Giải bài 34 trang 59 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
Lập phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng Δ trong mỗi trường hợp sau: a) Δ đi qua điểm A(2;−5;7) và có vectơ chỉ phương →u=(−2;3;4); b) Δ đi qua hai điểm M(−1;0;4) và N(2;5;3). c) Δ đi qua điểm B(3;2;−1) và vuông góc với mặt phẳng (P):2x−5y+6z−7=0.
Đề bài
Lập phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng Δ trong mỗi trường hợp sau:
a) Δ đi qua điểm A(2;−5;7) và có vectơ chỉ phương →u=(−2;3;4);
b) Δ đi qua hai điểm M(−1;0;4) và N(2;5;3).
c) Δ đi qua điểm B(3;2;−1) và vuông góc với mặt phẳng (P):2x−5y+6z−7=0.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
‒ Để lập phương trình đường thẳng, ta thường chỉ ra toạ độ một điểm thuộc đường thẳng và một vectơ chỉ phương của đường thẳng đó.
‒ Phương trình tham số của đường thẳng Δ đi qua M0(x0;y0;z0) và có vectơ chỉ phương →u=(a;b;c) là: {x=x0+aty=y0+btz=z0+ct.
‒ Phương trình chính tắc của đường thẳng Δ đi qua M0(x0;y0;z0) và có vectơ chỉ phương →u=(a;b;c) là: x−x0a=y−y0b=z−z0c.
Lời giải chi tiết
a) Đường thẳng đi qua điểm A(2;−5;7) và nhận →u=(−2;3;4) làm vectơ chỉ phương có phương trình tham số là: {x=2−2ty=−5+3tz=7+4t.
Đường thẳng đi qua điểm A(2;−5;7) và nhận →u=(−2;3;4) làm vectơ chỉ phương có phương trình chính tắc là: x−2−2=y+53=z−74.
b) Ta có →MN=(3;5;−1) là một vectơ chỉ phương của đường thẳng Δ.
Đường thẳng đi qua điểm M(−1;0;4) và nhận →MN=(3;5;−1) làm vectơ chỉ phương có phương trình tham số là: {x=−1+3ty=5tz=4−t.
Đường thẳng đi qua điểm M(−1;0;4) và nhận →MN=(3;5;−1) làm vectơ chỉ phương có phương trình chính tắc là: x+13=y5=z−4−1.
c) Mặt phẳng (P):2x−5y+6z−7=0 có vectơ pháp tuyến →n=(2;−5;6).
Đường thẳng Δ vuông góc với mặt phẳng (P) nên →n=(2;−5;6) là vectơ chỉ phương của đường thẳng Δ.
Đường thẳng đi qua điểm B(3;2;−1) và nhận →n=(2;−5;6) làm vectơ chỉ phương có phương trình tham số là: {x=3+2ty=2−5tz=−1+6t.
Đường thẳng đi qua điểm B(3;2;−1) và nhận →n=(2;−5;6) làm vectơ chỉ phương có phương trình chính tắc là: x−32=y−2−5=z+16.