Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới


Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 12 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở phía dưới:

BÔNG SÚNG VÀ SIÊU BÃO

-Thanh Thảo-

bông súng tím mọc lên từ nước

bão Haiyan mọc lên từ biển

bão Haiyan cho tôi kinh hoàng

bông súng tím cho tôi bình yên

rồi có thể người ta quên mà nhớ

trong siêu bão một bông súng nở

bông súng ấy màu tím

bão Haiyan màu gì?

(Báo Thanh niên Chủ nhật, 17/11/2013)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc phong cách nghệ thuật nào?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Chính luận

  • D.

    Khoa hoa

Câu 1.3

Hình ảnh “bông súng” trong văn bản trên là hình ảnh tượng trưng cho điều gì?

  • A.

    Tượng trưng cho chiến tranh

  • B.

    Tượng trưng cho cái đẹp, sự sống và bình yên

  • C.

    Tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển

  • D.

    Tượng trưng cho tình yêu

Câu 1.4

Câu thơ cuối của văn bản trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Điệp từ

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Câu hỏi tu từ

Câu 1.5

Thông điệp nào dưới đây không phù hợp với văn bản trên?

  • A.

    Sự sống nảy sinh từ cái chết

  • B.

    Sống là dũng cảm đương đầu với những khó khăn, thử thách

  • C.

    Sống phải khuất phục trước cái đẹp

  • D.

    Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm họa, khó khăn khó lường

Câu 2 :

Theo tác giả, con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa trông cậy vào điều gì?

  • A.

    Khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài

  • B.

    Sự sáng tạo của chính dân tộc đó

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 3 :

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!. [...] Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến đi. Chỉ còn lại xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chõng…Vợ Trương Ba vào”.

  • A.

    Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt

  • B.

    Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

  • C.

    Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích

  • D.

    Quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba

Câu 4 :

Trong gia đình, ai là người hiểu và cảm thông với Trương Ba nhất khi ông phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt?

  • A.

    Chị con dâu

  • B.

    Vợ Trương Ba

  • C.

    Cháu gái

  • D.

    Anh con trai

Câu 5 :

Chi tiết nào thể hiện cô Hiền là một người phụ nữ thông minh, quyết đoán, có đầu óc thực tế và giỏi tính toán?

  • A.

    Sau ngày Hà Nội giải phóng, cô vẫn có hai dinh cơ, một nhà đang ở và một nhà đang cho thuê ở Hàng Bún.

  • B.

    Năm 1956, cô Hiền bán ngôi nhà ở Hàng Bún cho người bạn mới ở kháng chiến về.

  • C.

    Gần ba mươi tuổi cô mới đi lấy chồng, lấy mông ông giáo dạy cấp tiểu học. Ngừng sinh con ở tuổi 40.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 6 :

Nội dung sau về tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu đúng hay sai?

“Về kiến trúc, ta chuộng cái có quy mô lớn, kì vĩ”

Đúng
Sai
Câu 7 :

Thái độ của quần chúng trước cái chết của Hạ Du như thế nào?

  • A.

    Xem Hạ Du là giặc, thằng khốn nạn, đồ ranh con

  • B.

    Người chú đem Hạ Du ra thú để lấy tiền, người Trung Quốc lấy máu Hạ Du để làm thuốc

  • C.

    Thương xót, tiếc nuối trước cái chết của Hạ Du

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 8 :

Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ mà tác giả muốn đề cao là:

  • A.

    Cả hai nhân vật đều có tinh thần yêu tự do

  • B.

    Cả hai nhân vật đều có sức phản kháng mãnh liệt

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 9 :

Qua lớp kịch hồn Trương Ba với gia đình, nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả Trương Ba rơi vào bất ổn và chịu đau khổ

  • A.

    Sự không đồng nhất, không hài hòa giữa tâm hồn và thể xác, “bên trong một nẻo” của Trương Ba

  • B.

    Trương Ba dần bị tha hóa dưới sức ảnh hưởng gê gớm của xác thịt

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 10 :

Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:

  • A.

    Cười

  • B.

    Nói luôn miệng

  • C.

    Hát khe khẽ

  • D.

    Mắt sáng lên lấp lánh

Câu 11 :

Đáp án nào không đúng khi nói về thế mạnh của văn hóa Việt Nam được tác giả nhắc đến trong bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu?

  • A.

    Thiết thực

  • B.

    Linh hoạt

  • C.

    Dung hòa

  • D.

    Dễ hòa hợp với điều mới

Câu 12 :

Chi tiết sau miêu tả nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu?

“Nó khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười nó chùi nước mắt, từ đó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng”

  • A.

    Bé Heng

  • B.

    Mai

  • C.

    Dít

  • D.

    Con của Mai

Câu 13 :

Tập truyện ngắn Bến quê được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1984

  • B.

    1985

  • C.

    1986

  • D.

    1987

Câu 14 :

Khi gặp ông Bằng, tâm trạng, cảm xúc của chị Hoài như thế nào?

  • A.

    Xúc động sâu sắc khi gặp lại ông Bằng

  • B.

    Mừng rỡ, bồi hồi kể cho ông nghe về cuộc sống gia đình hiện tại

  • C.

    Hai con mắt đậm nỗi bồi hồi

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 15 :

Quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam được tác giả nhắc đến trong bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc?

  • A.

    Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo

  • B.

    Hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải

  • C.

    Cái đẹp kì vĩ, phi thường

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 16 :

Truyện ngắn Một người Hà Nội được in trong tập truyện nào của Nguyễn Khải?

  • A.

    Một người Hà Nội

  • B.

    Một thời gió bụi

  • C.

    Hà Nội trong mắt tôi

  • D.

    Sống ở đời

Câu 17 :

Nội dung sau về Lưu Quang Vũ đúng hay sai?

“Cha ông là bác sĩ Lưu Quang Thuận”.

Đúng
Sai
Câu 18 :

Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật Tràng?

  • A.

    Đầu cao, lưng to bè, 2 con mắt nhỏ tí, ngà ngà đắm vào bóng chiều, 2 bên quai hàm bạnh ra.

  • B.

    Khỏe, chạy nhanh như ngựa.

  • C.

    Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 19 :

Trong cuộc đối thoại với hồn Trương Ba, thái độ của xác hàng thịt như thế nào?

  • A.

    Lúc đầu giận dữ sau chuyển sang bình tĩnh, ôn hòa

  • B.

    Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang chấp nhận

  • C.

    Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang ấp úng, bịt tai, tuyệt vọng

  • D.

    Lúc đầu giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng là thắng thế

Câu 20 :

Chi tiết nào dưới đây miêu tả ngoại hình của cụ Mết?

Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng.

Bị giặc đốt mười đầu ngón tay

Cả hai đáp án trên

Câu 21 :

Nhan đề “Thuốc” mang ý nghĩa như thế nào?

  • A.

    Chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người

  • B.

    Chỉ phương thuốc chữa căn bệnh u mê, lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc

  • C.

    Chỉ phương thuốc chữa căn bệnh u mê, lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh rời xa quần chúng của cách mạng Trung Quốc lúc bấy giờ.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 22 :

Nguyễn Thi tham gia cách mạng năm bao nhiêu?

  • A.

    1945

  • B.

    1946

  • C.

    1947

  • D.

    1948

Câu 23 :

Tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn thuộc thể loại:

  • A.

    Kịch

  • B.

    Tiểu thuyết

  • C.

    Truyện ngắn

  • D.

    Truyện vừa

Câu 24 :

Theo tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ( Trần Đình Hượu ) , văn hóa Việt Nam hạn chế ở những phương diện nào?

  • A.

    Thần thoại không phong phú. Tôn giáo, triết học không phát triển, ít quan tâm đến giáo lí

  • B.

    Khoa học kĩ thuật không phát triển thành truyền thống

  • C.

    Âm nhạc, hội họa, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ. Thơ ca chưa có tác giả nào tầm vóc lớn lao

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 25 :

Trong tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu), đ ặc điểm về sinh hoạt của người Việt Nam:

  • A.

    Thích chừng mực, vừa phải

  • B.

    Mong ước thái bình, an cư, lạc nghiệp để làm ăn no đủ

  • C.

    Sống thanh nhàn, thong thả, thích đông con nhiều cháu. Không mong những gì cao xa, khác thường

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 26 :

Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt là hình ảnh:

  • A.

    Đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời

  • B.

    Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới

  • C.

    Tiếng trống thúc thuế dồn dập

  • D.

    Tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết đói.

Câu 27 :

Những điều kiện chi phối lời nói về nội dung và hình thức của ngôn ngữ là:

  • A.

    Vị thế, lứa tuổi

  • B.

    Giới tính

  • C.

    Nghề nghiệp

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 28 :

Truyện ngắn Rừng xà nu được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1965

  • B.

    1966

  • C.

    1967

  • D.

    1968

Câu 29 :

Nội dung sau về tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) đúng hay sai?

“Về nghệ thuật, Người Việt Nam sáng tạo những tác phẩm có quy mô lớn, mang vẻ đẹp tráng lệ, kì vĩ, phi thường”

Đúng
Sai
Câu 30 :

Đặc điểm của văn hóa Việt Nam về tôn giáo trong tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) :

  • A.

    Không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau tạo nên sự hài hòa

  • B.

    Không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo

  • C.

    Coi trọng cuộc sống trần tục hơn thế giới bên kia (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo,…)

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 31 :

Đáp án nào không đúng khi nói về văn hóa ứng xử của người Việt Nam được tác giả nhắc đến trong bài Nhìn vế vốn văn hóa dân tộc?

  • A.

    Trọng tình nghĩa

  • B.

    Chú trọng đến trí, dũng

  • C.

    Chuộng sự khéo léo

  • D.

    Không kì thị, cực đoan, thích sự yên ổn

Câu 32 :

Đối với bài văn nghị luận về một đoạn trích, trong phần thân bài, chúng ta cần phải khái quát lại nội dung chính của tác phẩm và đoạn trích trước đó. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 33 :

Chiếc thuyền ngoài xa kể về:

  • A.

    Chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

  • B.

    Công việc của một người nhiếp ảnh.

  • C.

    Cuộc sống của người dân chài ven biển

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 34 :

Ngày xưa, khi chưa trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị là một cô gái xinh đẹp, tài năng như thế nào?

  • A.

    Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo

  • B.

    Mị hát rất hay, bao nhiêu người mê

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 35 :

Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc năm bao nhiêu?

  • A.

    1941

  • B.

    1942

  • C.

    1943

  • D.

    1944

Câu 36 :

Theo tác giả, hạn chế của văn hóa Việt Nam là: Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác. Đúng hay sai?

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở phía dưới:

BÔNG SÚNG VÀ SIÊU BÃO

-Thanh Thảo-

bông súng tím mọc lên từ nước

bão Haiyan mọc lên từ biển

bão Haiyan cho tôi kinh hoàng

bông súng tím cho tôi bình yên

rồi có thể người ta quên mà nhớ

trong siêu bão một bông súng nở

bông súng ấy màu tím

bão Haiyan màu gì?

(Báo Thanh niên Chủ nhật, 17/11/2013)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc phong cách nghệ thuật nào?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Chính luận

  • D.

    Khoa hoa

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Dựa vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 1.3

Hình ảnh “bông súng” trong văn bản trên là hình ảnh tượng trưng cho điều gì?

  • A.

    Tượng trưng cho chiến tranh

  • B.

    Tượng trưng cho cái đẹp, sự sống và bình yên

  • C.

    Tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển

  • D.

    Tượng trưng cho tình yêu

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “bông súng” tượng trưng cho cái đẹp, sự sống và bình yên

Câu 1.4

Câu thơ cuối của văn bản trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Điệp từ

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Câu hỏi tu từ

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

bão Haiyan màu gì?

Nghệ thuật: câu hỏi tu từ

Tác dụng:

+ Khắc sâu bão Haiyan là những bất trắc, tai ương,…không có màu sắc, hình thù cụ thể nên rất khó lường

+ Diễn tả những băn khoăn, trăn trở của tác giả, đồng thời cảnh báo tai ương, bất trắc trong cuộc sống là khôn lường.

+ Tạo ra cái kết mở, gợi ra nhiều liên tưởng, suy nghĩ cho người đọc.

Câu 1.5

Thông điệp nào dưới đây không phù hợp với văn bản trên?

  • A.

    Sự sống nảy sinh từ cái chết

  • B.

    Sống là dũng cảm đương đầu với những khó khăn, thử thách

  • C.

    Sống phải khuất phục trước cái đẹp

  • D.

    Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm họa, khó khăn khó lường

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên mang nhiều thông điệp ý nghĩa:

- Sự sống nảy sinh từ cái chết

- Sống là dũng cảm đương đầu với những khó khăn, thử thách

- Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm họa, khó khăn khó lường

Câu 2 :

Theo tác giả, con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa trông cậy vào điều gì?

  • A.

    Khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài

  • B.

    Sự sáng tạo của chính dân tộc đó

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Theo Trần Đình Hượu, con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài.

Câu 3 :

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!. [...] Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến đi. Chỉ còn lại xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chõng…Vợ Trương Ba vào”.

  • A.

    Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt

  • B.

    Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

  • C.

    Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích

  • D.

    Quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với xác hàng thịt

Câu 4 :

Trong gia đình, ai là người hiểu và cảm thông với Trương Ba nhất khi ông phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt?

  • A.

    Chị con dâu

  • B.

    Vợ Trương Ba

  • C.

    Cháu gái

  • D.

    Anh con trai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chị con dâu là người cảm thông, chia sẻ và hiểu Trương Ba nhất nhưng chị cũng đang nhận thấy những thay đổi, lệch lạc, không còn nhận ra Trương Ba của trước kia nữa.

Câu 5 :

Chi tiết nào thể hiện cô Hiền là một người phụ nữ thông minh, quyết đoán, có đầu óc thực tế và giỏi tính toán?

  • A.

    Sau ngày Hà Nội giải phóng, cô vẫn có hai dinh cơ, một nhà đang ở và một nhà đang cho thuê ở Hàng Bún.

  • B.

    Năm 1956, cô Hiền bán ngôi nhà ở Hàng Bún cho người bạn mới ở kháng chiến về.

  • C.

    Gần ba mươi tuổi cô mới đi lấy chồng, lấy mông ông giáo dạy cấp tiểu học. Ngừng sinh con ở tuổi 40.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cô Hiền là một người phụ nữ thông minh, quyết đoán, có đầu óc thực tế và giỏi tính toán

- Gần ba mươi tuổi cô mới đi lấy chồng, chọn lấy một ông giáo tiểu học hiền lành, chăm chỉ. Ngừng sinh con ở tuổi 40 để tương lai con cái không phải sống bám vào anh chị.

- Sau khi Hà Nội giải phóng, cô vẫn có hai dinh cơ. Năm 1956, cô bán ngôi nhà đang cho thuê ở Hàng Bún.

- Mọi việc đều được cô tính toán kĩ càng, chu đáo và không bao giờ tính sai vì không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng chen vô. Không có cả sự lãng mạn hay mơ mộng vớ vẩn.

Câu 6 :

Nội dung sau về tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu đúng hay sai?

“Về kiến trúc, ta chuộng cái có quy mô lớn, kì vĩ”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Về kiến trúc: “Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng”

Câu 7 :

Thái độ của quần chúng trước cái chết của Hạ Du như thế nào?

  • A.

    Xem Hạ Du là giặc, thằng khốn nạn, đồ ranh con

  • B.

    Người chú đem Hạ Du ra thú để lấy tiền, người Trung Quốc lấy máu Hạ Du để làm thuốc

  • C.

    Thương xót, tiếc nuối trước cái chết của Hạ Du

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Thái độ của quần chúng trước cái chết của Hạ Du:

+ Họ xem Hạ Du là giặc, là đồ quỷ sứ, thằng khốn nạn, đồ ranh con, thằng điên khùng.

+ Người chú đem cháu ra thú để lấy tiền

+ Người Trung Quốc lấy máu Hạ Du để làm thuốc

=> Sự thờ ơ, vô cảm của quần chúng nhân dân đối với những người làm cách mạng.

Câu 8 :

Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ mà tác giả muốn đề cao là:

  • A.

    Cả hai nhân vật đều có tinh thần yêu tự do

  • B.

    Cả hai nhân vật đều có sức phản kháng mãnh liệt

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nhân vật Mị và nhân vật A Phủ

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau giữa  nhân vật Mị và A Phủ:

- Yêu tự do: Mị chấp nhận làm lụng, lao động để trả nợ thay cho cha mẹ chứ không chịu trở thành con dâu gạt nợ cho nhà giàu. A Phủ cũng là người yêu tự do, khi bị bán xuống miền xuôi, A Phủ trốn lên miền ngược

- Sức phản kháng mãnh liệt.

Câu 9 :

Qua lớp kịch hồn Trương Ba với gia đình, nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả Trương Ba rơi vào bất ổn và chịu đau khổ

  • A.

    Sự không đồng nhất, không hài hòa giữa tâm hồn và thể xác, “bên trong một nẻo” của Trương Ba

  • B.

    Trương Ba dần bị tha hóa dưới sức ảnh hưởng gê gớm của xác thịt

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chính khiến người thân của Trương Ba và chính Trương Ba rơi vào bất ổn, đau khổ là việc “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, sự không đồng nhất giữa thể xác và tâm hồn ở Trương Ba gây ra nhiều phiền toái, rắc rối. Đau xót hơn là Trương Ba không còn là chính mình, ông bị tha hóa dưới sức ảnh hưởng ghê gớm của xác thịt.

Câu 10 :

Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:

  • A.

    Cười

  • B.

    Nói luôn miệng

  • C.

    Hát khe khẽ

  • D.

    Mắt sáng lên lấp lánh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Tác giả Kim Lân đã nhắc đến nhiều lần về tiếng cười của Tràng khi “nhặt được vợ: cười tủm tỉm, bật cười , cười cười

=> Thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc của Tràng khi có vợ

Câu 11 :

Đáp án nào không đúng khi nói về thế mạnh của văn hóa Việt Nam được tác giả nhắc đến trong bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu?

  • A.

    Thiết thực

  • B.

    Linh hoạt

  • C.

    Dung hòa

  • D.

    Dễ hòa hợp với điều mới

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thế mạnh của văn hóa Việt Nam: thiết thực, linh hoạt, dung hòa, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, con người hiền lành, tình nghĩa.

Câu 12 :

Chi tiết sau miêu tả nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu?

“Nó khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười nó chùi nước mắt, từ đó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng”

  • A.

    Bé Heng

  • B.

    Mai

  • C.

    Dít

  • D.

    Con của Mai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Miêu tả nhân vật Dít trong khi đi đem gạo ra rừng cho cụ Mết thì bị giặc bắt.

=> Dít là người con gái gan dạ, dũng cảm, có sức chịu đựng phi thường, biết nén đau thương để nung nấu ý chí trả thù: đem gạo vào rừng cho dân làng, giặc bắn súng dọa vẫn không khai, chị mất nhưng không khóc,…

Câu 13 :

Tập truyện ngắn Bến quê được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1984

  • B.

    1985

  • C.

    1986

  • D.

    1987

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tập truyện ngắn Bến quê được sáng tác năm 1985.

Câu 14 :

Khi gặp ông Bằng, tâm trạng, cảm xúc của chị Hoài như thế nào?

  • A.

    Xúc động sâu sắc khi gặp lại ông Bằng

  • B.

    Mừng rỡ, bồi hồi kể cho ông nghe về cuộc sống gia đình hiện tại

  • C.

    Hai con mắt đậm nỗi bồi hồi

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng của chị Hoài khi gặp lại ông bằng:

- Xúc động sâu sắc khi gặp lại ông Bằng: “Không chủ động được mình”; “lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép”; thốt lên tiếng chào như tiếng nấc.

- Mừng rỡ, bồi hồi kể cho ông nghe về cuộc sống gia đình hiện tại

Câu 15 :

Quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam được tác giả nhắc đến trong bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc?

  • A.

    Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo

  • B.

    Hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải

  • C.

    Cái đẹp kì vĩ, phi thường

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quan niệm về cái đẹp: cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo, hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải.

Câu 16 :

Truyện ngắn Một người Hà Nội được in trong tập truyện nào của Nguyễn Khải?

  • A.

    Một người Hà Nội

  • B.

    Một thời gió bụi

  • C.

    Hà Nội trong mắt tôi

  • D.

    Sống ở đời

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Một người Hà Nội được in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải.

Câu 17 :

Nội dung sau về Lưu Quang Vũ đúng hay sai?

“Cha ông là bác sĩ Lưu Quang Thuận”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Cha ông là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận nên, nên thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ.

Câu 18 :

Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật Tràng?

  • A.

    Đầu cao, lưng to bè, 2 con mắt nhỏ tí, ngà ngà đắm vào bóng chiều, 2 bên quai hàm bạnh ra.

  • B.

    Khỏe, chạy nhanh như ngựa.

  • C.

    Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngoại hình: đầu cao, lưng to bè, 2 con mắt nhỏ tí, ngà ngà đắm vào bóng chiều, 2 bên quai hàm bạnh ra,...=> xấu xí, thô kệch.

Câu 19 :

Trong cuộc đối thoại với hồn Trương Ba, thái độ của xác hàng thịt như thế nào?

  • A.

    Lúc đầu giận dữ sau chuyển sang bình tĩnh, ôn hòa

  • B.

    Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang chấp nhận

  • C.

    Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang ấp úng, bịt tai, tuyệt vọng

  • D.

    Lúc đầu giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng là thắng thế

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thái độ xác hàng thịt: từ giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng thắng thế.

Câu 20 :

Chi tiết nào dưới đây miêu tả ngoại hình của cụ Mết?

Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng.

Bị giặc đốt mười đầu ngón tay

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng.

Lời giải chi tiết :

Ngoại hình: râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng, ngực căng như một cây xà nu lớn.

Câu 21 :

Nhan đề “Thuốc” mang ý nghĩa như thế nào?

  • A.

    Chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người

  • B.

    Chỉ phương thuốc chữa căn bệnh u mê, lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc

  • C.

    Chỉ phương thuốc chữa căn bệnh u mê, lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh rời xa quần chúng của cách mạng Trung Quốc lúc bấy giờ.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

* Ý nghĩa nhan đề thuốc:

- Tầng nghĩa thứ nhất của nhan đề “Thuốc” là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng.

-Tầng nghĩa thứ hai của nhan đề “Thuốc” là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

-Tầng nghĩa thứ ba của nhan đề “Thuốc”, của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.

Câu 22 :

Nguyễn Thi tham gia cách mạng năm bao nhiêu?

  • A.

    1945

  • B.

    1946

  • C.

    1947

  • D.

    1948

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năm 1945, Nguyễn Thi tham gia cách mạng và gia nhập lực lượng vũ trang.

Câu 23 :

Tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn thuộc thể loại:

  • A.

    Kịch

  • B.

    Tiểu thuyết

  • C.

    Truyện ngắn

  • D.

    Truyện vừa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn (1985) – Ma Văn Kháng.

Câu 24 :

Theo tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ( Trần Đình Hượu ) , văn hóa Việt Nam hạn chế ở những phương diện nào?

  • A.

    Thần thoại không phong phú. Tôn giáo, triết học không phát triển, ít quan tâm đến giáo lí

  • B.

    Khoa học kĩ thuật không phát triển thành truyền thống

  • C.

    Âm nhạc, hội họa, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ. Thơ ca chưa có tác giả nào tầm vóc lớn lao

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

* Hạn chế trên các phương diện:

- Thần thoại không phong phú

- Tôn giáo, triết học không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lí kiền thành, cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh biện triết học. Các tôn giáo đều có mặt, nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí.

- Khoa học kĩ thuật không phát triển thành truyền thống.

- Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ.

- Thơ ca chưa có tác giả nào mang tầm vóc lớn lao.

Câu 25 :

Trong tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu), đ ặc điểm về sinh hoạt của người Việt Nam:

  • A.

    Thích chừng mực, vừa phải

  • B.

    Mong ước thái bình, an cư, lạc nghiệp để làm ăn no đủ

  • C.

    Sống thanh nhàn, thong thả, thích đông con nhiều cháu. Không mong những gì cao xa, khác thường

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

* Về sinh hoạt: Người Việt thích chừng mực, vừa phải, mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con, nhiều cháu, không mong gì cao xa, khác thường,…

Câu 26 :

Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt là hình ảnh:

  • A.

    Đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời

  • B.

    Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới

  • C.

    Tiếng trống thúc thuế dồn dập

  • D.

    Tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết đói.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Kết thúc truyện là hình ảnh đoàn người đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới

=> Ý nghĩa: Kết thúc mở, gợi ra nhiều phỏng đoán, liên tưởng cho người đọc. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ xuất hiện thoáng chốc trong tâm trí Tràng không chỉ gợi ra cảnh ngộ đói khát dữ dội, thực trạng thê thảm của người dân nghèo mà còn mang đến những tín hiệu rõ nét của cuộc cách mạng.

Câu 27 :

Những điều kiện chi phối lời nói về nội dung và hình thức của ngôn ngữ là:

  • A.

    Vị thế, lứa tuổi

  • B.

    Giới tính

  • C.

    Nghề nghiệp

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những điều kiện chi phối lời nói về nội dung và hình thức ngôn ngữ:

+ Vị thế: ngang hàng hoặc cách biệt, có thể xa lạ hay có quan hệ thân tình.

+ Những đặc điểm khác của từng người (lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hóa,....)

Câu 28 :

Truyện ngắn Rừng xà nu được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1965

  • B.

    1966

  • C.

    1967

  • D.

    1968

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết năm 1965

Câu 29 :

Nội dung sau về tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) đúng hay sai?

“Về nghệ thuật, Người Việt Nam sáng tạo những tác phẩm có quy mô lớn, mang vẻ đẹp tráng lệ, kì vĩ, phi thường”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Về nghệ thuật, sáng tạo những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp huyền ảo, kì vĩ, phi thường.

Câu 30 :

Đặc điểm của văn hóa Việt Nam về tôn giáo trong tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) :

  • A.

    Không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau tạo nên sự hài hòa

  • B.

    Không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo

  • C.

    Coi trọng cuộc sống trần tục hơn thế giới bên kia (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo,…)

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Về tôn giáo: không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau tạo nên sự hài hòa, không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo, coi trọng cuộc sống trần tục hơn thế giới bên kia (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo,…)

Câu 31 :

Đáp án nào không đúng khi nói về văn hóa ứng xử của người Việt Nam được tác giả nhắc đến trong bài Nhìn vế vốn văn hóa dân tộc?

  • A.

    Trọng tình nghĩa

  • B.

    Chú trọng đến trí, dũng

  • C.

    Chuộng sự khéo léo

  • D.

    Không kì thị, cực đoan, thích sự yên ổn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

* Về ứng xử:

- Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa.

- Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng

- Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo

- Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hòa hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.

Câu 32 :

Đối với bài văn nghị luận về một đoạn trích, trong phần thân bài, chúng ta cần phải khái quát lại nội dung chính của tác phẩm và đoạn trích trước đó. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Thân bài:

Bước 1: Khái quát tác phẩm trước đoạn trích đó (phân tích qua khoảng 7-8 dòng). Nếu là đoạn đầu thì bỏ qua. (Ví dụ: cảm nhận đoạn văn về cảnh vượt thác trong Người lái đò Sông Đà thì phải khái quát, giới thiệu đoạn trước đó với nội dung: sông Đà hung bạo, hùng vĩ, tính cách nham hiểm, độc dữ của loài thuỷ quái). Sau đó chúng ta nêu vị trí đoạn trích cũng như nêu nội dung đoạn văn ta sắp cảm nhận (nêu khái quát nhất – khoảng 3-4 dòng)

Câu 33 :

Chiếc thuyền ngoài xa kể về:

  • A.

    Chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

  • B.

    Công việc của một người nhiếp ảnh.

  • C.

    Cuộc sống của người dân chài ven biển

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Truyện kể về chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

Câu 34 :

Ngày xưa, khi chưa trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị là một cô gái xinh đẹp, tài năng như thế nào?

  • A.

    Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo

  • B.

    Mị hát rất hay, bao nhiêu người mê

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đâu đó trong cõi sâu tâm hồn người đàn bà câm lặng vì cơ cực, khổ đau ấy vẫn tiềm tàng một cô Mị ngày xưa, một cô Mị trẻ đẹp như đoá hoa rừng đầy sức sống, một người con gái trẻ trung, giàu đức hiếu thảo. Ngày ấy, tâm hồn yêu đời của Mị được gửi vào tiếng sáo: " Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo ".

Câu 35 :

Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc năm bao nhiêu?

  • A.

    1941

  • B.

    1942

  • C.

    1943

  • D.

    1944

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.

Câu 36 :

Theo tác giả, hạn chế của văn hóa Việt Nam là: Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Hạn chế: Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 1 môn văn lớp 12 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi học kì 2 môn văn lớp 12 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới - Tin tức Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới