Giải bài 1. 11 trang 14 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Toán 12 - Giải SBT Toán 12 - Kết nối tri thức Bài 2. Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số


Giải bài 1.11 trang 14 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức

Sử dụng đồ thị dưới đây, xác định xem hàm số (y = fleft( x right)) có giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất hay cực trị tại mỗi điểm ({x_1},{x_2},{x_3},{x_4},{x_5},{x_6},{x_7},{x_8}) hay không.

Đề bài

Sử dụng đồ thị dưới đây, xác định xem hàm số \(y = f\left( x \right)\) có giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất hay cực trị tại mỗi điểm \({x_1},{x_2},{x_3},{x_4},{x_5},{x_6},{x_7},{x_8}\) hay không.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát đồ thị kết hợp với định nghĩa cực trị, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số để đưa ra kết luận.

Lời giải chi tiết

Ta có hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên \(\left[ {{x_1};{x_8}} \right]\). Từ đồ thị ta có:

+ \(f\left( x \right) \le f\left( {{x_8}} \right)\) với mọi \(x \in \left[ {{x_1};{x_8}} \right]\) và \({x_8} \in \left[ {{x_1};{x_8}} \right]\) thỏa mãn \(f\left( x \right) = f\left( {{x_8}} \right)\). Do đó hàm số đạt giá trị lớn nhất tại điểm \({x_8}\).

+ \(f\left( x \right) \ge f\left( {{x_7}} \right)\) với mọi \(x \in \left[ {{x_1};{x_8}} \right]\) và \({x_7} \in \left[ {{x_1};{x_8}} \right]\) thỏa mãn \(f\left( x \right) = f\left( {{x_7}} \right)\). Do đó hàm số

đạt giá trị nhỏ nhất tại điểm \({x_7}\).

Ta có hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên \(\left[ {{x_1};{x_8}} \right]\).

+ Gọi \({h_1} = \frac{{{x_5} - {x_4}}}{2}\) , ta thấy \({h_1}\) dương. Vì \(f\left( x \right) > f\left( {{x_4}} \right)\) với mọi \(x \in \left( {{x_4} - {h_1};{x_4} + {h_1}} \right) \subset \left[ {{x_1};{x_8}} \right]\) và \(x \ne {x_4}\) nên hàm số đạt cực tiểu tại điểm \({x_4}\).

+ Tương tự, gọi \({h_2} = \frac{{{x_8} - {x_7}}}{2}\) , ta thấy \({h_2}\) dương. Vì \(f\left( x \right) > f\left( {{x_7}} \right)\) với mọi \(x \in \left( {{x_7} - {h_2};{x_7} + {h_2}} \right) \subset \left[ {{x_1};{x_8}} \right]\) và \(x \ne {x_7}\) nên hàm số đạt cực tiểu tại điểm \({x_7}\).

+ Gọi \({h_3} = \frac{{{x_6} - {x_5}}}{2}\) , ta thấy \({h_3}\) dương. Vì \(f\left( x \right) < f\left( {{x_6}} \right)\) với mọi \(x \in \left( {{x_6} - {h_3};{x_6} + {h_3}} \right) \subset \left[ {{x_1};{x_8}} \right]\) và \(x \ne {x_6}\) nên hàm số đạt cực đại tại điểm \({x_6}\).


Cùng chủ đề:

Giải bài 1. 6 trang 9 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 7 trang 9 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 8 trang 9 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 9 trang 10 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 10 trang 10 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 11 trang 14 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 12 trang 14 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 13 trang 14 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 14 trang 14 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 15 trang 15 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 16 trang 15 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức