Processing math: 100%

Đề thi vào 10 môn Toán Bạc Liêu 2023 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi vào 10 môn toán có đáp án - 9 năm gần nhất Đề thi vào 10 môn Toán Bạc Liêu


Đề thi vào 10 môn Toán Bạc Liêu năm 2023

Tải về

Câu 1: a) Tính giá trị của biểu thức A=80+45. b) Rút gọn biểu thức B=(1x1+3x+1):2x+1 với x>0x1.

Đề bài

Câu 1:

a) Tính giá trị của biểu thức A=80+45.

b) Rút gọn biểu thức B=(1x1+3x+1):2x+1 với x>0x1.

Câu 2:

a) Tìm hệ số a để đồ thị hàm số y=ax2đi qua điểm M(-1;2). Vẽ đồ thị của hàm số y=ax2 với giá trị a vừa tìm được.

b) Giải hệ phương trình {x2y=42x+y=3

Câu 3:

Cho phương trình bậc hai x22x+m2=0 (1), với m là tham số.

a) Xác định các hệ số a, b, c của phương trình (1).

b) Giải phương trình (1)  khi m=1.

c) Tìm giá trị của m để phương trình (1) có hai nghiệm x1,x2 thỏa mãn 3(x21+x22)+x21x22=11.

Câu 4:

Trên đường tròn tâm O, đường kính AB = 2R, lấy hai điểm C, D sao cho CD vuông góc với AB tại H (H thuộc đoạn OA, khác O và A). Gọi M là điểm trên đoạn CD (M khác C và D, CM > DM), E là giao điểm của AM với đường tròn (O), N là giao điểm của hai đường thẳng BE và CD.

a) Chứng minh tứ giác MEBH nội tiếp

b) Chứng minh NC. ND = NB. NE

c) Khi AC = R, xác định vị trí của điểm M để 2AM + AE đạt giá trị nhỏ nhất

-----HẾT-----

Lời giải chi tiết

Câu 1 (TH):

Phương pháp:

a) Biến đổi A2=|A|A.B=A.B

b) Tìm mẫu số chung, quy đồng và rút gọn biểu thức

Cách giải:

a) Tính giá trị của biểu thức A=80+45 .

Ta có:

A=80+45A=16.5+9.5A=42.5+32.5A=45+35A=75

Vậy A=75.

b) Rút gọn biểu thức B=(1x1+3x+1):2x+1 với x>0 x1 .

Với x>0x1 ta có:

B=(1x1+3x+1):2x+1B=x+1+3(x1)(x1)(x+1):2x+1B=x+1+3x3(x1)(x+1).x+12B=4x2x1.12B=2x1x1

Vậy B=2x1x1.

Câu 2 (TH):

Phương pháp:

a) Thay tọa độ M vào hàm số tìm a, lập bảng vẽ đồ thị hàm số và nhận xét

b) Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế hoặc cộng đại số

Cách giải:

a) Tìm hệ số a để đồ thị hàm số y=ax2 đi qua điểm M(-1;2). Vẽ đồ thị của hàm số y=ax2 với giá trị a vừa tìm được.

Đồ thị hàm số y=ax2đi qua điểm M(1;2) khi và chỉ khi: a.(1)2=2a=2

Vậy a=2.

* Vẽ đồ thị hàm số y=2x2

Ta có bảng giá trị sau:

=> Đồ thị hàm số là đường cong parabol đi qua các điểm O(0;0);A(1;2);B(1;2);C(2;8);D(2;8).

Hệ số a = 2 > 0 nên parabol có bề cong hướng lên. Đồ thị hàm số nhận Oy làm trục đối xứng.

Ta vẽ được đồ thị hàm số y=2x2 như sau:

b) Giải hệ phương trình {x2y=42x+y=3

Ta có: {x2y=42x+y=3{x2y=44x+2y=6{5x=10y=32x{x=2y=1

Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là: (x;y)=(2;1).

Câu 3 (TH):

Phương pháp:

a) Hệ số a, b, c của phương trình là các hệ số của số hạng x2,xvà hệ số tự do

b) Thay m = -1 vào phương trình, giải phương trình bằng cách nhẩm nghiệm

c) Tính Δ. Cho Δ>0 tìm m, áp dụng Viet thay vào 3(x21+x22)+x21x22=11

Cách giải:

a) Xác định các hệ số a, b, c của phương trình (1).

Hệ số a=1;b=2;c=m2.

b) Giải phương trình (1)  khi m=1 .

Khi m=1 phương trình (1)  x22x3=0.

Ta có ab+c=1(2)+(3)=0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt [x1=1x2=ca=3.

Vậy khi m = -1 thì tập nghiệm của phương trình là S={1;3}.

c) Tìm giá trị của m để phương trình (1) có hai nghiệm x1,x2 thỏa mãn 3(x21+x22)+x21x22=11 .

Phương trình (1) có  Δ=(1)21(m2)=m+3.

Để phương trình có hai nghiệm thì Δ0m+30m3

Áp dụng định lí Vi – ét ta có:{x1+x2=2x1.x2=m2

Theo bài ra ta có: 3(x21+x22)+x21x22=11

3[(x1+x2)22x1.x2]+x21x22=11 (2)

Thay {x1+x2=2x1.x2=m2 vào (2) ta có:

3[222(m2)]+(m2)2=113(82m)+m24m+4=11m210m+17=0()

Ta có: Δm=5217=8>0 nên phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt [m=5+22(ktm)m=522(tm)

Vậy với m=522 phương trình (1) có hai nghiệm x1,x2 thỏa mãn 3(x21+x22)+x21x22=11.

Câu 4 (VD):

Phương pháp:

a) Tổng hai góc đối bằng 1800

b) Chứng minh ΔNCEΔNBD(g.g)

c) Gọi HM=x(0<x<R). Tính AE, AM theo x và áp dụng bất đẳng thức Cô-si

Cách giải:

a) Chứng minh tứ giác MEBH nội tiếp

Ta có AEB=900 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

MHB=900 (do CDAB tại H) (gt)

MEB+MHB=900+900=1800.

Mà 2 góc này ở vị trí đối diện nên tứ giác MEBH nội tiếp (dhnb)

b) Chứng minh NC. ND = NB. NE

Xét ΔNCEΔNBD có:

BNC chung

NCE=NBD (góc nội tiếp cùng chắn cung DE)

ΔNCEΔNBD(g.g)

NCNB=NENDNC.ND=NE.NB (đpcm)

c) Khi AC = R, xác định vị trí của điểm M để 2AM + AE đạt giá trị nhỏ nhất

Xét tam giác OAC có OA = OC = AC = R => Tam giác OAC đều.

Đường cao CH đồng thời là đường trung tuyến H là trung điểm của OA AH=12OA=R2.

Đặt HM=x(0<x<R).

Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông AHM ta có: AM=R24+x22AM=R2+4x2.

Xét tam giác AHM và tam giác AEB có:

BAEchungAHM=AEB=900(cmt)

ΔAHMΔAEB(g.g)

HMBE=AHAE=AMAB (các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ).

AE=AH.ABAM=R2.2RR24+x2=2R2R2+4x2

2AM+AE=R2+4x2+2R2R2+4x2

Áp dụng BĐT Cô-si ta có:

R2+4x2+2R2R2+4x22R2+4x2.2R2R2+4x2=22R

Dấu “=” xảy ra

R2+4x2=2R2R2+4x2R2+4x2=2R2x2=R24x=R2(tm)

HM=R2M là trung điểm của HD.

Vậy để 2AM + AE đạt giá trị nhỏ nhất thì M là trung điểm của HD.


Cùng chủ đề:

Đề thi vào 10 môn Toán Bắc Giang năm 2019
Đề thi vào 10 môn Toán Bắc Giang năm 2021
Đề thi vào 10 môn Toán Bắc Ninh năm 2018
Đề thi vào 10 môn Toán Bắc Ninh năm 2019
Đề thi vào 10 môn Toán Bắc Ninh năm 2021
Đề thi vào 10 môn Toán Bạc Liêu 2023 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Toán Bạc Liêu năm 2019
Đề thi vào 10 môn Toán Bạc Liêu năm 2020
Đề thi vào 10 môn Toán Bạc Liêu năm 2021
Đề thi vào 10 môn Toán Bến Tre 2023 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi vào 10 môn Toán Bến Tre năm 2019