Giải Bài 2 trang 60 sách bài tập toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải sách bài tập Toán lớp 7 - SBT Toán 7 - Chân trời sáng tạo Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng


Giải Bài 2 trang 60 sách bài tập toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Cho hình lăng trụ đứng tứ giác như Hình 6. a) Chỉ rõ hai mặt đáy và các mặt bên của hình lăng trụ. b) Gọi tên các cạnh bên của hình lăng trụ. c) Chiều cao của hình lăng trụ bằng độ dài đoạn thẳng nào?

Đề bài

Cho hình lăng trụ đứng tứ giác như Hình 6.

a) Chỉ rõ hai mặt đáy và các mặt bên của hình lăng trụ.

b) Gọi tên các cạnh bên của hình lăng trụ.

c) Chiều cao của hình lăng trụ bằng độ dài đoạn thẳng nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng tính chất của cạnh, góc của hình lăng trụ đứng tam giác

Lời giải chi tiết

Do hình lăng trụ đứng tứ giác có các mặt bên là hình chữ nhật, do đó ta có:

a) Hai mặt đáy của hình lăng trụ là: mặt ADHE và mặt BCGF. (do các mặt này không là hình chữ nhật, nên nó phải là mặt đáy).

Bốn mặt bên của hình lăng trụ là: mặt ABFE, mặt EFGH, mặt CDHG và mặt ABCD. (là các hình chữ nhật)

b) Các cạnh bên của hình lăng trụ là: AB, EF, HG, DC.

c) Chiều cao của hình lăng trụ bằng chiều cao của cách cạnh bên.

Do đó ta có thể nói chiều cao của hình lăng trụ bằng độ dài đoạn thẳng AB (hoặc EF, hoặc HG, hoặc DC).


Cùng chủ đề:

Giải Bài 2 trang 53 sách bài tập toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2 trang 55 sách bài tập toán 7 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2 trang 56 sách bài tập toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2 trang 57 sách bài tập toán 7 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2 trang 60 sách bài tập toán 7 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2 trang 60 sách bài tập toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2 trang 63 sách bài tập toán 7 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2 trang 63 sách bài tập toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2 trang 64 sách bài tập toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải Bài 2 trang 65 sách bài tập toán 7 - CTST
Giải Bài 2 trang 65 sách bài tập toán 7 - Chân trời sáng tạo