Giải bài 9 trang 95 sách bài tập toán 11 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Toán 11 - Giải SBT Toán 11 - Cánh diều Bài 1. Đường thẳng và mặt phằng trong không gian - SBT


Giải bài 9 trang 95 sách bài tập toán 11 - Cánh diều

Cho hình chóp tứ giác \(S.ABCD\) có đáy không là hình thang. Gọi \(O\) là giao điểm của \(AC\) và \(BD\). Trên \(SO\) lấy điểm \(I\) sao cho \(SI = 2IO\).

Đề bài

Cho hình chóp tứ giác \(S.ABCD\) có đáy không là hình thang. Gọi \(O\) là giao điểm của \(AC\) và \(BD\). Trên \(SO\) lấy điểm \(I\) sao cho \(SI = 2IO\).

a) Xác định các giao điểm \(M\), \(N\) lần lượt của \(SA\), \(SD\) với mặt phẳng \(\left( {IBC} \right)\).

b*) Chứng minh rằng các đường thẳng \(AD\), \(BC\) và \(MN\) đồng quy.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Để xác định giao điểm của mặt phẳng với một đường thẳng cho trước, ta cần chọn một đường thẳng khác nằm trong mặt phẳng đã cho, rồi tìm giao điểm của 2 đường thẳng đó.

b) Gọi \(K\) là giao điểm của \(AD\) và \(BC\). Ta cần chứng minh \(MN = \left( {IBC} \right) \cap \left( {SAD} \right)\). Từ đó suy ra \(K \in MN\).

Lời giải chi tiết

a)

Giao điểm \(M\) của \(SA\) \(\left( {IBC} \right)\) :

Ta nhận xét rằng \(I \in SO \subset \left( {SAC} \right) \Rightarrow CI \subset \left( {SAC} \right)\).

Trên mặt phẳng \(\left( {SAC} \right)\), gọi \(\left\{ M \right\} = CI \cap SA\).

Do \(IC \subset \left( {IBC} \right)\), nên \(\left\{ M \right\} = \left( {IBC} \right) \cap SA\).

Vậy \(M\) là giao điểm của \(\left( {IBC} \right)\) và \(SA\).

Giao điểm \(N\) của \(SD\) \(\left( {IBC} \right)\) :

Ta nhận xét rằng \(I \in SO \subset \left( {SBD} \right) \Rightarrow BI \subset \left( {SBD} \right)\).

Trên mặt phẳng \(\left( {SBD} \right)\), gọi \(\left\{ N \right\} = BI \cap SD\).

Do \(IB \subset \left( {IBC} \right)\), nên \(\left\{ N \right\} = \left( {IBC} \right) \cap SD\).

Vậy \(N\) là giao điểm của \(\left( {IBC} \right)\) và \(SD\).

b) Trên mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\), gọi \(K\) là giao điểm của \(AD\) và \(BC\).

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}M \in SA \subset \left( {SAD} \right)\\M \in \left( {IBC} \right)\end{array} \right. \Rightarrow M \in \left( {SAD} \right) \cap \left( {IBC} \right)\).

Mặt khác, \(\left\{ \begin{array}{l}N \in SD \subset \left( {SAD} \right)\\N \in \left( {IBC} \right)\end{array} \right. \Rightarrow N \in \left( {SAD} \right) \cap \left( {IBC} \right)\).

Vậy giao tuyến của \(\left( {SAD} \right)\) và \(\left( {IBC} \right)\) là đường thẳng \(MN\).

Do \(AD \in \left( {SAD} \right)\), \(BC \in \left( {IBC} \right)\), \(\left\{ K \right\} = AD \cap BC\), ta suy ra \(K\) nằm trên giao tuyến của \(\left( {SAD} \right)\) và \(\left( {IBC} \right)\), tức là \(K \in MN\).

Vậy ba đường thẳng \(AD\), \(BC\), \(MN\) cắt nhau tại \(K\).


Cùng chủ đề:

Giải bài 9 trang 34 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 9 trang 46 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 9 trang 66 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 9 trang 69 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 9 trang 94 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 9 trang 95 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 10 trang 11 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 10 trang 18 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 10 trang 34 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 10 trang 46 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Giải bài 10 trang 69 sách bài tập toán 11 - Cánh diều