Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 12 - Đề số 1
Đề bài
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Bạn không cần phải trở thành người số một
Vì bạn vốn đã là một người đặc biệt duy nhất
Tôi ngắm nhìn vô vàn những bông hoa xếp trước cửa hàng
Mỗi người đều có một loài hoa mình thích
Những bông hoa nào cũng rất đẹp
Không có bông nào tranh giành ngôi số một
Chúng chỉ đúng kiêu hãnh trong bình
Vậy tại sao con người chúng ta lại phải so bì với nhau như thế?
Tại sao chúng ta muốn trở thành người số một, khi tất cả chúng ta đều khác
biệt?
Đúng vậy, mỗi chúng ta đều là bông hoa duy nhất trên thế giới này
Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình
Và chỉ cần cố hết sức để hạt giống ấy nở hoa
Những bông hoa dù to hay nhỏ
Cũng chẳng có bông hoa nào giống hệt nhau
Vậy nên bạn không cần phải trở thành người số một
Vì bạn vốn đã là người đặc biệt duy nhất trên đời.
(Lời bài hát Bông hoa duy nhất trên thế giới, Noriyuki Makihara)
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nào?
-
A.
Báo chí
-
B.
Chính luận
-
C.
Nghệ thuật
-
D.
Khoa học
Theo tác giả, tại sao “Bạn không cần phải trở thành người số một” ?
-
A.
Vì bạn vốn là người đặc biệt duy nhất trên đời
-
B.
Vì bạn đã đẹp sẵn
-
C.
Vì không ai so sánh được với bạn
-
D.
Vì bạn sẽ không thể nào đạt được vị trí số một
“Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình” được hiểu như thế nào?
-
A.
Mỗi người có một vẻ đẹp riêng
-
B.
Mỗi người có một công việc riêng
-
C.
Mỗi người có một cuộc sống riêng
-
D.
Mỗi người có một cái tên riêng
Biệp pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong các câu sau:
Mỗi người đều có một loài hoa mình thích
Những bông hoa nào cũng rất đẹp
Không có bông nào tranh giành ngôi số một
Chúng chi đúng kiêu hãnh trong bình
-
A.
Điệp từ
-
B.
Ẩn dụ
-
C.
So sánh
-
D.
Nhân hóa
Ghép nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp:
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…bao giờ chết thì thôi”
“Trên đầu núi, các nương ngô,…đánh nhau ở Hồng Ngài”
“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn…lao chạy xuống dốc núi”
Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ
Hoàn cảnh của A Phủ
Tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị
Lưu Quang Vũ sinh ra trong một gia đình:
-
A.
Trí thức
-
B.
Công giáo
-
C.
Nông dân
-
D.
Giàu có
Đối với bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học, mở đầu thân bài cần nêu được:
-
A.
Khái quát về tác giả, tác phẩm, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
-
B.
Khái quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Chi tiết hai chị em Chiến Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm mang ý nghĩa:
Việt thấy mình trưởng thành hơn, thấy thương chị, cảm thấy được trách nhiệm lớn lao của mình vì mối thù với thằng Mỹ “đang đè nặng trên vai”.
Bàn thờ má còn là chứng tích tội ác do bọn giặc Mỹ tàn ác để lại, là động lực thúc đẩy chị em Việt ra đi đánh giặc để trả thù nhà, đền nợ nước.
Thể hiện sự trưởng thành của hai chị em là có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành hơn và có thể đi xa hơn.
Thể hiện niềm tin của tác giả Nguyễn Thi vào tương lai tất thắng.
Tất cả các đáp án trên
Truyền Rừng xà nu được viết khi tác giả đang tham gia chiến đấu chống Pháp cứu nước và hoạt động trên chiến trường Tây Nguyên anh bùng. Đúng hay sai?
Nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình mang nhiều vẻ đẹp, phẩm chất giống:
-
A.
Ba
-
B.
Ông nội
-
C.
Chị hai
-
D.
Má
Mùa lá rụng trong vườn của tác giả nào?
-
A.
Ma Văn Kháng
-
B.
Nguyễn Khải
-
C.
Nguyễn Thi
-
D.
Nguyễn Minh Châu
Tâm trạng bà cụ Tứ thay đổi như thế nào khi biết chuyện Tràng đưa thị về làm vợ?
