Giải bài 21 trang 42 sách bài tập toán 10 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Toán 10 - Giải SBT Toán 10 - Cánh diều Bài 4. Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn g


Giải bài 21 trang 42 sách bài tập toán 10 - Cánh diều

Gieo một con xúc xắc hai lần liên tiếp

Đề bài

Gieo một con xúc xắc hai lần liên tiếp

a) Xác suất của biến cố “Lần thứ nhất xuất hiện mặt 1 chấm, lần thứ hai xuất hiện mặt 3 chấm” là:

A. \(\frac{1}{2}\)             B. \(\frac{1}{6}\)             C. \(\frac{1}{{36}}\)             D. \(\frac{1}{4}\)

b) Xác suất của biến cố “Lần thứ nhất xuất hiện mặt 6 chấm” là:

A. \(\frac{1}{2}\)             B. \(\frac{1}{6}\)             C. \(\frac{1}{{36}}\)             D. \(\frac{1}{4}\)

c) Xác suất của biến cố “Số chấm xuất hiện ở hai lần gieo là giống nhau” là:

A. \(\frac{1}{2}\)             B. \(\frac{1}{6}\)             C. \(\frac{1}{{36}}\)             D. \(\frac{1}{4}\)

d) Xác suất của biến cố “Số chấm xuất hiện ở hai lần gieo là số chẵn” là:

A. \(\frac{1}{2}\)             B. \(\frac{1}{6}\)             C. \(\frac{1}{{36}}\)             D. \(\frac{1}{4}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu \(P\left( A \right)\) được xác định bởi công thức: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}\), trong đó \(n\left( A \right)\) và \(n\left( \Omega  \right)\) lần lượt là kí hiệu số phần tử của tập A và \(\Omega \)

Lời giải chi tiết

Gieo một con xúc xắc hai lần liên tiếp \( \Rightarrow \Omega  = \{ (x;y)|1 \le x;y \le 6\}  \Rightarrow n\left( \Omega  \right) = 6.6 = 36\)

a) “Lần thứ nhất xuất hiện mặt 1 chấm, lần thứ hai xuất hiện mặt 3 chấm” \( \Rightarrow A = \{ (1;3)\}  \Rightarrow n\left( A \right) = 1\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{1}{{36}}\)

Chọn C.

b) “Lần thứ nhất xuất hiện mặt 6 chấm” \( \Rightarrow A = \{ (6;y)|1 \le y \le 6\}  \Rightarrow n\left( A \right) = 1.6 = 6\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}\)

Chọn B.

c) “Số chấm xuất hiện ở hai lần gieo là giống nhau” \( \Rightarrow A = \{ (x;x)|1 \le x \le 6\}  \Rightarrow n\left( A \right) = 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 = 6\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}\)

Chọn B.

d) “Số chấm xuất hiện ở hai lần gieo là số chẵn” \( \Rightarrow n\left( A \right) = 3.3 = 9\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{9}{{36}} = \frac{1}{4}\)

Chọn D.


Cùng chủ đề:

Giải bài 20 trang 67 SBT toán 10 - Cánh diều
Giải bài 20 trang 80 SBT toán 10 - Cánh diều
Giải bài 21 trang 13 sách bài tập toán 10 - Cánh diều
Giải bài 21 trang 14 sách bài tập toán 10 - Cánh diều
Giải bài 21 trang 31 SBT toán 10 - Cánh diều
Giải bài 21 trang 42 sách bài tập toán 10 - Cánh diều
Giải bài 21 trang 52 SBT toán 10 - Cánh diều
Giải bài 21 trang 67 SBT toán 10 - Cánh diều
Giải bài 21 trang 81 SBT toán 10 - Cánh diều
Giải bài 22 trang 13 sách bài tập toán 10 - Cánh diều
Giải bài 22 trang 14 sách bài tập toán 10 - Cánh diều