Giải bài 1 trang 95 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2 — Không quảng cáo

SBT Toán 11 - Giải SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo Bài 1. Biến cố giao và quy tắc nhân xác suất - SBT Toán


Giải bài 1 trang 95 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2

Một hộp chứa 4 bút xanh, 1 bút đen và 1 bút đỏ. Các cây bút có cùng kích thước và khối lượng. Chọn ra ngẫu nhiên 3 cây bút từ hộp.

Đề bài

Một hộp chứa 4 bút xanh, 1 bút đen và 1 bút đỏ. Các cây bút có cùng kích thước và khối lượng. Chọn ra ngẫu nhiên 3 cây bút từ hộp. Gọi A là biến cố “Có 1 cây bút đỏ trong 3 cây bút được lấy ra”. Gọi B là biến cố “Có 1 cây bút đen trong 3 cây bút được lấy ra”.

a) Hãy tìm một biến cố xung khắc với biến cố A nhưng không xung khắc với biến cố B.

b) Tính xác suất của các biến cố A, B và AB.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Sử dụng kiến thức về biến cố xung khắc: Hai biến cố A và B được gọi là xung khắc nếu A và B không đồng thời xảy ra. Hai biến cố A và B là xung khắc khi và chỉ khi \(A \cap B = \emptyset \)

b) Sử dụng kiến thức về biến cố độc lập: Hai biến cố A và B gọi là độc lập nếu việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố này không làm ảnh hưởng tới xác suất xảy ra của biến cố kia.

Sử dụng quy tắc nhân của hai biến cố độc lập: Nếu A và B là hai biến cố độc lập thì \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right)\).

Sử dụng kiến thức về biến cố giao: Cho hai biến cố A và B. Biến cố “Cả A và B cùng xảy ra”, kí hiệu AB hoặc \(A \cap B\) được gọi là biến cố giao của A và B.

Lời giải chi tiết

a) Biến cố xung khắc với biến cố A nhưng không xung khắc với biến cố B là: “Trong 3 bút lấy ra có 1 bút đen và 2 bút xanh”.

b) Không gian mẫu của phép thử \(\Omega \): “Chọn ra ngẫu nhiên 3 cây bút từ hộp”

Số phần tử của không gian mẫu là: \(n\left( \Omega  \right) = C_6^3 = 20\)

Số kết quả thuận lợi của biến cố A là: \(n\left( A \right) = C_1^1.C_5^2 = 10\)

Xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{10}}{{20}} = \frac{1}{2}\)

Số kết quả thuận lợi của biến cố B là: \(n\left( B \right) = C_1^1.C_5^2 = 10\)

Xác suất của biến cố B là: \(P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{10}}{{20}} = \frac{1}{2}\)

Biến cố AB: “Trong 3 cây bút lấy ra có 1 bút xanh, 1 bút đỏ, 1 bút đen”

Số kết quả thuận lợi của biến cố AB là: \(n\left( {AB} \right) = C_4^1.C_1^1.C_1^1 = 4\)

Xác suất của biến cố AB là: \(P\left( {AB} \right) = \frac{{n\left( {AB} \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{4}{{20}} = \frac{1}{5}\)


Cùng chủ đề:

Giải bài 1 trang 75 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Giải bài 1 trang 76 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2
Giải bài 1 trang 84 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Giải bài 1 trang 90 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Giải bài 1 trang 93 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Giải bài 1 trang 95 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2
Giải bài 1 trang 99 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2
Giải bài 1 trang 102 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2
Giải bài 1 trang 112 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Giải bài 1 trang 117 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Giải bài 1 trang 121 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1