Giải bài 1. 14 trang 14 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Toán 12 - Giải SBT Toán 12 - Kết nối tri thức Bài 2. Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số


Giải bài 1.14 trang 14 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức

Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất (nếu có) của các hàm số sau: a) (fleft( x right) = xsqrt {4 - {x^2}} , - 2 le x le 2); b) (fleft( x right) = x - cos x, - frac{pi }{2} le x le frac{pi }{2}).

Đề bài

Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất (nếu có) của các hàm số sau:

a) \(f\left( x \right) = x\sqrt {4 - {x^2}} , - 2 \le x \le 2\);

b) \(f\left( x \right) = x - \cos x, - \frac{\pi }{2} \le x \le \frac{\pi }{2}\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đây là bài toán tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một đoạn:

- Tìm các điểm thuộc đoạn đang xét mà tại đó giá trị đạo hàm bằng không hoặc không tồn tại.

- Tính giá trị của hàm số tại các điểm vừa tìm được ở bước trước và tại biên của đoạn đang xét.

- Tìm số lớn nhất, nhỏ nhất trong các số vừa tính được ở bước trước ta thu được giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số trên đoạn.

Lời giải chi tiết

a) Ta có \(f'\left( x \right) = \sqrt {4 - {x^2}}  - \frac{{{x^2}}}{{\sqrt {4 - {x^2}} }} = \frac{{4 - 2{x^2}}}{{\sqrt {4 - {x^2}} }}\).

Khi đó \(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \frac{{4 - 2{x^2}}}{{\sqrt {4 - {x^2}} }} = 0 \Leftrightarrow 4 - 2{x^2} = 0 \Leftrightarrow x =  - \sqrt 2 \) hoặc \(x = \sqrt 2 \) .

Ta cần tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số trên đoạn \(\left[ { - 2;2} \right]\).

Ta có: \(f\left( { - 2} \right) = \left( { - 2} \right) \cdot \sqrt {4 - {{\left( { - 2} \right)}^2}}  = 0;{\rm{ }}f\left( 2 \right) = 2 \cdot \sqrt {4 - {2^2}}  = 0\);

\(f\left( { - \sqrt 2 } \right) = \left( { - \sqrt 2 } \right) \cdot \sqrt {4 - {{\left( { - \sqrt 2 } \right)}^2}}  =  - 2;{\rm{ }}f\left( {\sqrt 2 } \right) = \sqrt 2  \cdot \sqrt {4 - {{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2}}  = 2\).

Do đó, \(\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 2;2} \right]} f\left( x \right) = f\left( { - \sqrt 2 } \right) =  - 2\); \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 2;2} \right]} f\left( x \right) = f\left( {\sqrt 2 } \right) = 2\).

b) Ta có \(f'\left( x \right) = 1 + \sin x\). Ta thấy \(0 < \sin x < 1{\rm{ }}\forall {\rm{x}} \in \left( { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right)\) suy ra \(\sin x + 1 \ne 0\)\(\forall {\rm{x}} \in \left( { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right)\).

Do đó, trong khoảng \(\left( { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right)\), phương trình \(f'\left( x \right) = 0\) vô nghiệm.

Ta có: \(f\left( { - \frac{\pi }{2}} \right) =  - \frac{\pi }{2} - \cos \left( { - \frac{\pi }{2}} \right) =  - \frac{\pi }{2};{\rm{ }}f\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = \frac{\pi }{2} - \cos \frac{\pi }{2} = \frac{\pi }{2}\).

Vậy \(\mathop {\min }\limits_{\left[ { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right]} f\left( x \right) = f\left( { - \frac{\pi }{2}} \right) =  - \frac{\pi }{2}\); \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right]} f\left( x \right) = f\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = \frac{\pi }{2}\).


Cùng chủ đề:

Giải bài 1. 9 trang 10 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 10 trang 10 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 11 trang 14 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 12 trang 14 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 13 trang 14 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 14 trang 14 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 15 trang 15 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 16 trang 15 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 17 trang 15 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 18 trang 15 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 19 trang 16 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức