Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 5, 6 vở thực hành Toán 7 — Không quảng cáo

Giải vth Toán 7, soạn vở thực hành Toán 7 KNTT Bài 1. Tập hợp các số hữu tỉ trang 5, 6, 7 Vở thực hành


Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 5, 6 vở thực hành Toán 7

Khẳng định nào dưới đây là đúng?

Câu 1 trang 5

Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  1. \(20 \in \mathbb{Z}\) và \(20 \notin \mathbb{Q};\)
  2. \(20 \notin \mathbb{Z}\) và \(20 \in \mathbb{Q};\)
  3. \(\frac{7}{5} \notin \mathbb{Z}\) và \(\frac{7}{5} \in \mathbb{Q};\)
  4. \(\frac{{ - 7}}{5} \in \mathbb{Z}\) và \(\frac{{ - 7}}{5} \in \mathbb{Q};\)

Phương pháp giải:

Kiểm tra từng ý, chú ý \(\mathbb{Z}\) là số nguyên \(\mathbb{Q}\) là số hữu tỉ

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là C

Ta có: \(20 \in \mathbb{Z}\) mà \(20 = \frac{{20}}{1} \in \mathbb{Q}.\) Do đó A và B sai.

Ta lại có: \(\frac{7}{5} \notin \mathbb{Z}\) và \(\frac{7}{5} \in \mathbb{Q}.\)  Do đó C đúng.

Vì \(\frac{{ - 7}}{5}\) là số hữu tỉ không là số nguyên nên \(\frac{{ - 7}}{5} \notin \mathbb{Z}.\) Do đó D sai.

Câu 2 trang 5

Điểm nào sau đây biểu diễn số hữu tỉ \(1\frac{3}{4}?\)

  1. Điểm \(A\)
  2. Điểm \(B\)
  3. Điểm \(C\)
  4. Điểm \(D\)

Phương pháp giải:

-       Đổi \(1\frac{3}{4}\) về phân số (hoặc số thập phân).

-       Xác định các điểm trên ứng với số nào trên trục số.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là D

Ta có: \(1\frac{3}{4} = \frac{7}{4}\) là số hữu tỉ dương nên loại điểm \(A\)và điểm \(B\).

Điểm \(C\)là điểm biểu diễn cho số hữu tỉ 1.

Do đó còn lại điểm duy nhất là điểm \(D\).

Vậy điểm \(D\)là điểm biểu diễn cho số hữu tỉ \(1\frac{3}{4}\).

Câu 3 trang 6

Số đối số hữu tỉ \( - 1,2\) và \(\frac{7}{6}\) là:

  1. 1,2 và \(\frac{7}{6};\)
  2. 1,2 và \( - \frac{7}{6};\)
  3. \( - 1,2\) và \(\frac{7}{6}\);
  4. \( - 1,2\)và \( - \frac{7}{6};\)

Phương pháp giải:

Ta tính số đối của từng số.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là B

Số đối của số hữu tỉ \( - 1,2\)là 1,2;

Số đối của số hữu tỉ \(\frac{7}{6}\) là \(\frac{{ - 7}}{6}\)

Câu 4 trang 6

Khẳng định nào dưới đây là sai?

  1. Số hữu tỉ dương là số hữu tỉ lớn hơn 0;
  2. Số hữu tỉ âm là số hữu tỉ nhỏ hơn 0;
  3. Số 0 không  là số hữu tỉ;
  4. Hỗn số là một số hữu tỉ;

Phương pháp giải:

Nắm rõ định nghĩa số hữu tỉ, hỗn số

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là C

Số hữu tỉ dương là số hữu tỉ lớn hơn 0, số hữu tỉ âm là số hữu tỉ nhỏ hơn 0.  Do đó A và B đúng

Số 0 là số hữu tỉ vì số \(0 = \frac{0}{1}\). Do đó C sai.

Hỗn số là một số hữu tỉ phát biểu đúng vì hỗn số viết được dưới dạng phân số. Do đó D đúng.


Cùng chủ đề:

Giải bài 8 trang 81 vở thực hành Toán 7
Giải bài 9 trang 7 vở thực hành Toán 7
Giải bài 9 trang 16 vở thực hành Toán 7
Giải bài 9 trang 47 vở thực hành Toán 7
Giải bài 10 trang 16 vở thực hành Toán 7
Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 5, 6 vở thực hành Toán 7
Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 8 vở thực hành Toán 7
Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 13, 14 vở thực hành Toán 7
Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 17 vở thực hành Toán 7
Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 25 vở thực hành Toán 7
Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 27 vở thực hành Toán 7