Giải mục 1 trang 12, 13 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Diện tích hình thang cong
KP1
Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 12 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo
Cho hàm số y=f(x)=x+1. Với mỗi x≥1, kí hiệu S(x) là diện tích của hình thang giới hạn bởi đồ thị hàm số y=f(x), trục hoành và hai đường thẳng vuông góc với Ox tại các điểm có hoành độ 1 và x.
a) Tính S(3).
b) Tính S(x) với mỗi x≥1.
c) Tính S′(x). Từ đó suy ra S(x) là một nguyên hàm của f(x) trên [1;+∞).
d) Cho F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x). Chứng tỏ rằng F(3)−F(1)=S(3). Từ đó nhận xét về cách tính S(3) khi biết một nguyên hàm của f(x).
Phương pháp giải:
a, b) Gọi các điểm A, B, C, D là các đỉnh của hình thang như hình vẽ. Tính độ dài các cạnh AD, BC và AB, rồi sử dụng công thức tính diện tích hình thang SABCD=(AD+BC).AB2 để tính S(3) ở câu a và S(x) ở câu b.
c) Sử dụng công thức đạo hàm để tính S′(x) và kết luận.
d) Tính nguyên hàm của f(x), sau đó tính F(3)−F(1), so sánh với S(3)
Lời giải chi tiết:
a) Gọi các điểm A, B, C, D là các đỉnh của hình thang như hình vẽ. Dễ thấy rằng ABCD là hình thang vuông có hai đáy là AD và BC, chiều cao là AB.
Ta có AB=3−1=2, AD=2 và BC=4. Do đó diện tích hình thang ABCD là:
S(3)=(2+4).22=6.
b) Tương tự câu a, nhưng hoành độ của B là x, ta suy ra tung độ của C là x+1.
Ta có AB=x−1, AD=2, BC=x+1. Do đó diện tích hình thang ABCD là:
S(x)=(AD+BC).AB2=(2+x+1)(x−1)2=(x+3)(x−1)2=x2+2x−32
c) Ta có S′(x)=2x+22=x+1=f(x). Vậy S(x) là một nguyên hàm của f(x).
d) Do F(x) là một nguyên hàm của f(x), ta có:
F(x)=∫f(x)dx=∫(x+1)dx=x22+x+C
Suy ra F(3)=322+3+C=152+C và F(1)=122+1+C=32+C
Như vậy ta có F(3)−F(1)=(152+C)−(32+C)=6=S(3).
Do đó, để tính S(3) khi biết một nguyên hàm của f(x), ta thực hiện tính nguyên hàm F(x) của f(x), sau đó ta tính F(3) và F(1), từ đó tính được S(3)=F(3)−F(1).
TH1
Trả lời câu hỏi Thực hành 1 trang 13 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo
Tính diện tích hình thang cong giới hạn bởi đồ thị hàm số y=f(x)=ex, trục hoành, trục tung và đường thẳng x=1.
Phương pháp giải:
Tìm một nguyên hàm F(x) của hàm số f(x), sau đó sử dụng công thức để tính diện tích hình thang cong S=F(b)−F(a).
Lời giải chi tiết:
Ta có hàm số y=f(x)=ex liên tục và dương trên đoạn [0;1].
Ta có ∫f(x)dx=∫exdx=ex+C, từ đó suy ra F(x)=ex là một nguyên hàm của f(x)=ex.
Diện tích hình thang cong cần tính là: S=F(1)−F(0)=e1−e0=e−1.