Giải Bài 12: Nhà phát minh 6 tuổi VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Tuần 6: Trải nghiệm và khám phá


Giải Bài 12: Nhà phát minh 6 tuổi VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Tìm và nêu nội dung chính của phần mở bài, thân bài, kết bài. Dựa vào câu chuyện được kể trong phần thân bài, viết tiếp diễn biến của các sự việc dưới đây. Theo em, cần lưu ý những gì khi viết bài văn kể lại một câu chuyện. Đọc bài thơ, bài văn viết về những trải nghiệm trong cuộc sống và viết thông tin vào phiếu đọc sách. Sưu tầm những câu chuyện về các thần đồng hoặc nhà bác học nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam.

Viết

Câu 1:

Đọc bài văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 52 – 53) và thực hiện yêu cầu.

a. Tìm và nêu nội dung chính của phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Mở bài (từ đầu đến..............

- Thân bài (tiếp theo đến.................

- Kết bài (còn lại)

b. Dựa vào câu chuyện được kể trong phần thân bài, viết tiếp diễn biến của các sự việc dưới đây:

Sự việc

Bối cảnh

Diễn biến

Sự việc 1

Khi mẹ Lọ Lem mất.

Bố Lọ Lem lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con gái riêng.

Sự việc 2

Khi bố Lọ Lem qua đời.

Sự việc 3

Khi vua tổ chức vũ hội.

Sự việc 4

Khi Lọ Lem khóc vì không được đi dự vũ hội.

Sự việc 5

Khi Lọ Lem đi dự vũ hội.

Sự việc 6

Khi hoàng tử sai người đi tìm chủ nhân của chiếc giày.

c. Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo cách nào? Đánh dấu v vào đáp án đúng.

Theo sự việc diễn ra trong câu chuyện.

Theo đặc điểm của nhân vật chính (ngoại hình, hành động, lời nói,...)

Tập trung vào một chi tiết mà người viết thích nhất

d. Những từ ngữ được in đậm trong bài văn có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a.

- Mở bài: Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề "100 câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới". Đối với em, thú vị nhất trong cuốn sách là câu chuyện "Cô bé Lọ Lem".

=> Nội dung chính: Giới thiệu câu chuyện mà tác giả yêu thích nhất.

- Thân bài: Chuyện kể rằng,... hạnh phúc đến cuối đời.

=> Nội dung chính: Thuật lại nội dung câu chuyện.

- Kết bài: Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. "Cô bé Lọ Lem" xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.

=> Nội dung chính: Nêu cảm xúc, suy nghĩ về câu chuyện.

b.

Sự việc

Bối cảnh

Diễn biến

Sự việc 1

Khi mẹ Lọ Lem mất.

Bố Lọ Lem lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con gái riêng.

Sự việc 2

Khi bố Lọ Lem qua đời.

Cuộc sống của cô càng khổ cực.

Sự việc 3

Khi vua tổ chức vũ hội.

Mẹ kế và hai cô con gái đi dự hội, bắt Lọ Lem ở nhà nhặt đậu lẫn trong đống tro. Lọ Lem khóc nức nở.

Sự việc 4

Khi Lọ Lem khóc vì không được đi dự vũ hội.

Một bà tiên xuất hiện giúp cô nhặt đậu, hoá phép cho cô váy dạ hội và đôi giày thuỷ tinh tuyệt đẹp. Bà còn biến quả bí ngô thành cỗ xe ngựa đưa Lọ Lem đi dự hội. Bà dặn Lọ Lem phải về trước 12 giờ đêm, nếu không mọi phép thuật sẽ tan biến.

Sự việc 5

Khi Lọ Lem đi dự vũ hội.

Lọ Lem xinh đẹp đến mức hoàng tử chỉ khiêu vũ với mình cô. Đến 12 giờ, vì vội ra về, Lọ Lem làm rơi một chiếc giày.

Sự việc 6

Khi hoàng tử sai người đi tìm chủ nhân của chiếc giày.

Hai cô chị cũng ướm thử giày nhưng không vừa. Tới lượt Lọ Lem thì vừa như in. Hoàng tử vui mừng đón cô về cung. Từ đó, họ sống bên nhau hạnh phúc đến cuối đời.

c.

x

Theo sự việc diễn ra trong câu chuyện.

Theo đặc điểm của nhân vật chính (ngoại hình, hành động, lời nói,...)

