Giải Bài 10: Cảm xúc Trường Sa VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Tuần 23: Uống nước nhớ nguồn


Giải Bài 10: Cảm xúc Trường Sa VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 33, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài. Đọc soát bài văn em đã viết. Ghi lại các lỗi cần sửa trong bài văn của em (nếu có). Trình bày ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người. Tìm đọc đoạn thơ, bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn.

Viết

Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.

Câu 1:

Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 33, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.

Phương pháp giải:

Em dựa vào dàn ý đã lập ở trang 33, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành.... Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.

Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.

Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943. Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.

Câu 2

Đọc soát bài văn em đã viết.

Không

Bài văn có kể đúng trình tự những sự việc trong câu chuyện không?

Nội dung bài có đủ các chi tiết tiêu biểu của câu chuyện làm nổi bật đặc điểm của nhân vật lịch sử hay không?

Bài văn có thể hiện được tình cảm, cảm xúc đối với làn mi câu chuyện hoặc đối với nhân vật lịch sử được nói hay các đến trong câu chuyện hay không?

Phương pháp giải:

Em tiến hành đọc soát bài văn.

Lời giải chi tiết:

Em tiến hành đọc soát bài văn.

Câu 3

Ghi lại các lỗi cần sửa trong bài văn của em (nếu có).

Phương pháp giải:

Em tiến hành sửa lỗi trong bài văn nếu có.

Lời giải chi tiết:

Em tiến hành sửa lỗi trong bài văn nếu có.

Nói và nghe

Yêu cầu: Trình bày ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người.

Câu 1:

Đề bài:

Chuẩn bị

a. Trong bài trình bày của mình, em muốn nói tới người đã nêu tấm gương sáng khi thực hiện nhiệm vụ nào? Đánh dấu v vào ô trống trước câu trả lời đúng.

Chống thiên tại

Cứu hoả

Chống dịch bệnh

Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc

b. Nội dung trình bày.

Người em muốn nói đến là ai?

Người đó đã làm gì?

Mục đích của việc làm đó là gì?

Em có cảm xúc, suy nghĩ như thế nào về người đó?

Nêu rõ lí do vì sao em có cảm xúc, suy nghĩ như vậy.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn câu chuyện và xác định nội dung trình bày.

Lời giải chi tiết:

a. Trong bài trình bày của mình, em muốn nói tới người đã nêu tấm gương sáng khi thực hiện nhiệm vụ:

Chống thiên tại

v

Cứu hoả

Chống dịch bệnh

Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc

b. Nội dung trình bày.

Người em muốn nói đến là ai?

Câu chuyện về ba người chiến sĩ anh hùng, đó là trung tá Đặng Anh Quân (đội trưởng), trung úy Đỗ Đức Việt và binh nhì Nguyễn Đình Phúc.

Người đó đã làm gì?

Họ đã giải cứu, hướng dẫn 8 người thoát khỏi đám cháy tại quán karaoke ra ngoài an toàn, ba người lính cứu hỏa quay lại bên trong hiện trường nhằm tìm kiếm những nạn nhân mắc kẹt khác, song số phận nghiệt ngã, các anh đã không bao giờ quay ra.

Mục đích của việc làm đó là gì?

Nhờ việc làm vĩ đại của ba người chiến sỹ mà người dân đã được cứu sống.

Em có cảm xúc, suy nghĩ như thế nào về người đó?

Em vô cùng cảm phục những người lính cứu hoả. Nghề cứu hoả đòi hỏi tinh thần sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để cứu người, cứu tài sản. Các anh lính cứu hoả đã nêu cao tinh thần của người chiến sĩ công an nhân dân: Vì dân phục vụ.

Nêu rõ lí do vì sao em có cảm xúc, suy nghĩ như vậy.

Các anh đã hết lòng với nhiệm vụ, an toàn của người dân mà không màng đến bản thân. Sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ mọi người.

Câu 2

Ghi lại những ý kiến em góp ý cho bạn (hoặc em được thầy cô, bạn bè góp ý).

Phương pháp giải:

Em tiến hành ghi lại những ý kiến em góp ý cho bạn (hoặc em được thầy cô, bạn bè góp ý).

Lời giải chi tiết:

Em tiến hành ghi lại những ý kiến em góp ý cho bạn (hoặc em được thầy cô, bạn bè góp ý).

Vận dụng

Tìm đọc đoạn thơ, bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn. Chép lại đoạn thơ hoặc những câu ca dao mà em yêu thích.

Phương pháp giải:

Em tìm đọc đoạn thơ, bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn qua sách báo, internet,... và chép lại đoạn thơ hoặc những câu ca dao mà em yêu thích.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ:

Lòng biết ơn

Tác giả: Tú Yên

Xin cảm ơn buổi sớm mai thức dậy

Ta có thêm một ngày mới để yêu thương.

Xin mang ơn những buổi hoàng hôn vươn

Ta có được bữa cơm gia đình hạnh phúc.

Xin biết ơn giấc mộng đầy cảm xúc

Ta có thể rèn tâm thức được bình yên.

Nếu một mai ra đi trong an nhiên

Ta sẽ mỉm cười với lòng đầy cảm kích.

Bài ca dao:

Công cha như  núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiểu mới là đạo con

Bài ca dao:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông.

Đường đi cách bến cách sông,

Muốn qua dòng nước, nhờ ông lái đò.


Cùng chủ đề:

Giải Bài 7: Những bức chân dung VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 8: Trên khóm tre đầu ngõ VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 8: Đò ngang VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 9: Bầu trời trong quả trứng VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 9: Sự tích con rồng cháu tiên VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 10: Cảm xúc Trường Sa VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 10: Tiếng nói của cỏ cây VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 11: Sáng tháng Năm VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 11: Tập làm văn VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 12: Nhà phát minh 6 tuổi VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống