Processing math: 100%

Giải bài 3 trang 87 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Toán 8, giải toán lớp 8 chân trời sáng tạo Bài 5. Hình chữ nhật - Hình vuông Toán 8 chân trời sáng


Giải bài 3 trang 87 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo

Cho tam giác

Đề bài

Cho tam giác ABC có đường cao AH . Gọi I là trung điểm của AC , E là điểm đối xứng với H qua I . Gọi M , N lần lượt là trung điểm của HC , CE . Các đường thẳng AM , AN cắt HE tại G K .

a) Chứng minh tứ giác AHCE là hình chữ nhật

b) Chứng minh HG=GK=KE

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Áp dụng các dấu hiệu nhận biết của hình chữ nhật

b) Áp dụng tính chất trọng tâm của tam giác

Lời giải chi tiết

a) Do E là điểm đối xứng với H qua I nên I là trung điểm của HE hay HI=EI

Tứ giác AHCE có hai đường chéo AC HE cắt nhau tại trung điểm I (gt) nên là hình bình hành.

Lại có ^AHC=90 (do AH là đường cao) nên hình bình hành AHCE là hình chữ nhật.

b) Xét ΔAHC AM , HI là hai đường trung tuyến cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của ΔAHC .

Suy ra: HG=23HI;IG=12HG

Chứng minh tưng tự đối với ΔAEC K là trọng tâm của ΔAEC

Suy ra: EK=23EI IK=12EK

Ta có: HG=23HI;EK=23EI HI=EI

Suy ra HG=EK=23EI

EI=12EH

Suy ra HG=EK=13HE

Suy ra GK=HEHGKE=HE13HE13HE=13HE

Vậy HG=GK=KE


Cùng chủ đề:

Giải bài 3 trang 71 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 76 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 80 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 82 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 84 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 87 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 88 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 91 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 94 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 95 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 96 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo