Giải bài 2. 27 trang 27 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Bài tập cuối chương II - SBT Toán 10 KNTT


Giải bài 2.27 trang 27 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức

Đề bài

Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(F\left( {x;y} \right) = 2x + 3y\) với \(\left( {x;y} \right)\) thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y \ge  - 1}\\{y \le 1}\\{x + y \le 4}\\{y - x \le 4}\end{array}.} \right.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

-  Xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y \ge  - 1}\\{y \le 1}\\{x + y \le 4}\\{y - x \le 4}\end{array}.} \right.\)

-  Tính giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất dựa vào miền nghiệm vừa xác định xong kết luận.

Lời giải chi tiết

  • Xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình là: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y \ge  - 1}\\{y \le 1}\\{x + y \le 4}\\{y - x \le 4}\end{array}.} \right.\)

Miền nghiệm của bất phương trình \(d:y \ge  - 1\) là nửa mặt phẳng bờ \(d\) chứa gốc tọa độ \(O\left( {0;0} \right).\)

Miền nghiệm của bất phương trình \({d_1}:y \le 1\) là nửa mặt phẳng bờ \({d_1}\) chứa gốc tọa độ \(O\left( {0;0} \right).\)

Miền nghiệm của bất phương trình \(x + y \le 4\) là nửa mặt phẳng bờ \({d_2}:x + y = 4\) chứa gốc tọa độ \(O\left( {0;0} \right).\)

Miền nghiệm của bất phương trình \(y - x \le 4\) là nửa mặt phẳng bờ \({d_3}:y - x = 4\) chứa gốc tọa độ \(O\left( {0;0} \right).\)

Miền nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y \ge  - 1}\\{y \le 1}\\{x + y \le 4}\\{y - x \le 4}\end{array}} \right.\) là: hình thang cân \(ABCD\) với \(A\left( { - 3;1} \right),\,\,B\left( {3;1} \right),\,\,C\left( {5; - 1} \right),\,\,D\left( { - 5; - 1} \right).\)

  • Ta có: \(F\left( { - 3;1} \right) = 2\left( { - 3} \right) + 3.1 =  - 6 + 3 =  - 3.\)

\(\begin{array}{l}F\left( {3;1} \right) = 2.3 + 3.1 = 6 + 3 = 9.\\F\left( {5; - 1} \right) = 2.5 + 3\left( { - 1} \right) = 10 - 3 = 7.\\F\left( { - 5; - 1} \right) = 2\left( { - 5} \right) + 3\left( { - 1} \right) =  - 10 - 3 =  - 13.\end{array}\)

Vậy giá trị lớn nhất là \(F\left( {3;1} \right) = 9,\) giá trị nhỏ nhất là: \(F\left( { - 5; - 1} \right) =  - 13.\)


Cùng chủ đề:

Giải bài 2. 22 trang 26 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 2. 23 trang 26 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 2. 24 trang 27 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 2. 25 trang 27 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 2. 26 trang 27 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 2. 27 trang 27 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 2. 28 trang 27 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 2. 29 trang 28 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 3 trang 70 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 3. 1 trang 32 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 3. 2 trang 32 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống