Giải bài 35: Ôn tập đo lường (tiết 1) trang 129 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Giải vở bài tập toán lớp 2 - VBT Toán 2 - Kết nối tri thức Vở bài tập Toán 2 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống


Giải bài 35: Ôn tập đo lường (tiết 1) trang 129 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đ, S? Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 48 kg + 35 kg = ....... kg 65 kg – 27 kg = ....... kg Con lợn cân nặng 42 kg, con chó nhẹ hơn con lợn 25 kg. Hỏi con chó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Bài 1

Đ, S?

Phương pháp giải:

Quan sát tranh ta thấy: Đĩa cân bên nào thấp hơn thì vật đặt trên đĩa cân đó nặng hơn. Từ đó em điền Đ, S vào ô trống cho thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

48 kg + 35 kg = ....... kg                      65 kg – 27 kg = ....... kg

Phương pháp giải:

Tính nhẩm kết quả các phép tính rồi viết đơn vị kg sau kết quả vừa tìm được.

Lời giải chi tiết:

48 kg + 35 kg = 83 kg                        65 kg – 27 kg = 38 kg

Bài 3

Quan sát tranh.

a) Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

...... kg + ...... kg = ...... kg                               ..... kg - ....... kg = ........ kg

Túi gạo cân nặng ....... kg                                Con thỏ cân nặng ...... kg

b) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Cả túi gạo và con thỏ cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

A. 13 kg                      B. 12 kg                      C. 11 kg

Phương pháp giải:

Quan sát tranh em tìm được cân nặng của túi gạo và con thỏ sau đó điền số thích hợp vào chỗ chấm hoặc khoanh đáp án thích hợp.

Lời giải chi tiết:

a)

2 kg + 5 kg = 7 kg                               6 kg - 2 kg = 4 kg

Túi gạo cân nặng 7 kg                         Con thỏ cân nặng 4 kg

b) Cả túi gạo và con thỏ cân nặng số ki-lô-gam là 7 kg + 4 kg = 11 kg.

Chọn đáp án C .

Bài 4

Con lợn cân nặng 42 kg, con chó nhẹ hơn con lợn 25 kg. Hỏi con chó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Phương pháp giải:

Cân nặng của con chó = Cân nặng của con lợn – 25 kg.

Lời giải chi tiết:

Con chó nặng số ki-lô-gam là

42 – 25 = 17 (kg)

Đáp số: 17 kg

Bài 5

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Có bốn con dê muốn sang sông để ăn cỏ. Rô-bốt nói: “ Thuyền chỉ chở thêm được nhiều nhất 51 kg ’’. Hỏi ba con dê nào sau đây không thể cùng nhau sang sông?

A. Ba con dê cân nặng 15 kg, 17 kg, 19 kg.

B. Ba con dê cân nặng 16 kg, 17 kg, 19 kg.

C. Ba con dê cân nặng 15 kg, 16 kg, 17 kg.

Phương pháp giải:

Tính tổng cân nặng của ba con dê ở mỗi câu. Ba con dê không thể cùng nhau sang sông có cân nặng lớn hơn 51 kg.

Lời giải chi tiết:

15 kg + 17 kg + 19 kg = 32 kg + 19 kg = 51 kg

16 kg + 17 kg + 19 kg = 33 kg + 19 kg = 53 kg > 51 kg

15 kg + 16 kg + 17 kg = 31kg + 17 kg = 48 kg

Vậy a con dê cân nặng 16 kg, 17 kg, 19 kg không thể cùng nhau sang sông.

Chọn B .


Cùng chủ đề:

Giải bài 33: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20, 100 (tiết 4) trang 125 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 33: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20, 1000 (tiết 1) trang 120 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 33: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20, 1000 (tiết 2) trang 121 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 34: Ôn tập hình phẳng (tiết 1) trang 126 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 34: Ôn tập hình phẳng (tiết 2) trang 127 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 35: Ôn tập đo lường (tiết 1) trang 129 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 35: Ôn tập đo lường (tiết 2) trang 130 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 36: Ôn tập chung (tiết 1) trang 132 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 36: Ôn tập chung (tiết 2) trang 133 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 37: Phép nhân (tiết 1) Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 37: Phép nhân (tiết 2) Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống