Giải bài 1 trang 75 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Toán 8, giải toán lớp 8 chân trời sáng tạo Bài 3. Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông


Giải bài 1 trang 75 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo

Hãy tìm cặp tam giác vuông đồng dạng trong Hình 8.

Đề bài

Hãy tìm cặp tam giác vuông đồng dạng trong Hình 8.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Nếu một tam giác vuông này có một góc nhọn bằng góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng với nhau.

- Nếu tam giác vuông này có hai cạnh góc vuông tỉ lệ với hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng với nhau.

- Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ với cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng.

Lời giải chi tiết

Xét tam giác vuông \(PQR\) có:

\(\widehat P + \widehat Q + \widehat R = 180^\circ  \Leftrightarrow \widehat P + 90^\circ  + 42^\circ  = 180^\circ  \Rightarrow \widehat P = 180^\circ  - 90^\circ  - 42^\circ  = 48^\circ \)

Xét tam giác vuông \(UVT\) có:

\(U{V^2} = U{T^2} + V{T^2} \Leftrightarrow {6^2} = U{T^2} + {4^2} \Rightarrow U{T^2} = {6^2} - {4^2} = 20 \Rightarrow UT = 2\sqrt 5 \)

Xét tam giác vuông \(DEF\) có:

\(E{F^2} = D{E^2} + D{F^2} \Leftrightarrow E{F^2} = {9^2} + {12^2} \Rightarrow E{F^2} = 225 \Rightarrow EF = 15\)

Xét tam giác vuông \(MNK\) có:

\(K{N^2} = K{M^2} + M{N^2} \Leftrightarrow {9^2} = K{M^2} + {6^2} \Rightarrow K{M^2} = {9^2} - {6^2} = 45 \Rightarrow KM = 3\sqrt 5 \)

Xét tam giác vuông \(IGH\) có:

\(I{H^2} = H{G^2} + I{G^2} \Leftrightarrow I{H^2} = 7,{5^2} + {10^2} \Rightarrow I{H^2} = 156,25 \Rightarrow IH = 12,5\)

- Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta QPR\) có:

\(\widehat B = \widehat P = 48^\circ \) (chứng minh trên)

\(\widehat A = \widehat Q = 90^\circ \)

Do đó, \(\Delta ABC\backsim\Delta QPR\) (g.g)

- Xét \(\Delta UTV\) và \(\Delta KMN\) có:

\(\widehat T = \widehat M = 90^\circ \)

\(\frac{{UT}}{{KM}} = \frac{{2\sqrt 5 }}{{3\sqrt 5 }} = \frac{2}{3};\frac{{VT}}{{MN}} = \frac{4}{6} = \frac{2}{3}\)

Do đó, \(\Delta UTV\backsim\Delta KMN\) (c.g.c)

- Xét \(\Delta DEF\) và \(\Delta GHI\) có:

\(\widehat D = \widehat G = 90^\circ \)

\(\frac{{HG}}{{DE}} = \frac{{7,5}}{9} = \frac{5}{6};\frac{{IG}}{{DF}} = \frac{{10}}{{12}} = \frac{5}{6}\)

Do đó, \(\Delta DEF\backsim\Delta GHI\) (c.g.c).


Cùng chủ đề:

Giải bài 1 trang 61 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 65 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 66 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 70 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 71 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 75 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 80 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 82 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 84 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 87 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 88 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo