Giải bài tập 9 trang 43 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật với AB=2a, AD=5a, SA=3a. Bằng cách thiết lập hệ trục toạ độ Oxyz như hình dưới đây, tính khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SBC).
Đề bài
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật với AB=2a, AD=5a, SA=3a. Bằng cách thiết lập hệ trục toạ độ Oxyz như hình dưới đây, tính khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SBC).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xác định toạ độ các điểm A, S, B, C. Viết phương trình mặt phẳng (SBC), từ đó tính được khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SBC).
Lời giải chi tiết
Theo hình vẽ, toạ độ điểm A là A(0;0;0).
Điểm B nằm trên trục Ox, xB>0 và AB=2a nên toạ độ điểm B là B(2a;0;0).
Điểm S nằm trên trục Oz, zS>0 và SA=3a nên toạ độ điểm S là S(0;0;3a).
Điểm D nằm trên trục Oy, yD>0 và AD=5a nên toạ độ điểm D là D(0;5a;0).
Điểm C nằm trên mặt phẳng (Oxy), CB⊥Ox, CD⊥Oy nên toạ độ điểm C là C(2a;5a;0).
Mặt phẳng (SBC) đi qua S, B, C. Ta có →SB=(2a;0;−3a) và →BC=(0;5a;0). Suy ra một cặp vectơ chỉ phương của mặt phẳng (SBC) là →u=1a→SB=(2;0;−3) và →v=1a→BC=(0;5;0).
Từ đó, một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (SBC) là
→n=[→u,→v]=(0.0−(−3).5;(−3).0−2.0;2.5−0.0)=(15;0;10).
Vậy phương trình mặt phẳng (SBC) là
15(x−0)+0(y−0)+10(z−3a)=0⇔3x+2z−6a=0.
Khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBC) là:
d(A,(SBC))=|3.0+2.0−6a|√32+22=6a√1313.