Giải bài tập 6 trang 87 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều
Viết phương trình tổng quát của mặt phẳng (P) trong mỗi trường hợp sau: a) (P) đi qua điểm M(-3; 1; 4) và có một vectơ pháp tuyến là →n=(2;−4;1); b) (P) đi qua điểm N(2; -1; 5) và có cặp vectơ chỉ phương là →u1=(1;−3;−2) và →u2=(−3;4;1); c) (P) đi qua điểm I(4; 0; -7) và song song với mặt phẳng (Q):2x+y−z−3=0; d) (P) đi qua điểm K(-4; 9; 2)
Đề bài
Viết phương trình tổng quát của mặt phẳng (P) trong mỗi trường hợp sau:
a) (P) đi qua điểm M(-3; 1; 4) và có một vectơ pháp tuyến là →n=(2;−4;1);
b) (P) đi qua điểm N(2; -1; 5) và có cặp vectơ chỉ phương là →u1=(1;−3;−2) và →u2=(−3;4;1);
c) (P) đi qua điểm I(4; 0; -7) và song song với mặt phẳng (Q):2x+y−z−3=0;
d) (P) đi qua điểm K(-4; 9; 2) và vuông góc với đường thẳng Δ:x−12=y1=z−65.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Sử dụng kiến thức về phương trình mặt phẳng để viết phương trình mặt phẳng: Mặt phẳng (P) đi qua điểm I(xo;yo;zo) và nhận →n=(A;B;C) làm vectơ pháp tuyến có phương trình là: A(x−xo)+B(y−yo)+C(z−zo)=0
+ Sử dụng kiến thức về cặp vectơ chỉ phương của mặt phẳng để tính: Nếu hai vectơ →u,→v là cặp vectơ chỉ phương của mặt phẳng (P) thì →n=[→u,→v] là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P).
Lời giải chi tiết
a) Phương trình mặt phẳng (P): 2(x+3)−4(y−1)+1.(z−4)=0⇔2x−4y+z+6=0.
b) Ta có: [→u1,→u2]=(|−3−241|;|−211−3|;|1−3−34|)=(5;5;−5).
(P) đi qua điểm N(2; -1; 5) và nhận 15[→u1,→u2]=(1;1;−1) làm vectơ pháp tuyến nên phương trình mặt phẳng (P): x−2+y+1−(z−5)=0⇔x+y−z+4=0
c) Mặt phẳng (Q) có một vectơ pháp tuyến là: →n=(2;1;−1).
Vì (P) song song với (Q) nên mặt phẳng (P) nhận →n=(2;1;−1) làm một vectơ pháp tuyến. Phương trình mặt phẳng (P) là: 2(x−4)+y−(z+7)=0⇔2x+y−z−15=0.
d) Đường thẳng Δ có một vectơ chỉ phương là: →u=(2;1;5).
Vì (P) vuông góc với đường thẳng Δ nên mặt phẳng (P) nhận →u=(2;1;5) làm một vectơ pháp tuyến. Phương trình mặt phẳng (P) là:
2(x+4)+y−9+5(z−2)=0⇔2x+y+5z−11=0.