-
A.
Ngỡ ngàng, lo lắng, tức giận
-
B.
Ngỡ ngàng, tức giận, phản đối
-
C.
Ngỡ ngàng, tủi cực, xót xa, vui mừng, vun đắp
-
D.
Sung sướng, vỡ òa hạnh phúc
Thông qua câu chuyện về người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu gửi đến thông điệp về cách nhìn nhận cuộc đời: Đừng nhìn cuộc đời, con người một cách phiếm diện mà phải có cái nhìn đa chiều, trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Đúng hay sai?
Khắc họa nhân vật Chiến với những nét tính cách giống mẹ, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
-
A.
Khẳng định con gái luôn giống mẹ
-
B.
Ý thức tô đậm nét kế thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ
-
C.
Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông
-
D.
Tô đậm nét kết thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ. Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông.
Qua lớp kịch hồn Trương Ba với gia đình, nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả Trương Ba rơi vào bất ổn và chịu đau khổ
-
A.
Sự không đồng nhất, không hài hòa giữa tâm hồn và thể xác, “bên trong một nẻo” của Trương Ba
-
B.
Trương Ba dần bị tha hóa dưới sức ảnh hưởng gê gớm của xác thịt
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt là hình ảnh:
-
A.
Đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời
-
B.
Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới
-
C.
Tiếng trống thúc thuế dồn dập
-
D.
Tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết đói.
Chi tiết nào dưới đây miêu tả ngoại hình của cụ Mết?
Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng.
Bị giặc đốt mười đầu ngón tay
Cả hai đáp án trên
Việc Nguyễn Minh Châu gọi nhân vật là “người đàn bà” một cách phiếm định có ý nghĩa:
-
A.
Gợi lên sự khốn khổ của nhân vật, đến cái tên chị cũng không có.
-
B.
Chị là người vô danh, là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như bao người phụ nữ khác trên những miền quê Việt Nam
-
C.
Khiến nhân vật có ý nghĩa khái quát
-
D.
Đáp án A và C
Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả nào?
-
A.
Ma Văn Kháng
-
B.
Nguyễn Khải
-
C.
Nguyễn Huy Tưởng
-
D.
Lưu Quang Vũ
Nội dung chính của đoạn sau là:
“ Trước kia mỗi chiều đi làm về, Tràng chỉ đi một mình , anh thường đùa vui với lũ trẻ trong xóm ngụ cư. … Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng
(Vợ nhặt - Kim Lân )
-
A.
Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà
-
B.
Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng
-
C.
Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ
-
D.
Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới
Nội dung chính của đoạn sau là:
“Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ…Như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”
(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)
Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
Câu chuyện của người đàng bà làng chài.
Tại sao người chồng lại trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) đưa vợ từ dưới thuyền lên bờ rồi mới đánh?
-
A.
Vì người chồng không muốn các con nhìn thấy
-
B.
Vì người chồng sợ các con can thiệp
-
C.
Vì người đàn bà không nỡ để các con chứng kiến cảnh mình bị đánh
-
D.
Vì người vợ thấy sắp bị đánh nên bỏ trốn lên bờ
Lưu Quang Vũ sinh ra tại:
-
A.
Hưng Yên
-
B.
Phú Thọ
-
C.
Vĩnh Phúc
-
D.
Nam Định
Nội dung chính của đoạn sau là:
“Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ…Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong”
(Nhũng đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi )
Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần.
Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân.
Khi đối thoại với xác hàng thịt, Hồn Trương Ba có suy nghĩ như thế nào?
-
A.
Trương Ba cho rằng mình không thể tách rời khỏi xác hàng thịt
-
B.
Trương Ba cho rằng mình phải chấp nhận cái thân xác "cồng kềnh, thô lỗ" của anh hàng thịt
-
C.
Trương Ba cho rằng mình vẫn còn một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn
-
D.
Trương Ba cho rằng mình phải sống hòa thuận với xác hàng thịt để tiếp tục cuộc sống này
Nôị dung chính của đoạn sau:
“Đây là lần thứ hai, người đàn bà được Đẩu mời đến về công việc gia đình. Cũng không phải lần đầu đến nơi công sở nhưng người đàn bà có vẻ sợ sệt, lúng túng…Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”
(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)
Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
Câu chuyện của người đàng bà làng chài
Nét văn hóa nào của người Việt được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn?
-
A.
Cúng tất niên chiều 30 Tết
-
B.
Đi chúc tết người thân đầu năm mới
-
C.
Xông đất đầu năm mới
-
D.
Mừng tuổi đầu năm mới
Nguyên nhân nào khiến Trương Ba chết?
-
A.
Do Trương Ba bị bệnh
-
B.
Do sự tắc trách của Nam Tào khiến Trương Ba bị chết nhầm
-
C.
Do sự tắc trách của Đế Thích khiến Trương Ba bị chết nhầm
-
D.
Do sự tắc trách của Bắc Đẩu khiến Trương Ba bị chết nhầm
Chiếc thuyền ngoài xa kể về:
-
A.
Chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
-
B.
Công việc của một người nhiếp ảnh.
-
C.
Cuộc sống của người dân chài ven biển
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ mà tác giả muốn đề cao là:
-
A.
Cả hai nhân vật đều có tinh thần yêu tự do
-
B.
Cả hai nhân vật đều có sức phản kháng mãnh liệt
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Câu nói sau của nhân vật nào trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt?
“Đừng vờ! Chính ông làm cu Tị khổ thêm thì có! Cu Tị nó cũng rất ghét ông! Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”
-
A.
Cái Gái
-
B.
Chị con dâu
-
C.
Vợ Trương Ba
-
D.
Chị Lụa
Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:
-
A.
Cười
-
B.
Nói luôn miệng
-
C.
Hát khe khẽ
-
D.
Mắt sáng lên lấp lánh
Nội dung chính của đoạn trích sau:
“ Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!. [...] Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến đi. Chỉ còn lại xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chõng…Vợ Trương Ba vào”.
-
A.
Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt
-
B.
Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình
-
C.
Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích
-
D.
Quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba
Khung cảnh ngày Tết và dòng tâm tư cùng lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn gợi lên điều gì:
-
A.
Gợi nhớ về cội nguồn và các giá trị truyền thống của dân tộc
-
B.
Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Việt và Chiến đại diện cho:
-
A.
Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước
-
B.
Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
-
C.
Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì xây dựng nền kinh tế mới
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Chi tiết sau miêu tả nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu?
“Nó khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười nó chùi nước mắt, từ đó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng”
-
A.
Bé Heng
-
B.
Mai
-
C.
Dít
-
D.
Con của Mai
Truyện Những đứa con trong gia đình kể về những đứa con trong một gia đình Tây Nguyên. Đúng hay sai?
Phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu là:
-
A.
Lãng mạn, trữ tình
-
B.
Tự sự - triết lí đậm nét
-
C.
Trữ tình chính trị
-
D.
Đậm đà màu sắc dân tộc
Hành động “ lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu ” của Mị thể hiện:
-
A.
Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối
-
B.
Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Phát hiện thứ hai của nhân vật Phùng là:
-
A.
Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa – cảnh đắt trời cho
-
B.
Bức tranh cuộc sống thô bạo, tàn nhẫn đầy nghịch lí
-
C.
Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện
-
D.
Phát hiện tích cách thật sau vẻ bề ngoài của các nhân vật
Lời giải và đáp án
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Bạn không cần phải trở thành người số một
Vì bạn vốn đã là một người đặc biệt duy nhất
Tôi ngắm nhìn vô vàn những bông hoa xếp trước cửa hàng
Mỗi người đều có một loài hoa mình thích
Những bông hoa nào cũng rất đẹp
Không có bông nào tranh giành ngôi số một
Chúng chỉ đúng kiêu hãnh trong bình
Vậy tại sao con người chúng ta lại phải so bì với nhau như thế?
Tại sao chúng ta muốn trở thành người số một, khi tất cả chúng ta đều khác
biệt?
Đúng vậy, mỗi chúng ta đều là bông hoa duy nhất trên thế giới này
Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình
Và chỉ cần cố hết sức để hạt giống ấy nở hoa
Những bông hoa dù to hay nhỏ
Cũng chẳng có bông hoa nào giống hệt nhau
Vậy nên bạn không cần phải trở thành người số một
Vì bạn vốn đã là người đặc biệt duy nhất trên đời.
(Lời bài hát Bông hoa duy nhất trên thế giới, Noriyuki Makihara)
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nào?
-
A.
Báo chí
-
B.
Chính luận
-
C.
Nghệ thuật
-
D.
Khoa học
Đáp án: C
Dựa vào các phong cách ngôn ngữ đã học
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Theo tác giả, tại sao “Bạn không cần phải trở thành người số một” ?
-
A.
Vì bạn vốn là người đặc biệt duy nhất trên đời
-
B.
Vì bạn đã đẹp sẵn
-
C.
Vì không ai so sánh được với bạn
-
D.
Vì bạn sẽ không thể nào đạt được vị trí số một
Đáp án: A
Xem lại văn bản trên
Bạn không cần phải trở thành người số một
Vì bạn vốn đã là một người đặc biệt duy nhất
“Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình” được hiểu như thế nào?
-
A.
Mỗi người có một vẻ đẹp riêng
-
B.
Mỗi người có một công việc riêng
-
C.
Mỗi người có một cuộc sống riêng
-
D.
Mỗi người có một cái tên riêng
Đáp án: A
Xem lại văn bản
“Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình”: mỗi người có “một hạt giống” riêng, khi hạt giống nảy mầm sẽ tạo nên những “bông hoa” mang vẻ đẹp khác nhau, không ai giống ai hoàn toàn.
Biệp pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong các câu sau:
Mỗi người đều có một loài hoa mình thích
Những bông hoa nào cũng rất đẹp
Không có bông nào tranh giành ngôi số một
Chúng chi đúng kiêu hãnh trong bình
-
A.
Điệp từ
-
B.
Ẩn dụ
-
C.
So sánh
-
D.
Nhân hóa
Đáp án: C
Xem lại văn bản và các biện pháp nghệ thuật đã học
Biệp pháp nghệ thuật:
- Điệp từ: bông, hoa
- Ẩn dụ: bông hoa là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp riêng của mỗi người
- Nhân hóa: Chúng chỉ đứng kiêu hãnh trong bình
Ghép nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp:
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…bao giờ chết thì thôi”
“Trên đầu núi, các nương ngô,…đánh nhau ở Hồng Ngài”
“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn…lao chạy xuống dốc núi”
Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ
Hoàn cảnh của A Phủ
Tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…bao giờ chết thì thôi”
Tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị
“Trên đầu núi, các nương ngô,…đánh nhau ở Hồng Ngài”
Hoàn cảnh của A Phủ
“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn…lao chạy xuống dốc núi”
Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến ... bao giờ chết thì thôi ) : Tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị.
- Phần 2 (tiếp theo đến ... đánh nhau ở Hồng Ngài ) : Hoàn cảnh của A Phủ.
- Phần 3 (còn lại) : Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ.
Lưu Quang Vũ sinh ra trong một gia đình:
-
A.
Trí thức
-
B.
Công giáo
-
C.
Nông dân
-
D.
Giàu có
Đáp án : A
Lưu Quang Vũ sinh ra trong một gia đình trí thức.
Đối với bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học, mở đầu thân bài cần nêu được:
-
A.
Khái quát về tác giả, tác phẩm, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
-
B.
Khái quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : A
Thân bài: Khái quát về tác giả (phong cách sáng tác), tác phẩm, xuất xứ: (Phần này rất quan trọng vì trong đáp án của Bộ, học sinh làm tốt những yêu cầu này sẽ đạt 0,50 điểm; nếu các em đã đưa phần tác giả lên mở bài thì phần khái quát có thể không cần nữa; hoặc phần khái quát sẽ dùng để nói hoàn cảnh sáng tác).
Chi tiết hai chị em Chiến Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm mang ý nghĩa:
Việt thấy mình trưởng thành hơn, thấy thương chị, cảm thấy được trách nhiệm lớn lao của mình vì mối thù với thằng Mỹ “đang đè nặng trên vai”.
Bàn thờ má còn là chứng tích tội ác do bọn giặc Mỹ tàn ác để lại, là động lực thúc đẩy chị em Việt ra đi đánh giặc để trả thù nhà, đền nợ nước.
Thể hiện sự trưởng thành của hai chị em là có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành hơn và có thể đi xa hơn.
Thể hiện niềm tin của tác giả Nguyễn Thi vào tương lai tất thắng.
Tất cả các đáp án trên
Tất cả các đáp án trên
Xem lại văn bản
* Chi tiết hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm là chi tiết giàu ý nghĩa:
- Không khí thiêng liêng đã biến Việt trở thành người lớn: “lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình”, “Việt thấy thương chị lạ”, cảm thấy được trách nhiệm lớn lao của mình vì mối thù với thằng Mỹ “đang đè nặng trên vai”.
- Bàn thờ má còn là chứng tích tội ác do bọn giặc Mỹ tàn ác để lại, là động lực thúc đẩy chị em Việt ra đi đánh giặc để trả thù nhà, đền nợ nước.
- Hình ảnh còn có ý nghĩa tượng trưng, thể hiện sự trưởng thành của hai chị em là có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành hơn và có thể đi xa hơn.
- Hình ảnh này còn là hình ảnh lãng mạn "ở tạm bên nhà chú” và đến khi “nước nhà độc lập con lại đưa má về”, đây là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ác liệt, nhưng Nguyễn Thi vẫn mang một niềm tin vào tương lai tất thắng.
Truyền Rừng xà nu được viết khi tác giả đang tham gia chiến đấu chống Pháp cứu nước và hoạt động trên chiến trường Tây Nguyên anh bùng. Đúng hay sai?
- Sai
- Truyện được viết khi tác giả đang tham gia chiến đấu chống Mỹ cứu nước và hoạt động trên chiến trường Tây Nguyên anh hùng.
Nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình mang nhiều vẻ đẹp, phẩm chất giống:
-
A.
Ba
-
B.
Ông nội
-
C.
Chị hai
-
D.
Má
Đáp án : D
Thông qua được những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được Nguyễn Thi miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng đẹp nhất, phẩm chất kiên trung của người mẹ. Ở Chiến có nét gì đó giống người mẹ của cô. Đã ba lần Việt thấy chị Chiến giống mẹ, giống ở điệu bộ, cử chỉ, lời nói cách lo liệu công việc, chính chị cũng cảm giác hòa vào với mẹ. Theo lời chú Năm, cô "không khác mẹ một chút nào".
Mùa lá rụng trong vườn của tác giả nào?
-
A.
Ma Văn Kháng
-
B.
Nguyễn Khải
-
C.
Nguyễn Thi
-
D.
Nguyễn Minh Châu
Đáp án : A
Xem lại văn bản
Mùa lá rụng trong vườn (1985) – Ma Văn Kháng.
Tâm trạng bà cụ Tứ thay đổi như thế nào khi biết chuyện Tràng đưa thị về làm vợ?
-
A.
Ngỡ ngàng, lo lắng, tức giận
-
B.
Ngỡ ngàng, tức giận, phản đối
-
C.
Ngỡ ngàng, tủi cực, xót xa, vui mừng, vun đắp
-
D.
Sung sướng, vỡ òa hạnh phúc
Đáp án : C
Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ:
- Ngạc nhiên vì thấy có người đàn bà lạ ở trong nhà (hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu bà).
- Bà càng ngạc nhiên hơn khi người đàn bà đó chào bà bằng “u ”.
- Đến khi Tràng phân trần thì bà đã hiểu: vừa đau đớn, tủi cực, vừa xót xa xen lẫn vui mừng => Bà lão đã mở rộng tấm lòng để đón nhận con dâu và thương cho cảnh ngộ.
Thông qua câu chuyện về người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu gửi đến thông điệp về cách nhìn nhận cuộc đời: Đừng nhìn cuộc đời, con người một cách phiếm diện mà phải có cái nhìn đa chiều, trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Đúng hay sai?
- Đúng
- Thông qua câu chuyện về người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu gửi đến thông điệp về cách nhìn nhận cuộc đời: Đừng nhìn cuộc đời, con người một cách phiếm diện mà phải có cái nhìn đa chiều, trong nhiều mối quan hệ khác nhau.
Khắc họa nhân vật Chiến với những nét tính cách giống mẹ, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
-
A.
Khẳng định con gái luôn giống mẹ
-
B.
Ý thức tô đậm nét kế thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ
-
C.
Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông
-
D.
Tô đậm nét kết thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ. Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông.
Đáp án : D
Xem lại văn bản
Khắc họa nhân vật Chiến với những nét tính cách giống mẹ, tác giả Nguyễn Thi nhằm tô đậm nét kế thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ. Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông.
Qua lớp kịch hồn Trương Ba với gia đình, nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả Trương Ba rơi vào bất ổn và chịu đau khổ
-
A.
Sự không đồng nhất, không hài hòa giữa tâm hồn và thể xác, “bên trong một nẻo” của Trương Ba
-
B.
Trương Ba dần bị tha hóa dưới sức ảnh hưởng gê gớm của xác thịt
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : C
Nguyên nhân chính khiến người thân của Trương Ba và chính Trương Ba rơi vào bất ổn, đau khổ là việc “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, sự không đồng nhất giữa thể xác và tâm hồn ở Trương Ba gây ra nhiều phiền toái, rắc rối. Đau xót hơn là Trương Ba không còn là chính mình, ông bị tha hóa dưới sức ảnh hưởng ghê gớm của xác thịt.
Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt là hình ảnh:
-
A.
Đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời
-
B.
Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới
-
C.
Tiếng trống thúc thuế dồn dập
-
D.
Tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết đói.
Đáp án : B
Xem lại văn bản
- Kết thúc truyện là hình ảnh đoàn người đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới
=> Ý nghĩa: Kết thúc mở, gợi ra nhiều phỏng đoán, liên tưởng cho người đọc. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ xuất hiện thoáng chốc trong tâm trí Tràng không chỉ gợi ra cảnh ngộ đói khát dữ dội, thực trạng thê thảm của người dân nghèo mà còn mang đến những tín hiệu rõ nét của cuộc cách mạng.
Chi tiết nào dưới đây miêu tả ngoại hình của cụ Mết?
Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng.
Bị giặc đốt mười đầu ngón tay
Cả hai đáp án trên
Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng.
Ngoại hình: râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng, ngực căng như một cây xà nu lớn.
Việc Nguyễn Minh Châu gọi nhân vật là “người đàn bà” một cách phiếm định có ý nghĩa:
-
A.
Gợi lên sự khốn khổ của nhân vật, đến cái tên chị cũng không có.
-
B.
Chị là người vô danh, là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như bao người phụ nữ khác trên những miền quê Việt Nam
-
C.
Khiến nhân vật có ý nghĩa khái quát
-
D.
Đáp án A và C
Đáp án : B
Xem lại văn bản
Xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, hầu như người đọc không hề được biết đến tên gọi của người đàn bà tội nghiệp ấy, Nguyễn Minh Châu đã gọi một cách phiếm định: khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, khi thì gọi chị ta.... Khi người đàn bà này xuất hiện ở tòa án huyện để gặp chánh án Đẩu, ta vẫn không biết tên. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu không đặt tên cho người đàn bà hàng chài này, cũng không phải nhà văn "nghèo" ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho chị một cái tên mà là vì chị cũng giống như hàng trăm người đàn bà ở vùng biển nhỏ bé này: chị là người vô danh, là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như bao người phụ nữ khác không hiếm gặp trên những miền quê Việt Nam.
Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả nào?
-
A.
Ma Văn Kháng
-
B.
Nguyễn Khải
-
C.
Nguyễn Huy Tưởng
-
D.
Lưu Quang Vũ
Đáp án : D
Xem lại văn bản
Hồn Trơng Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ
Nội dung chính của đoạn sau là:
“ Trước kia mỗi chiều đi làm về, Tràng chỉ đi một mình , anh thường đùa vui với lũ trẻ trong xóm ngụ cư. … Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng
(Vợ nhặt - Kim Lân )
-
A.
Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà
-
B.
Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng
-
C.
Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ
-
D.
Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới
Đáp án : A
Nội dung chính: Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà
Nội dung chính của đoạn sau là:
“Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ…Như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”
(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)
Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
Câu chuyện của người đàng bà làng chài.
Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
Có nhiều cách chia, ta có thể chia làm 2 đoạn lớn:
- Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lới vó đã biết mất"). Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
- Đoạn 2: (Còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.
Tại sao người chồng lại trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) đưa vợ từ dưới thuyền lên bờ rồi mới đánh?
-
A.
Vì người chồng không muốn các con nhìn thấy
-
B.
Vì người chồng sợ các con can thiệp
-
C.
Vì người đàn bà không nỡ để các con chứng kiến cảnh mình bị đánh
-
D.
Vì người vợ thấy sắp bị đánh nên bỏ trốn lên bờ
Đáp án : C
Xem lại văn bản
Người vợ xin người chồng vũ phu đưa lên bờ đánh bởi không muốn các con chứng kiến cảnh bạo lực này.
Lưu Quang Vũ sinh ra tại:
-
A.
Hưng Yên
-
B.
Phú Thọ
-
C.
Vĩnh Phúc
-
D.
Nam Định
Đáp án : B
Lưu Quang Vũ sinh ra tại Phú Thọ
Nội dung chính của đoạn sau là:
“Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ…Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong”
(Nhũng đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi )
Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần.
Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân.
Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần.
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến bắt đầu xung phong): Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi rồi tỉnh lại.
- Phần 2 (còn lại): Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân.
Khi đối thoại với xác hàng thịt, Hồn Trương Ba có suy nghĩ như thế nào?
-
A.
Trương Ba cho rằng mình không thể tách rời khỏi xác hàng thịt
-
B.
Trương Ba cho rằng mình phải chấp nhận cái thân xác "cồng kềnh, thô lỗ" của anh hàng thịt
-
C.
Trương Ba cho rằng mình vẫn còn một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn
-
D.
Trương Ba cho rằng mình phải sống hòa thuận với xác hàng thịt để tiếp tục cuộc sống này
Đáp án : C
Hồn Trương Ba cho rằng mình vẫn còn một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.
Nôị dung chính của đoạn sau:
“Đây là lần thứ hai, người đàn bà được Đẩu mời đến về công việc gia đình. Cũng không phải lần đầu đến nơi công sở nhưng người đàn bà có vẻ sợ sệt, lúng túng…Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”
(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)
Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
Câu chuyện của người đàng bà làng chài
Câu chuyện của người đàng bà làng chài
Nội dung chính: Câu chuyện của hai người đàn bà làng chài.
Nét văn hóa nào của người Việt được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn?
-
A.
Cúng tất niên chiều 30 Tết
-
B.
Đi chúc tết người thân đầu năm mới
-
C.
Xông đất đầu năm mới
-
D.
Mừng tuổi đầu năm mới
Đáp án : A
Xem lại văn bản
Nét văn hóa cúng tất niên chiều 30 Tết với khói hương và mâm cỗ thịnh soạn được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn.
Nguyên nhân nào khiến Trương Ba chết?
-
A.
Do Trương Ba bị bệnh
-
B.
Do sự tắc trách của Nam Tào khiến Trương Ba bị chết nhầm
-
C.
Do sự tắc trách của Đế Thích khiến Trương Ba bị chết nhầm
-
D.
Do sự tắc trách của Bắc Đẩu khiến Trương Ba bị chết nhầm
Đáp án : B
Xem lại văn bản
Do sự tắc trách của Nam Tào khiến Trương Ba bị chết nhầm.
Chiếc thuyền ngoài xa kể về:
-
A.
Chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
-
B.
Công việc của một người nhiếp ảnh.
-
C.
Cuộc sống của người dân chài ven biển
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : A
Xem lại văn bản
Truyện kể về chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ mà tác giả muốn đề cao là:
-
A.
Cả hai nhân vật đều có tinh thần yêu tự do
-
B.
Cả hai nhân vật đều có sức phản kháng mãnh liệt
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : C
Xem lại nhân vật Mị và nhân vật A Phủ
Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ:
- Yêu tự do: Mị chấp nhận làm lụng, lao động để trả nợ thay cho cha mẹ chứ không chịu trở thành con dâu gạt nợ cho nhà giàu. A Phủ cũng là người yêu tự do, khi bị bán xuống miền xuôi, A Phủ trốn lên miền ngược
- Sức phản kháng mãnh liệt.
Câu nói sau của nhân vật nào trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt?
“Đừng vờ! Chính ông làm cu Tị khổ thêm thì có! Cu Tị nó cũng rất ghét ông! Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”
-
A.
Cái Gái
-
B.
Chị con dâu
-
C.
Vợ Trương Ba
-
D.
Chị Lụa
Đáp án : A
Xem lại văn bản
Câu nói trên là của cái Gái (cháu Trương Ba), thể hiện sự giận dữ, quyết liệt, nhất mực phản đối, cho rằng ông mình đã chết mà thay vào đó là một Trương Ba vô cùng vụng về, thô lỗ, phũ phàng.
Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:
-
A.
Cười
-
B.
Nói luôn miệng
-
C.
Hát khe khẽ
-
D.
Mắt sáng lên lấp lánh
Đáp án : A
Xem lại văn bản
- Tác giả Kim Lân đã nhắc đến nhiều lần về tiếng cười của Tràng khi “nhặt được vợ: cười tủm tỉm, bật cười , cười cười …
=> Thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc của Tràng khi có vợ
Nội dung chính của đoạn trích sau:
“ Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!. [...] Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến đi. Chỉ còn lại xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chõng…Vợ Trương Ba vào”.
-
A.
Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt
-
B.
Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình
-
C.
Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích
-
D.
Quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba
Đáp án : A
Nội dung chính: Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với xác hàng thịt
Khung cảnh ngày Tết và dòng tâm tư cùng lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn gợi lên điều gì:
-
A.
Gợi nhớ về cội nguồn và các giá trị truyền thống của dân tộc
-
B.
Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : C
Xem lại văn bản
- Khung cảnh ngày Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho ta nhiều suy nghĩ:
+ Gợi nhớ về cội nguồn các giá trị truyền thống của dân tộc ta.
+ Đồng thời nhà văn đặt ra vấn đề là cần phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của quá khứ của truyền thống.
Việt và Chiến đại diện cho:
-
A.
Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước
-
B.
Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
-
C.
Thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì xây dựng nền kinh tế mới
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : B
Xem lại văn bản.
Việt và Chiến là những người anh hùng đại diện cho thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chi tiết sau miêu tả nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu?
“Nó khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười nó chùi nước mắt, từ đó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng”
-
A.
Bé Heng
-
B.
Mai
-
C.
Dít
-
D.
Con của Mai
Đáp án : C
Xem lại văn bản
Miêu tả nhân vật Dít trong khi đi đem gạo ra rừng cho cụ Mết thì bị giặc bắt.
=> Dít là người con gái gan dạ, dũng cảm, có sức chịu đựng phi thường, biết nén đau thương để nung nấu ý chí trả thù: đem gạo vào rừng cho dân làng, giặc bắn súng dọa vẫn không khai, chị mất nhưng không khóc,…
Truyện Những đứa con trong gia đình kể về những đứa con trong một gia đình Tây Nguyên. Đúng hay sai?
- Sai
- Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với Cách mạng.
Phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu là:
-
A.
Lãng mạn, trữ tình
-
B.
Tự sự - triết lí đậm nét
-
C.
Trữ tình chính trị
-
D.
Đậm đà màu sắc dân tộc
Đáp án : B
Phong cách của Nguyễn Minh Châu là phong cách tự sự - triết lí đậm nét.
Hành động “ lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu ” của Mị thể hiện:
-
A.
Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối
-
B.
Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : C
Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động " lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu ". Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.
Phát hiện thứ hai của nhân vật Phùng là:
-
A.
Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa – cảnh đắt trời cho
-
B.
Bức tranh cuộc sống thô bạo, tàn nhẫn đầy nghịch lí
-
C.
Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện
-
D.
Phát hiện tích cách thật sau vẻ bề ngoài của các nhân vật
Đáp án : B
- Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ Phùng đó chính là phát hiện bức tranh cuộc sống thô bạo, tàn nhẫn, đầy nghịch lí.
- Từ chiếc thuyền nhỏ đẹp đẽ vừa rồi, Phùng nhận thấy: Người đàn bà thô kệch xấu xí, mặt đầy sự mệt mỏi bước ra và một lão chồng với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, đôi mắt độc dữ cùng bước ra từ con thuyền. Lão chồng “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyển rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”.