Giải bài tập 2. 5 trang 65 SGK Toán 12 tập 1 - Cùng khám phá — Không quảng cáo

Toán 12 Cùng khám phá


Giải bài tập 2.5 trang 65 SGK Toán 12 tập 1 - Cùng khám phá

Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Gọi G, G' lần lượt là trọng tâm các tam giác ABC và A'B'C'. O là giao điểm của hai đường thẳng AB' và A'B. a) Chứng minh rằng các đường thẳng GO và CG' song song với nhau. b) Tính độ dài của \(\overrightarrow {GO} \)trong trường hợp ABC.A'B'C' là hình lăng trụ đứng, cạnh bên AA' = 3 và đáy là tam giác đều có cạnh bằng 2.

Đề bài

Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Gọi G, G' lần lượt là trọng tâm các tam giác ABC và A'B'C'. O là giao điểm của hai đường thẳng AB' và A'B.

a) Chứng minh rằng các đường thẳng GO và CG' song song với nhau.

b) Tính độ dài của \(\overrightarrow {GO} \)trong trường hợp ABC.A'B'C' là hình lăng trụ đứng, cạnh bên AA' = 3 và đáy là tam giác đều có cạnh bằng 2.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Tìm k (k≠0) sao cho \(\overrightarrow {GO}  = k\overrightarrow {CG'} \) thì hai đường thẳng GO // CG’ bằng quy tắc trọng tâm tam giác và quy tắc trung điểm của vectơ.

- Tính độ dài của \(\overrightarrow {CG'} \) rồi suy ra độ dài của \(\overrightarrow {GO} \).

Lời giải chi tiết

Hình bình hành AA’B’B có O là giao điểm của hai đường chéo nên O là trung điểm của AB’. Do đó: \(2\overrightarrow {GO}  = \overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {GB'}  = \overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {GG'}  + \overrightarrow {G'B'} \).

Vì ABC.A’B’C’ là hình lăng trụ có G, G’ lần lượt là trọng tâm của hai đáy nên: \(\overrightarrow {G'B'}  = \overrightarrow {GB} ,\overrightarrow {GG'}  = \overrightarrow {CC'} ,\overrightarrow {G'C'}  = \overrightarrow {GC} \).

Suy ra: \(2\overrightarrow {GO}  = \overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {CC'}  + \overrightarrow {GB}  = \overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {CG'}  + \overrightarrow {G'C'}  + \overrightarrow {GB}  = \overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {CG'}  + \overrightarrow {GC}  + \overrightarrow {GB} \).

Áp dụng quy tắc trọng tâm của vectơ vào tam giác ABC, ta có: \(\overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {GB}  + \overrightarrow {GC}  = \overrightarrow 0 \).

Suy ra: \(2\overrightarrow {GO}  = \left( {\overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {GC}  + \overrightarrow {GB} } \right) + \overrightarrow {CG'}  = \overrightarrow 0  + \overrightarrow {CG'}  = \overrightarrow {CG'} \).

Vì tồn tại \(k = \frac{1}{2} \ne 0\) nên GO và CG’ song song với nhau.

b)

Vì ABC.A’B’C’ là hình lăng trụ là lăng trụ đứng nên tam giác CC’G’ vuông tại C’, ta có: \(CG' = \sqrt {CC{'^2} + C'G{'^2}} \).

Mà G’ là trọng tâm của tam giác đều A’B’C’ nên: \(C'G' = \frac{2}{3}.\frac{{\sqrt 3 }}{2}.2 = \frac{{2\sqrt 3 }}{3}\).

Suy ra: \(CG' = \sqrt {{3^2} + {{\left( {\frac{{2\sqrt 3 }}{3}} \right)}^2}}  = \frac{{\sqrt {93} }}{3}\).

Từ câu a ta thấy \(\overrightarrow {GO}  = \frac{1}{2}\overrightarrow {CG'} \) nên \(\left| {\overrightarrow {GO} } \right| = \frac{1}{2}\left| {\overrightarrow {CG'} } \right| = \frac{1}{2}.\frac{{\sqrt {93} }}{3} = \frac{{\sqrt {93} }}{6}\).


Cùng chủ đề:

Giải bài tập 1. 49 trang 49 SGK Toán 12 tập 1 - Cùng khám phá
Giải bài tập 2. 1 trang 54 SGK Toán 12 tập 1 - Cùng khám phá
Giải bài tập 2. 2 trang 54 SGK Toán 12 tập 1 - Cùng khám phá
Giải bài tập 2. 3 trang 64 SGK Toán 12 tập 1 - Cùng khám phá
Giải bài tập 2. 4 trang 64 SGK Toán 12 tập 1 - Cùng khám phá
Giải bài tập 2. 5 trang 65 SGK Toán 12 tập 1 - Cùng khám phá
Giải bài tập 2. 6 trang 65 SGK Toán 12 tập 1 - Cùng khám phá
Giải bài tập 2. 7 trang 65 SGK Toán 12 tập 1 - Cùng khám phá
Giải bài tập 2. 8 trang 65 SGK Toán 12 tập 1 - Cùng khám phá
Giải bài tập 2. 9 trang 65 SGK Toán 12 tập 1 - Cùng khám phá
Giải bài tập 2. 10 trang 65 SGK Toán 12 tập 1 - Cùng khám phá