Tập trung vào một chi tiết mà người viết thích nhất

d. Những từ được in đậm trong bài văn có tác dụng liên kết chặt chẽ mạch viết của bài văn.

Câu 2

Theo em, cần lưu ý những gì khi viết bài văn kể lại một câu chuyện?

Phương pháp giải:

Em tiến hành trao đổi với bạn những điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể lại một câu chuyện.

Gợi ý:

- Bố cục của bài văn.

- Trình tự của các sự việc.

- Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc.

Lời giải chi tiết:

- Bố cục của bài văn: có 3 phần

+ Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện (tên câu chuyện, lí do biết câu chuyện hoặc nêu ấn tượng về câu chuyện,...).

+ Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự diễn ra các sự việc (chú ý sử dụng từ ngữ kết nối các sự việc).

+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện, mong muốn sau khi đọc câu chuyện hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.

- Trình tự của các sự việc: Trình bày và sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý.

+ Bản chất của bài văn kể lại một câu chuyện là chuỗi các sự kiện diễn ra liên tiếp, nối kết nhau. Bởi lẽ đó, câu chuyện nên được thể hiện theo một trình tự hợp lý, mạch lạc.

+ Dù cốt truyện phức tạp hay đơn giản thì vẫn phải đảm bảo về mặt ý nghĩa và được đặt trong bối cảnh thời gian, không gian cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến và kết quả rõ ràng.

- Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc: Chọn lọc từ ngữ phong phú, phù hợp với ngữ cảnh câu chuyện và các từ ngữ dẫn dắt phù hợp.

Đọc mở rộng

Đọc bài thơ, bài văn viết về những trải nghiệm trong cuộc sống và viết thông tin vào phiếu đọc sách.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên bài thơ, bài văn:

Tác giả:

Ngày đọc:

Trải nghiệm trong cuộc sống được nhắc đến:

Suy nghĩ của em về trải nghiệm:

Em đã có trải nghiệm này chưa? Cùng với ai?

Mức độ yêu thích: 5 sao

Phương pháp giải:

Em tìm đọc bài thơ, bài văn phù hợp và điền phiếu đọc sách theo mẫu.

Lời giải chi tiết:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên bài thơ, bài văn: Về quê

Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng

Ngày đọc: 03/12/2023

Trải nghiệm trong cuộc sống được nhắc đến: được về quê chơi

Suy nghĩ của em về trải nghiệm: đó là  một trải nghiệm rất nhiều kỉ niệm, đáng giá và vui vẻ

Em đã có trải nghiệm này chưa? Cùng với ai?: Em đã có trải nghiệm này rồi. Em được về quê cùng gia đình.

Mức độ yêu thích: 5 sao

Vận dụng

Sưu tầm những câu chuyện về các thần đồng hoặc nhà bác học nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam.

– Tên câu chuyện:

– Tác giả:

– Tên thần đồng hoặc nhà bác học:

– Điều em yêu thích ở thần đồng hoặc nhà bác học:

Phương pháp giải:

Em sưu tầm thêm những câu chuyện về các thần đồng hoặc nhà bác học nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam qua sách báo, internet,....

Lời giải chi tiết:

– Tên câu chuyện: Thần đồng đất Việt

– Tác giả: Lê Linh

– Tên thần đồng hoặc nhà bác học: Lê Tí

– Điều em yêu thích ở thần đồng hoặc nhà bác học: Tí là một người con hiếu thảo, ham học và có trí thông minh hơn người. Ngay cả Đồ Kiết, thầy dạy của cậu cũng phải ngạc nhiên về kiến thức của cậu. Ở làng Phan Thị, với tài trí của mình, cậu cũng đã giúp mẹ, các bạn của mình và những người dân trong làng giải quyết nhiều vấn đề khó khăn. Vượt qua ba kì thi Hương, Hội, Đình một cách xuất sắc, cậu trở thành trạng nguyên nhỏ tuổi nhất của Đại Việt. Sau đó, cậu cũng được Đại Minh (Trung Quốc - Bắc quốc) công nhận là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên.


Cùng chủ đề:

Giải Bài 10: Cảm xúc Trường Sa VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 10: Tiếng nói của cỏ cây VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 11: Sáng tháng Năm VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 11: Tập làm văn VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 12: Nhà phát minh 6 tuổi VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 13: Con vẹt xanh VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 13: Vườn của ông tôi VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 14: Chân trời cuối phố VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 14: Trong lời mẹ hát VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 15: Gặt chữ trên non VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống