Giải bài 6 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều — Không quảng cáo

Toán 7, giải toán lớp 7 cánh diều Bài 13. Tính chất ba đường cao của tam giác trang 116 S


Giải bài 6 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều

Cho tam giác ABC có G là trọng tâm, H là trực tâm, I là giao điểm của ba đường phân giác, O là giao điểm của ba đường trung trực. Chứng minh rằng: a) Nếu tam giác ABC đều thì bốn điểm G, H, I, O trùng nhau; b) Nếu tam giác ABC có hai điểm trong bốn điểm G, H, I, O trùng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều.

Đề bài

Cho tam giác ABC G là trọng tâm, H là trực tâm , I là giao điểm của ba đường phân giác, O là giao điểm của ba đường trung trực. Chứng minh rằng:

a) Nếu tam giác ABC đều thì bốn điểm G, H, I, O trùng nhau;

b) Nếu tam giác ABC có hai điểm trong bốn điểm G, H, I, O trùng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Trong tam giác đều: đường trung tuyến đồng thời là đường cao và đường phân giác.

b) Chứng minh hai trong bốn điểm G, H, I, O trùng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều: Chứng minh G O trùng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều.

Lời giải chi tiết

a)

Ta có:

G là trọng tâm của tam giác ABC (giao điểm của ba đường trung tuyến);

H là trực tâm của tam giác ABC (giao điểm của ba đường cao);

I là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác ABC;

O là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác ABC (Đường trung trực đi qua trung điểm của cạnh và vuông góc với cạnh tại trung điểm đó).

Mà tam giác ABC đều nên trong tam giác ABC đường trung tuyến đồng thời là đường cao và là đường phân giác.

Vậy bốn điểm G, H, I, O trùng nhau hay nếu tam giác ABC đều thì bốn điểm G, H, I, O trùng nhau.

b)

Giả sử trong tam giác ABC có hai điểm trùng nhau là H (trực tâm của tam giác) và I (giao của ba đường phân giác).

Hay AD, BE, CF vừa là đường cao, vừa là đường phân giác của tam giác ABC .

Xét tam giác ADB và tam giác ADC có:

\(\widehat {BAD} = \widehat {CAD}\) ( vì AD là tia phân giác của góc BAC)

AD chung;

\(\widehat {ADB} = \widehat {ADC}(=90^0)\) (vì \(AD \bot BC\));

Vậy \(\Delta ADB = \Delta ADC\)(g.c.g). Suy ra: AB = AC ( 2 cạnh tương ứng) . (1)

Tương tự ta có: \(\Delta AEB = \Delta CEB\)(c.g.c). Suy ra: AB = BC ( 2 cạnh tương ứng) . (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AB = BC = AC .

Vậy tam giác ABC đều hay nếu tam giác ABC có hai điểm trong bốn điểm G, H, I, O trùng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều.


Cùng chủ đề:

Giải bài 6 trang 68 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải bài 6 trang 68 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
Giải bài 6 trang 69 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải bài 6 trang 77 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
Giải bài 6 trang 92 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
Giải bài 6 trang 118 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
Giải bài 6 trang 119 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
Giải bài 7 trang 11 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải bài 7 trang 16 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải bài 7 trang 20 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải bài 7 trang 26 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều