Giải bài 6 trang 87 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Người ta quan sát một nhóm người trưởng thành trong 5 năm. Ở thời điểm bắt đầu quan sát, có 30% số người được quan sát thường xuyên hút thuốc. Sau 5 năm, người ta nhận thấy tỉ lệ tử vong trong số những người thường xuyên hút thuốc cao gấp 3 lần tỉ lệ này trong nhóm những người còn lại. Chọn ngẫu nhiên một người trong nhóm và thấy người này tử vong trong 5 năm quan sát, tính xác suất người đó thường xuyên hút thuốc.
Đề bài
Người ta quan sát một nhóm người trưởng thành trong 5 năm. Ở thời điểm bắt đầu quan sát, có 30% số người được quan sát thường xuyên hút thuốc. Sau 5 năm, người ta nhận thấy tỉ lệ tử vong trong số những người thường xuyên hút thuốc cao gấp 3 lần tỉ lệ này trong nhóm những người còn lại. Chọn ngẫu nhiên một người trong nhóm và thấy người này tử vong trong 5 năm quan sát, tính xác suất người đó thường xuyên hút thuốc.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
‒ Sử dụng công thức tính xác suất toàn phần: P(A)=P(B).P(A|B)+P(¯B).P(A|¯B).
‒ Sử dụng công thức Bayes: P(B|A)=P(B).P(A|B)P(A).
Lời giải chi tiết
Gọi A là biến cố “Một người tử vong trong 5 năm quan sát” và B là biến cố “Một người thường xuyên hút thuốc”.
Do ở thời điểm bắt đầu quan sát, có 30% số người được quan sát thường xuyên hút thuốc nên ta có P(B)=0,3 và P(¯B)=1−P(B)=1−0,3=0,7.
Gọi tỉ lệ tử vong trong số những người không thường xuyên hút thuốc là a(0≤a≤1).
Do ở thời điểm sau 5 năm, người ta nhận thấy tỉ lệ tử vong trong số những người thường xuyên hút thuốc cao gấp 3 lần tỉ lệ này trong nhóm những người còn lại nên P(A|¯B)=avà P(A|B)=3a.
Theo công thức xác suất toàn phần, tỉ lệ một người tử vong trong 5 năm quan sát là:
P(A)=P(B)P(A|B)+P(¯B)P(A|¯B)=0,3.3a+0,7.a=1,6a.
Theo công thức Bayes, xác suất một người thường xuyên hút thuốc, biết rằng người đó tử vong trong 5 năm quan sát là
P(B|A)=P(B).P(A|B)P(A)=0,3.3a1,6a=0,5625.