Giải bài 20 trang 80 SBT toán 10 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Toán 10 - Giải SBT Toán 10 - Cánh diều Bài 2. Giải tam giác. Tính diện tích tam giác - SBT Toá


Giải bài 20 trang 80 SBT toán 10 - Cánh diều

Quan sát cây cầu dây văng minh họa ở Hình 25

Đề bài

Quan sát cây cầu dây văng minh họa ở Hình 25

Tại trụ cao nhất, khoảng cách từ đỉnh trụ (vị trí A ) tới chân trụ trên mặt cầu (vị trí H ) là 150 m, độ dài dây văng dài nhất nối từ đỉnh trụ xuống mặt cầu (vị trí B ) là 300 m, khoảng cách từ chân dây văng dài nhất tới chân trụ trên mặt cầu là 250 m (Hình 26). Tính độ dốc của cầu qua trụ nói trên (làm tròn kết quả đến hàng phần mười theo đơn vị độ).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Độ dốc của cầu là góc nghiêng HBK

Bước 1: Sử dụng định lí cosin để tính số đo góc AHB của ∆ ABH

Bước 2: Sử dụng tính chất góc ngoài của tam giác (xét ∆ HBK ) để tính góc HBK rồi kết luận

Lời giải chi tiết

Áp dụng định lí cosin cho ∆ ABH ta có: \(A{B^2} = B{H^2} + A{H^2} - 2.BH.AH.\cos \widehat {AHB}\)

\( \Rightarrow \cos \widehat {AHB} = \frac{{B{H^2} + A{H^2} - A{B^2}}}{{2.BH.AH}} = \frac{{{{250}^2} + {{150}^2} - {{300}^2}}}{{2.250.150}} =  - \frac{1}{{15}}\)\( \Rightarrow \widehat {AHB} \approx 93,{8^0}\)

Xét ∆ HBK có \(\widehat {AHB}\) là góc ngoài của tam giác HBK

\( \Rightarrow \widehat {AHB} = \widehat {HBK} + \widehat {HKB} \Rightarrow \widehat {HBK} = \widehat {AHB} - \widehat {HKB} = 93,{8^0} - {90^0} = 3,{8^0}\)

Vậy độ dốc của cầu qua trụ là 3,8 0


Cùng chủ đề:

Giải bài 20 trang 14 sách bài tập toán 10 - Cánh diều
Giải bài 20 trang 31 SBT toán 10 - Cánh diều
Giải bài 20 trang 41 sách bài tập toán 10 - Cánh diều
Giải bài 20 trang 52 SBT toán 10 - Cánh diều
Giải bài 20 trang 67 SBT toán 10 - Cánh diều
Giải bài 20 trang 80 SBT toán 10 - Cánh diều
Giải bài 21 trang 13 sách bài tập toán 10 - Cánh diều
Giải bài 21 trang 14 sách bài tập toán 10 - Cánh diều
Giải bài 21 trang 31 SBT toán 10 - Cánh diều
Giải bài 21 trang 42 sách bài tập toán 10 - Cánh diều
Giải bài 21 trang 52 SBT toán 10 - Cánh diều