Giải Bài 13: Vườn của ông tôi VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Tuần 25: Uống nước nhớ nguồn


Giải Bài 13: Vườn của ông tôi VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Gạch dưới trạng ngữ của mỗi câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung thông tin gì cho câu. Đặt câu hỏi cho mỗi trạng ngữ vừa tìm được ở bài tập 1. Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây và xếp và nhóm thích hợp. Thêm trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn phù hợp với mỗi câu dưới đây. Đọc lại đoạn văn của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm, nhược điểm trong bài làm. Ghi lại những điều em muốn học tập từ đoạn văn nêu ý kiến của bạn.

Luyện từ và câu

Câu 1:

Đề bài:

Gạch dưới trạng ngữ của mỗi câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung thông tin gì cho câu.

Câu

Thông tin mà trạng ngữ bổ sung

a. Mùa xuân, các loài hoa đua nhau khoe sắc.

b. Dưới chân đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.

c. Tháng Ba, hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc.

d. Trước nhà, bà đã trồng một hàng cau thẳng tắp.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu văn để tìm trạng ngữ.

Gợi ý các dấu hiệu: đứng đầu câu, ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu phẩy.

Cho biết chúng bổ sung thông tin gì cho câu: thời gian, nơi chốn, mục đích.

Lời giải chi tiết:

Câu

Thông tin mà trạng ngữ bổ sung

a. Mùa xuân, các loài hoa đua nhau khoe sắc.

Trạng ngữ bổ sung thông tin về thời gian

b. Dưới chân đê , đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.

Trạng ngữ bổ sung thông tin về nơi chốn

c. Tháng Ba , hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc.

Trạng ngữ bổ sung thông tin về thời gian

d. Trước nhà , bà đã trồng một hàng cau thẳng tắp.

Trạng ngữ bổ sung thông tin về nơi chốn

Câu 2

Đặt câu hỏi cho mỗi trạng ngữ vừa tìm được ở bài tập 1.

Phương pháp giải:

Em dựa vào các câu ở bài tập 1 và đặt câu hỏi cho mỗi trạng ngữ phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Khi nào các loài hoa đua nhau khoe sắc?

b. Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu?

c. Bao giờ hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc?

d. Bà đã trồng một hàng cau thẳng tắp ở đâu?

Câu 3

Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây và xếp và nhóm thích hợp.

Ở góc vườn, bà tôi trồng một cây cam. Tháng Chạp, cam chín vàng tươi. Những quả cam tròn, mọng nước, trông thật đẹp mắt. Vào ngày Tết, bà thường cắt cam bày lên bàn thờ tổ tiên. Khắp gian phòng, hương cam thoang thoảng nhẹ bay.

(Theo Bảo Khánh)

Trạng ngữ chỉ thời gian

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn, tìm các trạng ngữ và phân loại phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Trạng ngữ chỉ thời gian

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Tháng Chạp, Vào ngày Tết.

Ở góc vườn, Khắp gian phòng.

Câu 4

Thêm trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn phù hợp với mỗi câu dưới đây:

a................bầy chim hót líu lo.

b......................hoa phượng nở đỏ rực.

c . ..................đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu và tìm trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Trên cành cây, bầy chim hót líu lo.

b. Vào mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực.

c. Trên bến tàu, đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi.

Câu 5

Đặt và trả lời câu hỏi về thời gian và nơi chốn.

M:

Khi nào trường mình được nghỉ hè?

Cuối tháng Năm, trường mình được nghỉ hè.

Phương pháp giải:

Em đặt và ghi lại câu hỏi về thời gian và nơi chốn theo mẫu.

Lời giải chi tiết:

- Khi nào chúng ta thi kết thúc năm học?

- Vào giữa tháng Năm, chúng ta sẽ thi kết thúc năm học.

- Bồn hoa lớp chúng ta trồng ở đâu?

- Trước dãy nhà C, lớp chúng ta đã trồng một bồn hoa.

- Bao giờ lớp mình đi cắm trại?

- Cuối tuần này, lớp mình sẽ đi cắm trại.

Viết

Câu 1:

Đề bài:

Đọc lại đoạn văn của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm, nhược điểm trong bài làm.

Ưu điểm

Nhược điểm

Phương pháp giải:

Em đọc lại đoạn văn của em, nghe thầy cô nhận xét và ghi lai những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm.

Gợi ý:

- Việc lựa chọn câu chuyện yêu thích

- Cách nêu lí do

- Cách sắp xếp ý

- Cách đưa dẫn chứng minh hoạ

- Cách dùng từ, đặt câu...

Lời giải chi tiết:

Em đọc lại đoạn văn của em, nghe thầy cô nhận xét và ghi lai những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm.

Câu 2

Viết lại 1 – 2 câu văn trong bài làm của em cho hay hơn.

Phương pháp giải:

Em tiến hành viết lại 1 – 2 câu văn trong bài làm của em cho hay hơn sau khi đã phát hiện lỗi.

Lời giải chi tiết:

Em tiến hành viết lại 1 – 2 câu văn trong bài làm của em cho hay hơn sau khi đã phát hiện lỗi.

Vận dụng

Ghi lại những điều em muốn học tập từ đoạn văn nêu ý kiến của bạn.

Phương pháp giải:

Em ghi lại những điều em muốn học tập từ đoạn văn nêu ý kiến của bạn.

Gợi ý:

- Cách mở đầu độc đáo.

- Ý kiến nêu rõ ràng.

- Lí do giải thích hợp lý.

Lời giải chi tiết:

Em ghi lại những điều em muốn học tập từ đoạn văn nêu ý kiến của bạn.

Gợi ý:

- Cách mở đầu độc đáo.

- Ý kiến nêu rõ ràng.

- Lí do giải thích hợp lý.


Cùng chủ đề:

Giải Bài 11: Sáng tháng Năm VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 11: Tập làm văn VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 12: Nhà phát minh 6 tuổi VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 13: Con vẹt xanh VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 13: Vườn của ông tôi VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 14: Chân trời cuối phố VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 14: Trong lời mẹ hát VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 15: Gặt chữ trên non VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 15: Người thầy đầu tiên của bố tôi VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 16: Ngựa biên phòng VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống