Giải bài 36 trang 117 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
Cho đường tròn (O; 1dm) và ba điểm A, B, C nằm trên đường tròn sao cho ^ABC=45∘, ^ACB=15∘. Kẻ AH vuông góc với BC tại H, tia AH cắt đường tròn (O) tại E (Hình 36). Tính: a) Số đo cung nhỏ CE và số đo cung lớn BC; b) Độ dài các đoạn thẳng AC, BC.
Đề bài
Cho đường tròn (O; 1dm) và ba điểm A, B, C nằm trên đường tròn sao cho ^ABC=45∘, ^ACB=15∘. Kẻ AH vuông góc với BC tại H, tia AH cắt đường tròn (O) tại E (Hình 36). Tính:
a) Số đo cung nhỏ CE và số đo cung lớn BC;
b) Độ dài các đoạn thẳng AC, BC.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Số đo cung nhỏ CE bằng 2.^HAC (do góc HAC nôi tiếp chắc cung nhỏ CE).
Số đo cung lớn BC bằng 2.^BAC (do góc BAC nội tiếp chắn cung lớn BC).
b) Bước 1: Chứng minh tam giác OAC vuông cân để tính AC.
Bước 2: Chứng minh ΔOBM=ΔOCM để suy ra BM=CM=BC2
Bước 3: Tính góc OCM.
Bước 4: Áp dụng tỉ số lượng giác trong tam giác vuông OCM để tính CM.
Bước 5: Tính BC=2CM.
Lời giải chi tiết
Kẻ OM vuông góc với BC tại M, suy ra ^BMO=^MCO=90∘.
a) Xét tam giác HAC vuông tại H có ^HAC+^ACH=90∘ hay ^HAC=90∘−^ACH=90∘−15∘=75∘
Mặt khác, ^HAC là góc nội tiếp chắn cung nhỏ EC nên số đo cung nhỏ EC là 2.^HAC=2.75∘=150∘.
Xét tam giác ABC có ^BAC+^ABC+^ACB=180∘ hay
^BAC=180∘−(^ABC+^ACB)=180∘−(45∘−15∘)=120∘
mà ^BAC là góc nội tiếp chắn cung lớn BC nên số đo cung lớn BC là 2.^BAC=2.120∘=240∘.
b) Ta có góc ABC nội tiếp chắn cung AC của (O), mà ^ABC=45∘ nên số đo cung AC là 2.^ABC=2.45∘=90∘.
Do đó góc ở tâm chắn cung AC là góc AOC có số đo bằng 90∘.
Xét tam giác OAC có OA=OC=1dm (cùng bằng bán kính (O)), ^AOC=90∘ suy ra tam giác OAC vuông cân tại O, do đó CA=√OA2+OC2 (Định lí Pythagore) hay CA=√12+12=√2dm.
Xét 2 tam giác OBM và OCM có
OB=OC (cùng bằng bán kính (O))
OM chung
^BMO=^MCO=90∘
Suy ra ΔOBM=ΔOCM (cạnh huyền – cạnh góc vuông), do đó BM=CM=BC2.
Ta có ΔOAC vuông cân nên ^OCA=45∘. Ta lại có ^OCM=^OCA−^ACB=45∘−15∘=30∘
Mặt khác, tam giác OCM vuông tại M nên CM=OC.cos^OCM=1.cos30∘=√32dm.
Vậy BC=2CM=2.√32=√3dm.