Giải bài 6.42 trang 78 SGK Toán 8 - Cùng khám phá
Vào một thời điểm trong ngày, B và D lần lượt là các bóng của điểm
Đề bài
Vào một thời điểm trong ngày, B và D lần lượt là các bóng của điểm A trên mặt thành cổ và điểm C trên đỉnh cột lên mặt đất, các điểm M,C,A thẳng hàng và các điểm M,D,B thẳng hàng (Hình 6.110). Người ta đo được các khoảng cách MD=1m,MB=5m và MC=2m.
a) Tính khoảng cách giữa hai điểm C và A.
b) Biết chiều cao của cây cột là 1m, tính chiều cao của thành cổ.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào định lí hai tam giác đồng dạng ở bài 4 để tìm khoảng cách 2 điểm C và A.
Áp dụng các trường hợp tam giác đồng dạng để tính chiều cao của thành cổ.
Lời giải chi tiết
a) Xét tam giác MDC và tam giác MBA , ta có:
CD//AB (do tia sáng mặt trời song song)
CD cắt MB,MA tại C,D
=> ΔMDC ∽ ΔMBA
Ta có tỉ số đồng dạng:
MDMB=MCMA15=2MA⇒MA=10
=> CA=10−2=8
Vậy khoảng cách giữa C và A là 8
b)
Kẻ AF vuông góc với MF .
Xét tam giác CME và tam giác AMF , ta có:
ˆM là góc chung
^CEM=^AFM=90∘
=> ΔMCE ∽ ΔMAF (g-g)
Ta có tỉ số đồng dạng:
MCMA=CEAF210=1AF⇒AF=5