Giải bài 33: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20, 1000 (tiết 2) trang 121 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Giải vở bài tập toán lớp 2 - VBT Toán 2 - Kết nối tri thức Vở bài tập Toán 2 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống


Giải bài 33: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20, 1000 (tiết 2) trang 121 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Rô-bốt hái dưa hấu cho vào sọt có số là kết quả phép tính ghi trên quả dưa đó. Viết tên sọt A, B, C, D vào chỗ chấm thích hợp. Sọt ...... có nhiều dưa nhất, Sọt ...... có ít dưa nhất. Sọt ..... và sọt ....... có số dưa bằng nhau. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Phải lấy hai trong bốn túi gạo nào đặt lên địa cân bên phải để cân thăng bằng?

Bài 1

Rô-bốt hái dưa hấu cho vào sọt có số là kết quả phép tính ghi trên quả dưa đó.

a) Số?

Sọt

A

B

C

D

Số quả dưa hái được

5

b) Viết tên sọt A, B, C, D vào chỗ chấm thích hợp.

Sọt ...... có nhiều dưa nhất,                             Sọt ...... có ít dưa nhất.

Sọt ..... và sọt ....... có số dưa bằng nhau.

Phương pháp giải:

- Tính nhẩm kết quả phép tính ghi trên mỗi quả dưa rồi đếm số quả dưa trong mỗi sọt có ghi kết quả tương ứng.

- Ghi tên sọt dưa có nhiều dưa nhất, ít nhất hoặc số dưa bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có 9 + 1 = 10                  16 – 9 = 7                    9 + 4 = 13

12 – 6 = 6                   13 – 7 = 6                    15 – 8 = 7

8 + 2 = 10                   10 + 3 = 13                  14 – 8 = 6

7 + 6 = 13                   15 – 9 = 6                    11 – 4 = 7

12 – 5 = 7                   8 + 5 = 13                    11 – 5 = 6

Sọt

A

B

C

D

Số quả dưa hái được

5

4

2

4

b) Sọt A có nhiều dưa nhất,                            Sọt C có ít dưa nhất.

Sọt B và sọt D có số dưa bằng nhau.

Bài 2

>, < = ?

Phương pháp giải:

Tính nhẩm kết quả các phép tính rồi so sánh hai vế và điền dấu thích hợp vào ô trống.

Lời giải chi tiết:

Bài 3

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Phải lấy hai trong bốn túi gạo nào đặt lên địa cân bên phải để cân thăng bằng?

Phương pháp giải:

Em hãy tính nhẩm tổng khối lượng của hai trong bốn túi gạo sao cho bằng với khối lượng ở đĩa cân bên trái rồi chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Đĩa cân bên trái: 3 kg + 9 kg = 12 kg

Ta thấy 7 kg + 5 kg = 12 kg

Vậy cần đặt lên đĩa cân bên phải hai túi gạo số 2 và số 4 để cân thăng bằng.

Chọn đáp án C.

Bài 4

Một cửa hàng buổi sáng bán được 9 máy tính, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 4 máy tính. Hỏi buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu máy tính?

Phương pháp giải:

Số máy tính cửa hàng bán được buổi chiều = Số máy tính bán được trong buổi sáng + 4 máy tính.

Lời giải chi tiết:

Số máy tính cửa hàng bán được buổi chiều là

9 + 4 = 13 (máy tính)

Đáp số: 13 máy tính


Cùng chủ đề:

Giải bài 31: Thực hành và trải nghiệm xem đồng hồ, xem lịch (tiết 2) trang 116 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 32: Luyện tập chung (tiết 1) trang 118 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 33: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20, 100 (tiết 3) trang 123 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 33: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20, 100 (tiết 4) trang 125 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 33: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20, 1000 (tiết 1) trang 120 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 33: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20, 1000 (tiết 2) trang 121 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 34: Ôn tập hình phẳng (tiết 1) trang 126 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 34: Ôn tập hình phẳng (tiết 2) trang 127 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 35: Ôn tập đo lường (tiết 1) trang 129 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 35: Ôn tập đo lường (tiết 2) trang 130 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 36: Ôn tập chung (tiết 1) trang 132 Vở bài tập toán 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống