi đã đem Hạ Du đi thú và hiểu sai về người cháu của mình
-
C.
Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho người làm cách mạng
-
D.
Khẳng định sẽ có những người vẫn tiếp tục làm cách mạng
Vì sao Trương Ba không đồng ý nhập vào xác cu Tị?
-
A.
Phải giải thích cho chị Lụa và gia đình, có khi phải sang nhà chị Lụa ở, lại tạo cơ hội cho bọn lí trưởng, trương tuần thu lợi,..
-
B.
Tuy có cả cuộc đời trước mắt nhưng khi những người đồng trang lứa nằm xuống, Trương Ba sẽ trở nên lạc lõng, thảm hại
-
C.
Trương Ba vẫn tiếp tục rơi vào bi kịch bên trong một đằng bên ngoài một nẻo
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Nguyên nhân nào khiến Trương Ba chết?
-
A.
Do Trương Ba bị bệnh
-
B.
Do sự tắc trách của Nam Tào khiến Trương Ba bị chết nhầm
-
C.
Do sự tắc trách của Đế Thích khiến Trương Ba bị chết nhầm
-
D.
Do sự tắc trách của Bắc Đẩu khiến Trương Ba bị chết nhầm
Nội dung chính của đoạn sau là:
“Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ…Như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”
(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)
Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
Câu chuyện của người đàng bà làng chài.
Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt là hình ảnh:
-
A.
Đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời
-
B.
Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới
-
C.
Tiếng trống thúc thuế dồn dập
-
D.
Tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết đói.
Nội dung chính của đoạn trích sau:
“ Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa,…phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc. Ở ta, thần thoại không phong phú – hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? [...] Đạo giáo hình như không có nhiều ảnh hưởng trong văn hóa nhưng tư tưởng Lão – Trang thì lại ảnh hưởng nhiều đến lớp trí thức cao cấp, để lại dấu vết khá rõ trong văn học.”
-
A.
Một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc
-
B.
Đặc điểm của văn hóa Việt Nam
-
C.
Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ mà tác giả muốn đề cao là:
-
A.
Cả hai nhân vật đều có tinh thần yêu tự do
-
B.
Cả hai nhân vật đều có sức phản kháng mãnh liệt
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Chi tiết sau miêu tả nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu?
“Nó khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười nó chùi nước mắt, từ đó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng”
-
A.
Bé Heng
-
B.
Mai
-
C.
Dít
-
D.
Con của Mai
Lời giải và đáp án
Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:
Cổ thụ
Không biết mình mấy chục người ôm
Không biết bóng mình trùm rộng, hẹp
Không biết mình nghìn năm tuổi...
Da thịt bọc kín những vết sẹo
Xanh rờn cùng gió mưa
Lúc nào lộc cũng tươi như đời mới bắt đầu.
Hoa cứ dâng hương sắc về phía nắng
Quả cứ thơm về phía đợi gieo mầm
Chim làm tổ phía sau giông bão
Những vết thương trong ruột thành trầm.
Kẻ giản đơn đo cây bằng thước tấc
Cắt da thịt cây để đếm vòng đời
Nghiền hoa quả tính độ đường, độ muối
Cây lặng im miền cành gãy, lá rơi.
(Nguyễn Minh Khiêm-vannghenamdinh.com)
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
-
A.
6 chữ
-
B.
7 chữ
-
C.
8 chữ
-
D.
Tự do
Đáp án: D
Xem lại số chữ trong câu thơ
Thể thơ: tự do
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ đầu bài thơ:
-
A.
So sánh
-
B.
Điệp cấu trúc
-
C.
Hoán dụ
-
D.
Ẩn dụ
Đáp án: B
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
- Nghệ thuật điệp cấu trúc câu: Không biết ….
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự to lớn, lâu năm của cây.
Câu thơ Những vết thương trong ruột thành trầm khiến anh/chị liên tưởng đến một người có tính cách như thế nào?
-
A.
Người giàu lòng vị tha
-
B.
Người khôn khéo
-
C.
Người kiên cường, kìm nén đau thương
-
D.
Người dịu dàng, hiền lành
Đáp án: C
Xem lại nội dung câu thơ
Câu thơ khiến ta liên tưởng đến một con người có tính cách kiên cường, cứng cỏi và có sự chịu đựng, kìm nén đau thương.
Thái độ của thi nhân trong đoạn thơ sau:
Kẻ giản đơn đo cây bằng thước tấc
Cắt da thịt cây để đếm vòng đời
Nghiền hoa quả tính độ đường, độ muối
Cây lặng im miền cành gãy, lá rơi. ?
-
A.
Xót xa, thương tiếc
-
B.
Vui vẻ, hạnh phúc
-
C.
Ngợi ca
-
D.
Đáp án A và C
Đáp án: A
Xem lại văn bản
Thái độ tác giả: xót xa, thương tiếc khi cây bị tàn phá.
Những đứa con trong gia đình được sáng tác năm bao nhiêu?
-
A.
1966
-
B.
1967
-
C.
1968
-
D.
1969
Đáp án : A
Những đứa con trong gia đình được sáng tác năm 1966.
Nội dung chính của đoạn sau là:
“Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ…Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong”
(Nhũng đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi )
Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần.
Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân.
Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần.
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến bắt đầu xung phong): Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi rồi tỉnh lại.
- Phần 2 (còn lại): Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân.
Nội dung sau về nhân vật giao tiếp đúng hay sai?
“Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luận phiên lượt lời với nhau”
- Đúng
- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luận phiên lượt lời với nhau.
Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào:
-
A.
Ngữ cảnh
-
B.
Đối tượng giao tiếp
-
C.
Ngôn ngữ giao tiếp
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : A
Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện chiến lược giao tiếp phù hợp (bao gồm việc lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết,...)
Trong cuộc đối thoại với hồn Trương Ba, thái độ của xác hàng thịt như thế nào?
-
A.
Lúc đầu giận dữ sau chuyển sang bình tĩnh, ôn hòa
-
B.
Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang chấp nhận
-
C.
Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang ấp úng, bịt tai, tuyệt vọng
-
D.
Lúc đầu giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng là thắng thế
Đáp án : D
Thái độ xác hàng thịt: từ giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng thắng thế.
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải:
-
A.
Kết hợp giữa tính hiện thực và tính nhân văn
-
B.
Kết hợp giữa triết lí và trữ tình
-
C.
Giọng văn đôn hậu, trầm lắng, chiêm nghiệm
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : C
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải: ông có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng phân tích tâm lí nhân vật, giọng văn đôn hậu, trầm lắng, chiêm nghiệm
Tác giả Kim Lân tên khai sinh là:
-
A.
Nguyễn Văn Tài
-
B.
Nguyễn Văn Tuấn
-
C.
Nguyễn Văn Trấn
-
D.
Nguyễn Văn Đức
Đáp án : A
Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh Nguyễn Văn Tài.
Nội dung chính của phần 3 trong truyện ngắn Thuốc :
-
A.
Mua thuốc
-
B.
Ăn thuốc
-
C.
Bàn về thuốc
-
D.
Hậu quả của thuốc
Đáp án : C
Phần 3 (Bàn về thuốc): Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh và tên “giặc” Hạ Du.
Đối tượng của bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi là:
-
A.
Giá trị nội dung của đoạn trích, tác phẩm
-
B.
Giá trị nghệ thuật của đoạn trích, tác phẩm
-
C.
Một phương diện, một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của đoạn trích
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đối tượng của bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:
- Có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích nói chung.
- Có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của đoạn trích đó.
Tác phẩm Những đứa con trong gia đình được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống:
Pháp
Mĩ
Mĩ
Lời giải: Những đứa con trong gia đình được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ác liệt.
Truyện Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho phong cách nào của tác giả Nguyễn Minh Châu?
-
A.
Trữ tình – chính trị
-
B.
Triết lí
-
C.
Tự sự
-
D.
Tự sự - triết lí
Đáp án : D
Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.
Nguyễn Khải đã từng làm những công việc nào?
-
A.
Nhà văn
-
B.
Nhà báo
-
C.
Y tá
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Nguyễn Khải đã từng làm ý tá rồi làm báo. Năm 1950, ông bắt đầu viết văn.
Nội dung chính của đoạn trích sau:
“ Trong lúc chờ đợi kết luận khoa học của các ngành chuyên môn, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét về vài ba mặt của cái vốn văn hóa dân tộc; không phải cái hình thành vào thời kì định hình mà là cái ổn định dần, tồn tại cho đến trước thời cận – hiện đại. Chúng tôi không nghĩ đó là đặc sắc văn hóa dân tộc nhưng chắc chắn có liên quan gần gũi với nó.
-
A.
Một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc
-
B.
Đặc điểm của văn hóa Việt Nam
-
C.
Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : A
Nội dung chính: Nêu một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc
Chi tiết nào dưới đây miêu tả ngoại hình của cụ Mết?
Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng.
Bị giặc đốt mười đầu ngón tay
Cả hai đáp án trên
Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng.
Ngoại hình: râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng, ngực căng như một cây xà nu lớn.
Nguyễn Khải được tặng giải khuyến khích về văn xuôi trong cuộc thi về văn nghệ 1951 – 1952 với tác phẩm nào?
-
A.
Xung đột
-
B.
Xây dựng
-
C.
Một chặng đường
-
D.
Tầm nhìn xa
Đáp án : B
Nguyễn Khải được tặng giải khuyến khích về văn xuôi trong cuộc thi về văn nghệ 1951 – 1952 với truyện Xây dựng.
Chiếc thuyền ngoài xa kể về:
-
A.
Chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
-
B.
Công việc của một người nhiếp ảnh.
-
C.
Cuộc sống của người dân chài ven biển
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : A
Xem lại văn bản
Truyện kể về chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
Thái độ của nhân vật Thuyên trước phương thuốc chữa bệnh lao – bánh bao tẩm máu người?
-
A.
Ghê sợ, không dám ăn
-
B.
Để hết tinh thần vào chiếc bánh bao như nâng niu đứa con tinh thần của gia đình mười đời độc đinh.
-
C.
Nâng niu chiếc bánh như cầm tính mệnh của chính mình trong tay
-
D.
Tất cả các đáp án trên đều đúng
Đáp án : C
Thuyên mắc bệnh lao, nâng niu chiếc bánh bao (thuốc chữa bệnh) như cầm tính mệnh của chính mình trong tay.
Đáp án nào không phải là giá trị nội dung của tác phẩm Một người Hà Nội?
-
A.
Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội
-
B.
Gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị văn hóa cho hôm nay và mai sau
-
C.
Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể trầm tích của văn hóa xứ sở
-
D.
Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng
Đáp án : D
* Giá trị nội dung truyện ngắn Một người Hà Nội:
- Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội
- Gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho cả hôm nay và mai sau
- Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.
Nhan đề “Vợ nhặt” gợi ra điều gì?
-
A.
Gợi sự rẻ rúng của thân phận con người và tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói 1945
-
B.
Gợi ra hình ảnh một người đàn ông may mắn khi có vợ
-
C.
Gợi ra cảnh nhặt vợ dễ dàng khi có nhiều phụ nữ
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : A
- Vợ: biểu tượng cho khát khao tổ ấm gia đình, hạnh phúc gia đình.
- Nhặt: hành động rẻ rung, tầm thường, dung cho đồ vật, những thứ nhỏ bé.
=> “Vợ nhặt” có ý nghĩa là “nhặt được vợ”, gợi sự rẻ rúng của than phận con người và tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:
-
A.
Cười
-
B.
Nói luôn miệng
-
C.
Hát khe khẽ
-
D.
Mắt sáng lên lấp lánh
Đáp án : A
Xem lại văn bản
- Tác giả Kim Lân đã nhắc đến nhiều lần về tiếng cười của Tràng khi “nhặt được vợ: cười tủm tỉm, bật cười , cười cười …
=> Thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc của Tràng khi có vợ
Câu nói sau của nhân vật nào trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt?
“Đừng vờ! Chính ông làm cu Tị khổ thêm thì có! Cu Tị nó cũng rất ghét ông! Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”
-
A.
Cái Gái
-
B.
Chị con dâu
-
C.
Vợ Trương Ba
-
D.
Chị Lụa
Đáp án : A
Xem lại văn bản
Câu nói trên là của cái Gái (cháu Trương Ba), thể hiện sự giận dữ, quyết liệt, nhất mực phản đối, cho rằng ông mình đã chết mà thay vào đó là một Trương Ba vô cùng vụng về, thô lỗ, phũ phàng.
Vì sao người cách mạng Hạ Du lại thất bại?
-
A.
Vì chưa đủ năng lực
-
B.
Vì chưa có đồng đội cùng làm cách mạng
-
C.
Vì xa rời quần chúng nhân dân
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : C
Hạ Du là hình ảnh tượng trưng cho những người làm cách mạng nhưng lại xa rời quần chúng nhân dân, không tuyên truyền để nhân dân hiểu họ. Họ trở nên đơn độc, như “mưa kịch trên sa mạc”, không một ai hiểu họ. Đó chính là lí do Hạ Du thất bại.
Sắp xếp các bước làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi sao cho phù hợp:
Viết bài
Phân tích đề, xác định yêu cầu của đề
Tìm ý, sắp xếp ý
Kiểm tra, chỉnh sửa
Phân tích đề, xác định yêu cầu của đề
Tìm ý, sắp xếp ý
Viết bài
Kiểm tra, chỉnh sửa
Các bước:
- Phân tích đề, xác định yêu cầu của đề
- Tìm ý, sắp xếp ý theo bố cục ba phần
- Viết bài
- Kiểm tra, chỉnh sửa
Cụ Mết là hình ảnh biểu tượng cho:
Biểu tượng của thế hệ anh hùng đi trước
Biểu tượng cho vẻ đẹp con người Tây Nguyên
Cả hai đáp án trên
Cả hai đáp án trên
Cụ Mết như một cây xà nu cổ thụ, luôn yêu thương và hết mực che chở cho dân làng. Cụ Mết là biểu tượng thế hệ anh hùng đi trước, hội tụ vẻ đẹp con người Tây Nguyên – quả quyết, gan dạ, sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng.
Vì sao A Phủ trở thành người ở cho nhà thống lí Pá Tra?
-
A.
Vì cha mẹ A Phủ nợ tiền nhà thống lí Pá Tra
-
B.
Vì A phủ đánh con quan. Bị phạt vạ
-
C.
Vì A Phủ làm mất bò của nhà thống lí
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : B
Sau việc đánh con quan làng, A Phủ đã nhận lấy những trận đòn kinh người của nhà thống lí, A Phủ dù bị đánh đập nhưng không hề kêu van, xin tha đến nửa lời. Anh rất cứng đầu, mạnh bạo và không chịu khuất phục. Bị phạt vạ, A Phủ thành người ở không công cho nhà thống lí.
Phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu là:
-
A.
Lãng mạn, trữ tình
-
B.
Tự sự - triết lí đậm nét
-
C.
Trữ tình chính trị
-
D.
Đậm đà màu sắc dân tộc
Đáp án : B
Phong cách của Nguyễn Minh Châu là phong cách tự sự - triết lí đậm nét.
Vợ chồng A Phủ được in trong tác phẩm nào?
-
A.
Truyện Tây Bắc
-
B.
O chuột
-
C.
Nhà nghèo
-
D.
Cát bụi chân ai
Đáp án : A
Vợ chồng A Phủ được in trong tập “ Truyện Tây Bắc ”
Tác giả Nguyễn Thi tên thật là:
-
A.
Nguyễn Hoàng Ca
-
B.
Nguyễn Hoàng Cảnh
-
C.
Nguyễn Hoàng Cầm
-
D.
Nguyễn Hoàng Chúc
Đáp án : A
Kim Lân (1928 - 1968) tên thật là Nguyễn Hoàng Ca
Đáp án nào không đúng khi nói về ý nghĩa vòng hoa trên mộ Hạ Du?
-
A.
Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với sự nghiệp, cuộc đời và sự hi sinh của Hạ Du
-
B.
Thể hiện sự hối lỗi của người chú khi đã đem Hạ Du đi thú và hiểu sai về người cháu của mình
-
C.
Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho người làm cách mạng
-
D.
Khẳng định sẽ có những người vẫn tiếp tục làm cách mạng
Đáp án : B
* Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du:
- Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với cuộc đời, sự nghiệp và sự hi sinh của Hạ Du
- Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho những người làm cách mạng.
- Khẳng định sẽ có những người tiếp tục làm cách mạng, tiếp bước Hạ Du.
Vì sao Trương Ba không đồng ý nhập vào xác cu Tị?
-
A.
Phải giải thích cho chị Lụa và gia đình, có khi phải sang nhà chị Lụa ở, lại tạo cơ hội cho bọn lí trưởng, trương tuần thu lợi,..
-
B.
Tuy có cả cuộc đời trước mắt nhưng khi những người đồng trang lứa nằm xuống, Trương Ba sẽ trở nên lạc lõng, thảm hại
-
C.
Trương Ba vẫn tiếp tục rơi vào bi kịch bên trong một đằng bên ngoài một nẻo
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Xem lại văn bản
* Trương Ba từ chối nhập vào xác cu Tị vì:
- Việc này sẽ dẫn đến hàng loạt những phiền phức, rắc rối như việc Trương Ba đã nhập vào xác hàng thịt (phải giải thích cho chị Lụa và gia đình, có khi phải sang nhà chị Lụa ở, lại tạo cơ hội cho bọn lí trưởng, trương tuần thu lợi…).
- Tuy có cả cuộc đời trước mắt nhưng khi những người đồng trang lứa nằm xuống, Trương Ba sẽ trở nên lạc lõng, thảm hại.
- Dù nhập vào xác cu Tị hay xác ai thì Trương Ba cũng không được là mình toàn vẹn và tiếp tục rơi vào bi kịch bên trong một đằng bên ngoài một nẻo.
=> Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Quyết định này khiến chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.
Nguyên nhân nào khiến Trương Ba chết?
-
A.
Do Trương Ba bị bệnh
-
B.
Do sự tắc trách của Nam Tào khiến Trương Ba bị chết nhầm
-
C.
Do sự tắc trách của Đế Thích khiến Trương Ba bị chết nhầm
-
D.
Do sự tắc trách của Bắc Đẩu khiến Trương Ba bị chết nhầm
Đáp án : B
Xem lại văn bản
Do sự tắc trách của Nam Tào khiến Trương Ba bị chết nhầm.
Nội dung chính của đoạn sau là:
“Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ…Như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”
(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)
Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
Câu chuyện của người đàng bà làng chài.
Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
Có nhiều cách chia, ta có thể chia làm 2 đoạn lớn:
- Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lới vó đã biết mất"). Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
- Đoạn 2: (Còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.
Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt là hình ảnh:
-
A.
Đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời
-
B.
Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới
-
C.
Tiếng trống thúc thuế dồn dập
-
D.
Tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết đói.
Đáp án : B
Xem lại văn bản
- Kết thúc truyện là hình ảnh đoàn người đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới
=> Ý nghĩa: Kết thúc mở, gợi ra nhiều phỏng đoán, liên tưởng cho người đọc. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ xuất hiện thoáng chốc trong tâm trí Tràng không chỉ gợi ra cảnh ngộ đói khát dữ dội, thực trạng thê thảm của người dân nghèo mà còn mang đến những tín hiệu rõ nét của cuộc cách mạng.
Nội dung chính của đoạn trích sau:
“ Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa,…phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc. Ở ta, thần thoại không phong phú – hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? [...] Đạo giáo hình như không có nhiều ảnh hưởng trong văn hóa nhưng tư tưởng Lão – Trang thì lại ảnh hưởng nhiều đến lớp trí thức cao cấp, để lại dấu vết khá rõ trong văn học.”
-
A.
Một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc
-
B.
Đặc điểm của văn hóa Việt Nam
-
C.
Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : B
Nội dung chính: Đặc điểm của văn hóa Việt Nam
Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ mà tác giả muốn đề cao là:
-
A.
Cả hai nhân vật đều có tinh thần yêu tự do
-
B.
Cả hai nhân vật đều có sức phản kháng mãnh liệt
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : C
Xem lại nhân vật Mị và nhân vật A Phủ
Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ:
- Yêu tự do: Mị chấp nhận làm lụng, lao động để trả nợ thay cho cha mẹ chứ không chịu trở thành con dâu gạt nợ cho nhà giàu. A Phủ cũng là người yêu tự do, khi bị bán xuống miền xuôi, A Phủ trốn lên miền ngược
- Sức phản kháng mãnh liệt.
Chi tiết sau miêu tả nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu?
“Nó khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười nó chùi nước mắt, từ đó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng”
-
A.
Bé Heng
-
B.
Mai
-
C.
Dít
-
D.
Con của Mai
Đáp án : C
Xem lại văn bản
Miêu tả nhân vật Dít trong khi đi đem gạo ra rừng cho cụ Mết thì bị giặc bắt.
=> Dít là người con gái gan dạ, dũng cảm, có sức chịu đựng phi thường, biết nén đau thương để nung nấu ý chí trả thù: đem gạo vào rừng cho dân làng, giặc bắn súng dọa vẫn không khai, chị mất nhưng không khóc,…