Giải bài 50 trang 110 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′ có ABCD là hình thoi cạnh a
Đề bài
Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′ có ABCD là hình thoi cạnh a, AA′⊥(ABCD), AA′=2a, AC=a. Tính khoảng cách:
a) Từ điểm A đến mặt phẳng (BCC′B′).
b) Giữa hai mặt phẳng (ABB′A′) và (CDD′C′).
c*) Giữa hai đường thẳng BD và A′C.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Gọi H là trung điểm của cạnh BC. Ta chứng minh H là hình chiếu của A trên mặt phẳng (BCC′B′), từ đó khoảng cách cần tìm là đoạn thẳng AH.
b) Gọi I là trung điểm của cạnh DC. Do (ABB′A′)∥(DCC′D′), nên khoảng cách giữa hai mặt phẳng này là khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (DCC′D′). Ta chứng minh I là hình chiếu của A trên mặt phẳng (DCC′D′), từ đó khoảng cách cần tìm là đoạn thẳng AI.
c) Gọi O là giao điểm của AC và BD. Gọi E là hình chiếu của O trên A′C. Ta chứng minh OE là đường vuông góc chung của 2 đường thẳng BD và A′C, từ đó khoảng cách cần tính là đoạn thẳng OE.
Lời giải chi tiết
a) Gọi H là trung điểm của cạnh BC. Tam giác ABC đều (AB=BC=AC=a) nên ta suy ra AH⊥BC.
Do BB′⊥(ABCD), ta suy ra BB′⊥AH.
Như vậy, do AH⊥BC, BB′⊥AH nên AH⊥(BCC′B′), điều này có nghĩa H là hình chiếu của A trên mặt phẳng (BCC′B′). Vậy khoảng cách từ A đến (BCC′B′) là đoạn thẳng AH.
Tam giác ABC đều cạnh a, đường cao AH nên AH=a√32.
Vậy khoảng cách từ A đến (BCC′B′) là a√32.
b) Do ABCD.A′B′C′D′ là hình hộp, nên (ABB′A′)∥(DCC′D′). Suy ra khoảng cách giữa hai mặt phẳng này cũng bằng khoảng cách từ A đến mặt phẳng (DCC′D′).
Gọi I là trung điểm của cạnh DC. Tam giác ADC có AB=DC=AC=a nên nó là tam giác đều. Suy ra AI⊥DC và AI=a√32.
Do DD′⊥(ABCD), ta suy ra DD′⊥AI. Như vậy, do AI⊥DC, DD′⊥AI nên AI⊥(DCC′D′). Điều này có nghĩa I là hình chiếu của A trên mặt phẳng (DCC′D′). Vậy khoảng cách giữa hai mặt phẳng (ABB′A′) và (DCC′D′), bằng khoảng cách từ A trên mặt phẳng (DCC′D′), là đoạn thẳng AI, và bằng a√32.
c) Gọi O là giao điểm của AC và BD. Do ABCD là hình thoi nên AC⊥BD và AO=AC2=a2
Do AA′⊥(ABCD), nên AA′⊥BD. Như vậy, do AC⊥BD, AA′⊥BD nên (AA′C)⊥BD.
Gọi E là hình chiếu của O trên A′C. Vì OE⊂(AA′C), (AA′C)⊥BD nên OE⊥BD. Như vậy OE là đường vuông góc chung của 2 đường thẳng BD và A′C, điều này có nghĩa khoảng cách giữa BD và A′C là đoạn thẳng OE.
Tam giác CEO và CAA′ có chung góc C và có góc vuông ^CEO=^CAA′ nên chúng đồng dạng với nhau. Suy ra OEAA′=COCA′⇒OE=AA′.COCA′
Tam giác AA′C vuông tại A, nên A′C=√A′A2+AC2=√(2a)2+a2=a√5.
Do đó OE=AA′.OCA′C=2a.a2a√5=a√55.