Giải bài 11 trang 32 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Cho hàm số (y = frac{{{x^2} + 2{rm{x}} - m}}{{x - 1}}) ((m) là tham số). a) Tìm (m) để đồ thị hàm số đã cho có hai điểm cực trị. b) Chứng tỏ rằng khi (m = 2), hàm số có hai điểm cực trị. Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số này.
Đề bài
Cho hàm số y=x2+2x−mx−1 (m là tham số).
a) Tìm m để đồ thị hàm số đã cho có hai điểm cực trị.
b) Chứng tỏ rằng khi m=2, hàm số có hai điểm cực trị. Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số này.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
‒ Để đồ hàm số đã cho có hai điểm cực trị thì phương trình y′=0 có hai nghiệm phân biệt.
Lời giải chi tiết
a) Tập xác định: D=R∖{1}.
Đạo hàm
y′=(x2+2x−m)′(x−1)−(x2+2x−m)(x−1)′(x−1)2=(2x+2)(x−1)−(x2+2x−m)(x−1)2=x2−2x+m−2(x−1)2
Để đồ thị hàm số đã cho có hai cực trị thì phương trình y′=0 có hai nghiệm phân biệt, tức là phương trình x2−2x+m−2=0 có hai nghiệm phân biệt khác 1.
Khi đó: {Δ′=(−1)2−(m−2)>012−2.1+m−2≠0⇔{3−m>0m−3≠0⇔{m<3m≠3⇔m<3.
Vậy với m<3 thì đồ thị hàm số đã cho có hai điểm cực trị.
b) Vì m=2 thoả mãn điều kiện m<3 nên khi m=2, hàm số có hai điểm cực trị.
Với m=2 hàm số có dạng: y=x2+2x−2x−1
Đạo hàm y′=x2−2x(x−1)2;y′=0⇔x=0 hoặc x=2
Hàm số đạt cực đại tại x=0 và yCĐ=2.
Hàm số đạt cực tiểu tại x=2 và yCT=6.
Giả sử phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị là y=ax+b.
Ta có: {2=a.0+b6=a.2+b⇔{b=2a=2
Vậy phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị là y=2x+2.