Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 12 - Đề số 3
Đề bài
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Đọc thơ, có người như nhà thực vật
Đọc mùa quả, hoa chói mắt
Có người như nhà địa chất
Đọc ngầm cái gì ở sâu trong đất
Cái mạch ngầm văn bản phía sau văn.
Kẻ đọc dương, người lại nghe cái âm âm.
Cái nhạc trưởng chỉ huy trong tiềm thức
(Đọc thơ mạch ngầm văn bản - Chế Lan Viên).
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
-
A.
Biểu cảm
-
B.
Nghị luận
-
C.
Tự sự
-
D.
Miêu tả
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
-
A.
Phong cách ngôn ngữ báo chí
-
B.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-
C.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
D.
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ dưới đây:
Đọc thơ, có người như nhà thực vật
Đọc mùa quả, hoa chói mắt
-
A.
Phép điệp
-
B.
Phép so sánh
-
C.
Pháp nhân hóa
-
D.
Đáp án A và B
Anh /chị hiểu thế nào là đọc thơ theo kiểu nhà địa chất mà Chế Lan Viên đã nói đến trong đoạn thơ trên?
-
A.
Đọc bề nổi trên mặt ngôn từ
-
B.
Đọc thầm bằng mắt
-
C.
Đọc mạch ngầm của văn bản
-
D.
Đọc nơi tĩnh lặng
Nội dung sau đúng hay sai?
“Hoạt động nổi bật nhất của quá trình văn học là trào lưu văn học, một hiện tượng có tính chất lịch sử, ra đời và mất đi trong khoảng thời gian nhất định”
Dòng nào dưới đây không phù hợp với phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chĩ Minh?
-
A.
Ngôn ngữ trau chuốt, bỏng bẩy.
-
B.
Kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc.
-
C.
Giàu tính luận chiến.
-
D.
Giọng điệu uyển chuyển.
Nguyễn Duy tên khai sinh là:
-
A.
Nguyễn Duy Tấn
-
B.
Nguyễn Duy Nhuệ
-
C.
Nguyễn Duy Quan
-
D.
Nguyễn Duy Khánh
Sông Hương trong sách địa dư của Nguyễn Trãi mang tên là:
-
A.
Giang Linh
-
B.
Sông Hương
-
C.
Linh Giang
-
D.
Sông Huế
Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể thơ nào?
-
A.
Thất ngôn
-
B.
Lục bát
-
C.
Thất ngôn bát cú
-
D.
Song thất lục bát
Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?
-
A.
Gia đình nông dân
-
B.
Gia đình sĩ phu yêu nước
-
C.
Gia đình công chức
-
D.
Gia đình Nho học
Mục đích của văn bản Tuyên ngôn độc lập là:
-
A.
Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta
-
B.
Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm
-
C.
Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam
-
D.
Cả ba đáp án trên
Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ đế quốc nào?
-
A.
Nhật
-
B.
Pháp
-
C.
Mĩ
-
D.
Các nước Đồng Minh
Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Sóng ?
-
A.
Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp
-
B.
Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng
-
C.
Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng
-
D.
Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế
Tích vào các đáp án thể hiện mối quan hệ giữa thơ và tâm hồn con người?
“Ta nói hôm nay nên thơ nhưng chính ra chúng ta mong một nỗi niềm vui buồn nào mà muốn làm thơ”
"Cảm xúc là phần xương thịt hơn cả đời sống tâm hồn"
“Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mắt”
“Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống”
Những câu, những lời thơ diễn lên “Làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc”
Những tư tưởng trong thơ là tư tưởng gắn liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống.
Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?
-
A.
C uộc đảo chính nhằm lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm .
-
B.
Kỉ niệm 141 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.
-
C.
Kỉ niệm 7 0 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.
-
D.
Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.
Văn bản Thông điệp ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 thuộc kiểu văn bản gì?
-
A.
Văn bản tự sự
-
B.
Văn bản nhật dụng
-
C.
Văn bản khoa học
-
D.
Văn bản nghệ thuật
Đáp án nào không đúng khi nói về đoạn trích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
-
A.
Đoạn trích thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng của nhà văn về nhiều lĩnh vực: văn hóa, địa lý, lịch sử, văn chương.
-
B.
Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và rất mực tài hoa.
-
C.
Đoạn trích thể hiện tình yêu đắm say, sự gắn bó thiết tha, sâu nặng của tác giả với dòng sông Hương, với đất và người xứ Huế.
-
D.
Giọng điệu thông minh, sắc sảo pha lẫn sự hóm hỉnh, từng trải.
Luận điểm nào dưới đây không có trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn học của dân tộc ?
-
A.
Nguyễn Đình Chiều là một người anh hùng dân tộc.
-
B.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước.
-
C.
Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng chiến bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.
-
D.
Lục Vân Tiên, một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.
Nội dung sau về văn học đúng hay sai?
“Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù bất biến”
Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây là:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.
…
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
-
A.
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân
-
B.
Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án nào không phải giá trị nội dung của văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS?
-
A.
Phòng chống HIV/AIDS là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, những cố gắng của con người vẫn chưa đủ.
-
B.
Thiết tha kêu gọi các quốc gia, toàn thể nhân dân trên thế giới hãy sát cánh bên nhau để cùng lật đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS.
-
C.
Việc đẩy lùi đại dịch là việc của riêng mỗi cá nhân.
-
D.
Tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS.
Nội dung sau về lời đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” đúng hay sai?
“Lời đề từ là di chúc của Lor – ca khi dự cảm về cái chết của mình”
Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?
-
A.
Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.
-
B.
Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.
-
C.
Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
-
D.
Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do và dân chủ.
Đáp án nào sau đây không phải nội dung thơ của Tố Hữu?
-
A.
Tính triết lý, suy tưởng.
-
B.
Trữ tình chính trị.
-
C.
Khuynh hướng sử thi.
-
D.
Giọng thơ đậm chất tâm tình tự nhiên, đằm thắm, chân thành
Nguyễn Tuân quê ở:
-
A.
Hà Nội
-
B.
Nam Định
-
C.
Hưng Yên
-
D.
Hà Nam
“bỗng kinh hoàng
Áo choàng bê bết đỏ”
Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
-
A.
Nhân hóa
-
B.
Hoán dụ
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
So sánh
Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Cười vang
Tháo khăn phủ mặt cho chồng
Người xuống làng
Ô tô kêu vang đường cái
Vai đeo đầy tay nải
Ríu rít tiếng cười trẻ con
Tích vào đáp án không thể hiện những đặc điểm khác của thơ trong tác phẩm Mấy ý nghĩ về thơ :
Hình ảnh thơ
Thể loại thơ
Tư tưởng thơ
Cảm xúc thơ
Cái thực của thơ
Ngôn ngữ thơ
Dương lượng thơ
Năm 2001, Quang Dũng được trao tặng giải thưởng gì?
-
A.
Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật
-
B.
Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ
-
C.
Giải thưởng cống hiến
-
D.
Đáp án khác
Phạm Văn Đồng thường viết thể loại văn học nào?
-
A.
Thơ cách mạng
-
B.
Văn xuôi
-
C.
Tác phẩm nghị luận
-
D.
Truyện ngắn
Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
…
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
…
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
…
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
...
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến
Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh trữ tình thơ mộng
Những chặng đường hành quân gian khổ của đoàn binh Tây Tiến giữa khung cảnh miền Tây hùng vĩ, dữ dội
Chân dung người lính Tây Tiến
Địa danh nào đưới đây là quê hương của Nguyễn Khoa Điềm?
-
A.
Hà Nội
-
B.
Thừa Thiên – Huế
-
C.
Quảng Ngãi
-
D.
Nghệ An
Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?
-
A.
Lính Tây Tiến là nông dân ở khắp mọi miền.
-
B.
Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.
-
C.
Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên tri thức.
-
D.
Lính Tây Tiến là học sinh trí thức.
Đáp án nào dưới đây là giá trị nghệ thuật của đoạn trích Đất Nước ?
Thể thơ tự do phóng túng
Lời đối đáp giao duyên của ca dao dân ca
Giọng thơ suy tưởng: đặt câu hỏi và tự trả lời
Sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian
Giọng thơ trữ tình – chính luận
Giọng thơ sôi nổi, hào hùng
Từ năm 1929 đến năm 1936, Phạm Văn Đồng bị thực dân Pháp bắt, kết án tù và bị đi đày ở:
-
A.
Côn Đảo
-
B.
Tam Đảo
-
C.
Quảng Ngãi
-
D.
Quảng Trị
Theo tác giả văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? , toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trong môi trường nào?
-
A.
Trong những sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân sinh sống trong các con thuyền trên dòng sông Hương.
-
B.
Trong những hội hè, đình đám của cư dân sống trên dòng sông và dân cư quần tụ đôi bờ sông Hương.
-
C.
Trong những sinh hoạt văn hóa, tinh thần của cư dân đôi bờ Hương Giang.
-
D.
Trong những sáng tác của các nghệ sĩ, các bậc tao nhân mặc khách đã từng có lần đến với dòng sông Hương.
Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:
“Dữ dội và dịu êm
…
Bồi hồi trong ngực trẻ
“Trước muôn trùng sóng bể
…
Khi nào ta yêu nhau”
“Con sóng dưới lòng sâu
…
Dù muôn vàn cách trở”
“Cuộc đời tuy dài thế
…
Để ngàn năm còn vỗ”
Những suy tư về cuộc đời và khát vọng trong tình yêu
Sóng – Khát vọng tình yêu của người con gái
Ngọn nguồn của sóng – Truy tìm sự bí ẩn của tình yêu
Sóng – Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu
Trong Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật nào sau đây?
-
A.
Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.
-
B.
Nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
-
C.
Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh.
-
D.
Đáp án A và B
Vị trí của đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc là:
-
A.
Nằm trong phần đầu của tác phẩm ( kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến)
-
B.
Nằm trong phần đầu của tác phẩm ( gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng và Bác Hồ đối với dân tộc)
-
C.
Nằm trong giữa tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến)
-
D.
Nằm trong phần cuối tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến)
“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”
Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:
-
A.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
B.
Phong cách ngôn ngữ báo chí.
-
C.
Phong cách ngôn ngữ khoa học.
-
D.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Lời giải và đáp án
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Đọc thơ, có người như nhà thực vật
Đọc mùa quả, hoa chói mắt
Có người như nhà địa chất
Đọc ngầm cái gì ở sâu trong đất
Cái mạch ngầm văn bản phía sau văn.
Kẻ đọc dương, người lại nghe cái âm âm.
Cái nhạc trưởng chỉ huy trong tiềm thức
(Đọc thơ mạch ngầm văn bản - Chế Lan Viên).
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
-
A.
Biểu cảm
-
B.
Nghị luận
-
C.
Tự sự
-
D.
Miêu tả
Đáp án: A
Dựa vào các phương thức biểu đạt chính đã học
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
-
A.
Phong cách ngôn ngữ báo chí
-
B.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-
C.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
D.
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Đáp án: B
Dựa vào các phong cách ngôn ngữ đã học
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ dưới đây:
Đọc thơ, có người như nhà thực vật
Đọc mùa quả, hoa chói mắt
-
A.
Phép điệp
-
B.
Phép so sánh
-
C.
Pháp nhân hóa
-
D.
Đáp án A và B
Đáp án: D
Dựa vào các biện pháp tu từ đã học
Biện pháp nghệ thuật:
So sánh: Đọc thơ, có người như nhà thực vật
Phép điệp: Đọc…
Anh /chị hiểu thế nào là đọc thơ theo kiểu nhà địa chất mà Chế Lan Viên đã nói đến trong đoạn thơ trên?
-
A.
Đọc bề nổi trên mặt ngôn từ
-
B.
Đọc thầm bằng mắt
-
C.
Đọc mạch ngầm của văn bản
-
D.
Đọc nơi tĩnh lặng
Đáp án: C
Xem lại nội dung văn bản
Đọc thơ theo kiểu nhà địa chất tức là đọc mạch ngầm của văn bản, phía sau lớp ngôn từ bề nổi.
Nội dung sau đúng hay sai?
“Hoạt động nổi bật nhất của quá trình văn học là trào lưu văn học, một hiện tượng có tính chất lịch sử, ra đời và mất đi trong khoảng thời gian nhất định”
- Đúng
- Hoạt động nổi bật nhất của quá trình văn học là trào lưu văn học, một hiện tượng có tính chất lịch sử, ra đời và mất đi trong khoảng thời gian nhất định. Đó là một phong trào sáng tác tập hợp của các tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng tư tưởng tạo thành một dòng rộng lớn có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc một thời đại.
Dòng nào dưới đây không phù hợp với phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chĩ Minh?
-
A.
Ngôn ngữ trau chuốt, bỏng bẩy.
-
B.
Kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc.
-
C.
Giàu tính luận chiến.
-
D.
Giọng điệu uyển chuyển.
Đáp án : A
Phong cách nghệ thuật của văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.
Nguyễn Duy tên khai sinh là:
-
A.
Nguyễn Duy Tấn
-
B.
Nguyễn Duy Nhuệ
-
C.
Nguyễn Duy Quan
-
D.
Nguyễn Duy Khánh
Đáp án : B
Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ.
Sông Hương trong sách địa dư của Nguyễn Trãi mang tên là:
-
A.
Giang Linh
-
B.
Sông Hương
-
C.
Linh Giang
-
D.
Sông Huế
Đáp án : C
Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, sông Hương có tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại.
Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể thơ nào?
-
A.
Thất ngôn
-
B.
Lục bát
-
C.
Thất ngôn bát cú
-
D.
Song thất lục bát
Đáp án : B
Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết.
Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?
-
A.
Gia đình nông dân
-
B.
Gia đình sĩ phu yêu nước
-
C.
Gia đình công chức
-
D.
Gia đình Nho học
Đáp án : D
Tố Hữu sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học ở Huế
Mục đích của văn bản Tuyên ngôn độc lập là:
-
A.
Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta
-
B.
Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm
-
C.
Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam
-
D.
Cả ba đáp án trên
Đáp án : D
Mục đích của văn bản Tuyên ngôn độc lập là:
- Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta
- Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm
- Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam
Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ đế quốc nào?
-
A.
Nhật
-
B.
Pháp
-
C.
Mĩ
-
D.
Các nước Đồng Minh
Đáp án : A
Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ tay Nhật.
Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Sóng ?
-
A.
Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp
-
B.
Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng
-
C.
Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng
-
D.
Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế
Đáp án : D
Giá trị nghệ thuật:
- Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp
- Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng
- Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng: hình tượng sóng trở đi trở lại với nhiều cung bậc, gợi những trạng thái cảm xúc đa dạng trong cõi lòng người con gái đang yêu
Tích vào các đáp án thể hiện mối quan hệ giữa thơ và tâm hồn con người?
“Ta nói hôm nay nên thơ nhưng chính ra chúng ta mong một nỗi niềm vui buồn nào mà muốn làm thơ”
"Cảm xúc là phần xương thịt hơn cả đời sống tâm hồn"
“Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mắt”
“Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống”
Những câu, những lời thơ diễn lên “Làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc”
Những tư tưởng trong thơ là tư tưởng gắn liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống.
“Ta nói hôm nay nên thơ nhưng chính ra chúng ta mong một nỗi niềm vui buồn nào mà muốn làm thơ”
“Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mắt”
“Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống”
Những câu, những lời thơ diễn lên “Làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc”
Quan hệ giữa thơ với tâm hồn con người:
- “Ta nói hôm nay nên thơ nhưng chính ra chúng ta mong một nỗi niềm vui buồn nào mà muốn làm thơ”
- “Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mắt”
- “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống”
- Những câu, những lời thơ diễn lên “Làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc”
=> Thơ và con người có sự tác động qua lại lẫn nhau
Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?
-
A.
C uộc đảo chính nhằm lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm .
-
B.
Kỉ niệm 141 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.
-
C.
Kỉ niệm 7 0 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.
-
D.
Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.
Đáp án : D
Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, đăng trên tạp chí tháng 7/1963.
Văn bản Thông điệp ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 thuộc kiểu văn bản gì?
-
A.
Văn bản tự sự
-
B.
Văn bản nhật dụng
-
C.
Văn bản khoa học
-
D.
Văn bản nghệ thuật
Đáp án : B
- Văn bản này thuộc kiểu văn bản nhật dụng.
- Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,... về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng. Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại văn học, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ để cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản nhật dụng (Nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sự dụng mọi thể loại - mọi kiểu văn bản).
Đáp án nào không đúng khi nói về đoạn trích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
-
A.
Đoạn trích thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng của nhà văn về nhiều lĩnh vực: văn hóa, địa lý, lịch sử, văn chương.
-
B.
Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và rất mực tài hoa.
-
C.
Đoạn trích thể hiện tình yêu đắm say, sự gắn bó thiết tha, sâu nặng của tác giả với dòng sông Hương, với đất và người xứ Huế.
-
D.
Giọng điệu thông minh, sắc sảo pha lẫn sự hóm hỉnh, từng trải.
Đáp án : D
Xem lại ghi nhớ SGK
- Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí, và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội và tài hoa.
Luận điểm nào dưới đây không có trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn học của dân tộc ?
-
A.
Nguyễn Đình Chiều là một người anh hùng dân tộc.
-
B.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước.
-
C.
Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng chiến bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.
-
D.
Lục Vân Tiên, một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.
Đáp án : A
"Nguyễn Đình Chiều là một người anh hùng dân tộc" là luận điểm không xuất hiện trong tác phẩm.
Nội dung sau về văn học đúng hay sai?
“Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù bất biến”
- Sai
- Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động, biến chuyển
Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây là:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.
…
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
-
A.
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân
-
B.
Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : B
Phần 1: Từ đầu đến Làm nên đất nước muôn đời… : Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.
Đáp án nào không phải giá trị nội dung của văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS?
-
A.
Phòng chống HIV/AIDS là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, những cố gắng của con người vẫn chưa đủ.
-
B.
Thiết tha kêu gọi các quốc gia, toàn thể nhân dân trên thế giới hãy sát cánh bên nhau để cùng lật đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS.
-
C.
Việc đẩy lùi đại dịch là việc của riêng mỗi cá nhân.
-
D.
Tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS.
Đáp án : C
Giá trị nội dung:
- Tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS.
- Phòng chống HIV/AIDS là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, những cố gắng của con người vẫn chưa đủ
- Thiết tha kêu gọi các quốc gia, toàn thể nhân dân trên thế giới hãy sát cánh bên nhau để cùng lật đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS.
Nội dung sau về lời đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” đúng hay sai?
“Lời đề từ là di chúc của Lor – ca khi dự cảm về cái chết của mình”
- Đúng
“Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
=> Lời đề từ chính là di chúc của Lor – ca khi dự cảm về cái chết của mình
Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?
-
A.
Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.
-
B.
Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.
-
C.
Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
-
D.
Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do và dân chủ.
Đáp án : B
Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.
Đáp án nào sau đây không phải nội dung thơ của Tố Hữu?
-
A.
Tính triết lý, suy tưởng.
-
B.
Trữ tình chính trị.
-
C.
Khuynh hướng sử thi.
-
D.
Giọng thơ đậm chất tâm tình tự nhiên, đằm thắm, chân thành
Đáp án : A
- Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc.
+ Hồn thơ ông luôn hướng tới cái “Ta” chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
+ Thơ ông không đi sâu vào cuộc sống, tình cảm riêng tư mà tập trung thể hiện những tình cảm lớn, phổ biến, tiêu biểu của con người cách mạng
-Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử th i.
+Thơ thường thể hiện những sự kiện chính trị lớn của đất nước, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân; cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử – dân tộc và vấn đề vận mệnh cộng đồng
- Giọng thơ đậm chất tâm tình tự nhiên, đằm thắm chân thành.
Nguyễn Tuân quê ở:
-
A.
Hà Nội
-
B.
Nam Định
-
C.
Hưng Yên
-
D.
Hà Nam
Đáp án : A
Nguyễn Tuân quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
“bỗng kinh hoàng
Áo choàng bê bết đỏ”
Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
-
A.
Nhân hóa
-
B.
Hoán dụ
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
So sánh
Đáp án : B
“Áo choàng bê bết đỏ”, dựa trên quan hệ gần gũi.
“áo choàng bê bết đỏ”
- Hình ảnh hoán dụ “áo choàng bê bết đỏ”
=> Gợi cái chết đầy bi thảm của Lor – ca.
=> Diễn tả lại giây phút kinh hoàng của Lor – ca: người nghệ sĩ đang tự do trên con đường cách tân nghệ thuật và đấu tranh cho khát vọng tự do thì bị bọn phát xít bắt và giết hại.
Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Cười vang
Tháo khăn phủ mặt cho chồng
Người xuống làng
Ô tô kêu vang đường cái
Vai đeo đầy tay nải
Ríu rít tiếng cười trẻ con
Cười vang
Người xuống làng
Ô tô kêu vang đường cái
Ríu rít tiếng cười trẻ con
Hình ảnh, từ ngữ thể hiện niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng: cười vang, xuống làng, ô tô kêu vang đường cái, ríu rít tiền trẻ con cười,..
=> Dày đặc những động từ diễn tả cảm xúc mừng vui, hân hoan khi quê hương đã trở lại cuộc sống thanh bình.
Tích vào đáp án không thể hiện những đặc điểm khác của thơ trong tác phẩm Mấy ý nghĩ về thơ :
Hình ảnh thơ
Thể loại thơ
Tư tưởng thơ
Cảm xúc thơ
Cái thực của thơ
Ngôn ngữ thơ
Dương lượng thơ
Thể loại thơ
Dương lượng thơ
Những đặc điểm khác của thơ:
- Hình ảnh thơ
- Tư tưởng thơ
- Cảm xúc thơ
- Cái thực của thơ
- Ngôn ngữ thơ
Năm 2001, Quang Dũng được trao tặng giải thưởng gì?
-
A.
Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật
-
B.
Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ
-
C.
Giải thưởng cống hiến
-
D.
Đáp án khác
Đáp án : A
Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
Phạm Văn Đồng thường viết thể loại văn học nào?
-
A.
Thơ cách mạng
-
B.
Văn xuôi
-
C.
Tác phẩm nghị luận
-
D.
Truyện ngắn
Đáp án : C
Về sự nghiệp văn học:
- Thể loại: Các tác phẩm nghị luận xuất sắc
Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
…
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
…
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
…
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
...
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến
Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh trữ tình thơ mộng
Những chặng đường hành quân gian khổ của đoàn binh Tây Tiến giữa khung cảnh miền Tây hùng vĩ, dữ dội
Chân dung người lính Tây Tiến
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
…
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Những chặng đường hành quân gian khổ của đoàn binh Tây Tiến giữa khung cảnh miền Tây hùng vĩ, dữ dội
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
…
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Chân dung người lính Tây Tiến
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
…
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
...
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh trữ tình thơ mộng
Bố cục:
Khổ 1: Những chặng đường hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội
Khổ 2: Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng
Khổ 3: Chân dung người lính Tây Tiến
Khổ 4: Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến
Địa danh nào đưới đây là quê hương của Nguyễn Khoa Điềm?
-
A.
Hà Nội
-
B.
Thừa Thiên – Huế
-
C.
Quảng Ngãi
-
D.
Nghệ An
Đáp án : B
Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?
-
A.
Lính Tây Tiến là nông dân ở khắp mọi miền.
-
B.
Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.
-
C.
Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên tri thức.
-
D.
Lính Tây Tiến là học sinh trí thức.
Đáp án : C
Dựa vào lời giới thiệu của Quang Dũng về người lính Tây Tiến thì những người lính này phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên trí thức.
Đáp án nào dưới đây là giá trị nghệ thuật của đoạn trích Đất Nước ?
Thể thơ tự do phóng túng
Lời đối đáp giao duyên của ca dao dân ca
Giọng thơ suy tưởng: đặt câu hỏi và tự trả lời
Sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian
Giọng thơ trữ tình – chính luận
Giọng thơ sôi nổi, hào hùng
Lời đối đáp giao duyên của ca dao dân ca
Sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian
Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ tự do phóng túng
- Giọng thơ suy tưởng: đặt câu hỏi và tự trả lời
- Sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian nhuần nhị, sáng tạo
- Giọng thơ trữ tình – chính luận
Từ năm 1929 đến năm 1936, Phạm Văn Đồng bị thực dân Pháp bắt, kết án tù và bị đi đày ở:
-
A.
Côn Đảo
-
B.
Tam Đảo
-
C.
Quảng Ngãi
-
D.
Quảng Trị
Đáp án : A
Lời giải: Phạm Văn Đồng từng bị thực dân Pháp bắt và kết án tù và đày ra Côn Đảo từ năm 1929 đến năm 1936.
Theo tác giả văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? , toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trong môi trường nào?
-
A.
Trong những sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân sinh sống trong các con thuyền trên dòng sông Hương.
-
B.
Trong những hội hè, đình đám của cư dân sống trên dòng sông và dân cư quần tụ đôi bờ sông Hương.
-
C.
Trong những sinh hoạt văn hóa, tinh thần của cư dân đôi bờ Hương Giang.
-
D.
Trong những sáng tác của các nghệ sĩ, các bậc tao nhân mặc khách đã từng có lần đến với dòng sông Hương.
Đáp án : A
Xem lại văn bản
Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong những sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân sinh sống trong các thuyền trên dòng sông Hương.
Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:
“Dữ dội và dịu êm
…
Bồi hồi trong ngực trẻ
“Trước muôn trùng sóng bể
…
Khi nào ta yêu nhau”
“Con sóng dưới lòng sâu
…
Dù muôn vàn cách trở”
“Cuộc đời tuy dài thế
…
Để ngàn năm còn vỗ”
Những suy tư về cuộc đời và khát vọng trong tình yêu
Sóng – Khát vọng tình yêu của người con gái
Ngọn nguồn của sóng – Truy tìm sự bí ẩn của tình yêu
Sóng – Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu
“Dữ dội và dịu êm
…
Bồi hồi trong ngực trẻ
Sóng – Khát vọng tình yêu của người con gái
“Trước muôn trùng sóng bể
…
Khi nào ta yêu nhau”
Ngọn nguồn của sóng – Truy tìm sự bí ẩn của tình yêu
“Con sóng dưới lòng sâu
…
Dù muôn vàn cách trở”
Sóng – Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu
“Cuộc đời tuy dài thế
…
Để ngàn năm còn vỗ”
Những suy tư về cuộc đời và khát vọng trong tình yêu
Bố cục:
- Phần 1 (khổ 1 và 2): Sóng – Khát vọng tình yêu của người con gái
- Phần 2 (khổ 3 và 4): Ngọn nguồn của sóng – Truy tìm sự bí ẩn của tình yêu
- Phần 3 (khổ 5,6,7): Sóng – Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu
- Phần 4( khổ 8,9): Những suy tư về cuộc đời và khát vọng tình yêu
Trong Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật nào sau đây?
-
A.
Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.
-
B.
Nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
-
C.
Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh.
-
D.
Đáp án A và B
Đáp án : D
Xem lại văn bản SGK – 40
Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật:
- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Vị trí của đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc là:
-
A.
Nằm trong phần đầu của tác phẩm ( kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến)
-
B.
Nằm trong phần đầu của tác phẩm ( gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng và Bác Hồ đối với dân tộc)
-
C.
Nằm trong giữa tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến)
-
D.
Nằm trong phần cuối tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến)
Đáp án : A
Vị trí đoạn trích: Nằm trong phần đầu của tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến)
“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”
Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:
-
A.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
B.
Phong cách ngôn ngữ báo chí.
-
C.
Phong cách ngôn ngữ khoa học.
-
D.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Đáp án : B
Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên mang đặc trưng gì? Tính khái quát, trừu tượng, lí trí (đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học) hay mang tính thông tin thời sự, ngắn gọn, sinh động ( đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí)?
- Dựa vào phần khái niệm của ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học.
- Dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí
=> Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Bởi nó mang tính thông tin thời sự ( thông tin nóng hổi, chính xác về thời gian, nhân vật, sự kiện). Câu văn ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.