Giải bài 1. 6 trang 9 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Toán 12 - Giải SBT Toán 12 - Kết nối tri thức Bài 1. Tính đơn điệu và cực trị của hàm số - SBT Toán 1


Giải bài 1.6 trang 9 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức

Chứng minh rằng hàm số (fleft( x right) = sqrt[3]{{{x^2}}}) không có đạo hàm tại (x = 0) nhưng có cực tiểu tại điểm (x = 0).

Đề bài

Chứng minh rằng hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt[3]{{{x^2}}}\) không có đạo hàm tại \(x = 0\) nhưng có cực tiểu tại điểm \(x = 0\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Tìm tập xác định của hàm số

- Tính giới hạn trái, phải tại điểm \(x = 0\) của \(\frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}}\). So sánh hai kết quả đó với nhau, dựa vào kiến thức về định nghĩa đạo hàm tại một điểm để rút ra hàm số không có đạo hàm tại \(x = 0\) (do giới hạn trái và phải vừa tính khác nhau).

- Dùng định nghĩa về cực tiểu của hàm số để chứng minh hàm số đạt cực tiểu tại \(x = 0\).

Lời giải chi tiết

Tập xác định: \(\mathbb{R}\)

Xét \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }}  = \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{\sqrt[3]{{{x^2}}}}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{1}{{\sqrt[3]{x}}} =  - \infty;\)

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }}  = \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{\sqrt[3]{{{x^2}}}}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{1}{{\sqrt[3]{x}}} =  + \infty.\)

Suy ra \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }}  = \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }}  = \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}}\) do đó hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt[3]{{{x^2}}}\) không có đạo hàm tại \(x = 0\).

Ta có hàm số \(f\left( x \right)\) xác định và liên tục trên \(\mathbb{R}\) và \(f\left( 0 \right) = 0\).

Mà \(f\left( x \right) > 0{\rm{ }}\forall {\rm{x}} \ne 0\) suy ra \(f\left( x \right) > f\left( 0 \right){\rm{ }}\forall {\rm{x}} \ne 0\), do đó hàm số \(f\left( x \right)\) đạt cực tiểu tại \(x = 0\).


Cùng chủ đề:

Giải bài 1. 1 trang 8 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 2 trang 9 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 3 trang 9 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 4 trang 9 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 5 trang 9 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 6 trang 9 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 7 trang 9 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 8 trang 9 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 9 trang 10 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 10 trang 10 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức
Giải bài 1. 11 trang 14 sách bài tập toán 12 - Kết nối tri thức