Loading [MathJax]/jax/output/CommonHTML/jax.js

Giải bài 5. 19 trang 65 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 1 — Không quảng cáo

SBT Toán 9 - Giải SBT Toán 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 16. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn


Giải bài 5.19 trang 65 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 1

Cho đường tròn (O) và điểm M nằm bên ngoài (O). Từ M kẻ tiếp tuyến MA với (O), trong đó A là tiếp điểm. Đường thẳng qua A và vuông góc với MO cắt (O) tại B (khác A). a) Chứng minh rằng MB là tiếp tuyến của (O); b) Tính OM và diện tích phần của tam giác AMB nằm bên ngoài (O), biết bán kính của (O) bằng 3cm và (widehat {MAB} = {60^o}).

Đề bài

Cho đường tròn (O) và điểm M nằm bên ngoài (O). Từ M kẻ tiếp tuyến MA với (O), trong đó A là tiếp điểm. Đường thẳng qua A và vuông góc với MO cắt (O) tại B (khác A).

a) Chứng minh rằng MB là tiếp tuyến của (O);

b) Tính OM và diện tích phần của tam giác AMB nằm bên ngoài (O), biết bán kính của (O) bằng 3cm và ^MAB=60o.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) + Gọi H là giao điểm của MO và AB. Do đó, MO vuông góc với AB tại H.

+ Chứng minh ΔAOH=ΔBOH(chcgv) nên ^AOH=^BOH.

+ Chứng minh ΔAOM=ΔBOM(cgc) nên ^MAO=^MBO=90o .

+ Suy ra MBOB tại B. Do đó, MB là tiếp tuyến của (O)

b) + Chứng minh tam giác MAB cân tại M và ^MAB=60o nên tam giác MAB đều, suy ra ^AMB=60o

+ Ta có ^AOB+^OBM+^BMA+^MAO=360o, từ đó tính được góc AOB và số đo cung nhỏ AB.

+ Tính diện tích hình quạt tròn ứng với cung nhỏ AB (Sq).

+ Tính được ^AMO=12^AOB=60o.

+ Tam giác MOA vuông tại A nên AM=AO.tan^AMO.

+ Chứng minh SΔAMO=SΔBMO=12OA.AM, từ đó tính diện tích tứ giác AOBM (SAOBM).

+ Diện tích phần của tam giác AMB nằm bên ngoài (O) là: S=SAOBMSq.

Lời giải chi tiết

a) Gọi H là giao điểm của MO và AB. Do đó, MO vuông góc với AB tại H.

Tam giác AOH và tam giác BOH có:

OH chung, OA=OB, ^OHA=^BHO=90o

nên ΔAOH=ΔBOH(chcgv)

nên ^AOH=^BOH hay ^AOM=^BOM.

Tam giác AOM và tam giác BOM có:

OM chung, OA=OB, ^AOM=^BOM

nên ΔAOM=ΔBOM(cgc)

nên ^MAO=^MBO=90o .

Do đó, MBOB tại B.

Do đó, MB là tiếp tuyến của (O).

b) Vì MA và MB là hai tiếp tuyến của (O) nên MA=MB.

Do đó, tam giác MAB cân tại M.

^MAB=60o nên tam giác MAB đều.

Do đó, ^AMB=60o.

Tứ giác AOBM có:

^AOB+^OBM+^BMA+^MAO=360o

Suy ra:

^AOB=360o(^OBM+^BMA+^MAO)=360o(90o+90o+60o)=120o

Vì AOB là góc ở tâm chắn cung nhỏ AB nên sđAB nhỏ =120o.

Do đó, diện tích hình quạt tròn ứng với cung nhỏ AB là:

Sq=120360.π.32=3π(cm2)

Vì MA và MB là hai tiếp tuyến của (O) nên OM là phân giác của góc AOB nên ^AOM=12^AOB=60o.

Tam giác MOA vuông tại A nên

AM=AO.tan^AOM=3.tan60o=33(cm).

ΔAOM=ΔBOM(cmt)

nên SΔAMO=SΔBMO =12OA.AM=12.3.33 =932(cm2).

Do đó diện tích tứ giác AOBM là:

SAOBM=2SΔAMO=93(cm2).

Vậy diện tích phần của tam giác AMB nằm bên ngoài (O) là:

S=SAOBMSq=933π(cm2).


Cùng chủ đề:

Giải bài 5. 14 trang 62 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 1
Giải bài 5. 15 trang 62 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 1
Giải bài 5. 16 trang 62 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 1
Giải bài 5. 17 trang 65 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 1
Giải bài 5. 18 trang 65 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 1
Giải bài 5. 19 trang 65 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 1
Giải bài 5. 20 trang 65 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 1
Giải bài 5. 21 trang 65 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 1
Giải bài 5. 22 trang 68 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 1
Giải bài 5. 23 trang 68 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 1
Giải bài 5. 24 trang 68 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 1