Loading [MathJax]/jax/output/CommonHTML/jax.js

Giải mục 1 trang 44, 45, 46, 47 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Toán 12 Chân trời sáng tạo


Giải mục 1 trang 44, 45, 46, 47 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Trong không gian Oxyz, cho điểm M0 cố định và vectơ a khác 0. Có bao nhiêu đường thẳng d đi qua M0 và song song hoặc trùng với giá của a?

HĐ1

Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 44 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

Trong không gian Oxyz, cho điểm M0 cố định và vectơ a khác 0. Có bao nhiêu đường thẳng d đi qua M0 và song song hoặc trùng với giá của a?

Phương pháp giải:

Trong không gian, qua một điểm không nằm trên một đường thẳng, có duy nhất một đường thẳng đi qua điểm và song song với đường thẳng đó.

Lời giải chi tiết:

Nếu điểm M0 nằm trên giá của vectơ a, thì đường thẳng đó là đường thẳng duy nhất cần tìm.

Nếu điểm M0 không nằm trên giá của vectơ a, do trong không gian, qua một điểm không nằm trên một đường thẳng, có duy nhất một đường thẳng đi qua điểm và song song với đường thẳng đó, nên tồn tại duy nhất một đường thẳng đi qua M0 và song song với giá của vectơ a.

Như vậy, có duy nhất một đường thẳng d đi qua M0 và song song hoặc trùng với giá của a.

TH1

Trả lời câu hỏi Thực hành 1 trang 44 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

Trong không gian Oxyz, cho hình lăng trụ tam giác ABC.ABC với A(1;2;1), B(7;5;3), C(4;2;0), A(4;9;9). Tìm toạ độ một vectơ chỉ phương của mỗi đường thẳng AB, ACBB.

Phương pháp giải:

Các đường thẳng AB, ACBB có một vectơ chỉ phương lần lượt là AB, ACAA.

Lời giải chi tiết:

Ta có AB(6;3;2) là một vectơ chỉ phương của đường thẳng AB.

Ta có ACAC nên AC(3;0;1) là một vectơ chỉ phương của đường thẳng AC.

Ta có AABB nên AA(3;7;8) là một vectơ chỉ phương của đường thẳng BB.

HĐ2

Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 44 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng d đi qua điểm M0(x0;y0;z0) cố định và có vectơ chỉ phương là a=(a1;a2;a3) khác 0.

a) Giải thích tại sao ta có thể viết MdM0M=ta(tR).

b) Với M(x;y;z) thuộc d, hãy tính x, y, z theo x0, y0, z0a1, a2, a3.

Phương pháp giải:

a) Chỉ ra rằng M0Ma là hai vectơ cùng phương.

b) Sử dụng tính chất của hai vectơ cùng phương.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có a là vectơ chỉ phương của đường thẳng d.

Nếu Md, ta có d đi qua hai điểm MM0 nên hai vectơ M0Ma là hai vectơ cùng phương, suy ra M0M=ta với tR.

Ngược lại, với M0M=ta thì M0Ma là hai vectơ cùng phương. Mà a là vectơ chỉ phương của đường thẳng d, nên M0M cũng là một vectơ chỉ phương của đường thẳng d. Do M0d, nên ta suy ra Md.

b) Ta có M0M=(xx0;yy0;zz0)a=(a1;a2;a3).

Theo câu a, ta có M0M=ta nên (xx0;yy0;zz0)=t(a1;a2;a3)

Suy ra {xx0=ta1yy0=ta2zz0=ta3 hay {x=x0+ta1y=y0+ta2z=z0+ta3

TH2

Trả lời câu hỏi Thực hành 2 trang 46 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

Cho đường thẳng d có phương trình tham số {x=1+8ty=4tz=3+12t

a) Tìm hai vectơ chỉ phương của d.

b) Tìm ba điểm trên d.

Phương pháp giải:

a) Từ phương trình tham số, chỉ ra hai vectơ chỉ phương của đường thẳng.

b) Từ phương trình tham số, chỉ ra ba điểm nằm trên đường thẳng.

Lời giải chi tiết:

a) Từ phương trình tham số, ta có a=(8;4;12) là một vectơ chỉ phương của đường thẳng d.

Chọn b=14a=(2;1;3), ta có b cũng là một vectơ chỉ phương của đường thẳng d.

b) Thay t=0 vào phương trình tham số của d, ta được {x=1+8.0y=4.0z=3+12.0 hay {x=1y=0z=3

Vậy A(1;0;3) là một điểm nằm trên đường thẳng d.

Thay t=1 vào phương trình tham số của d, ta được {x=1+8.1y=4.1z=3+12.1 hay {x=7y=4z=15

Vậy B(7;4;15) là một điểm nằm trên đường thẳng d.

Thay t=2 vào phương trình tham số của d, ta được {x=1+8.2y=4.2z=3+12.2 hay {x=15y=8z=27

Vậy C(15;8;27) là một điểm nằm trên đường thẳng d.

TH3

Trả lời câu hỏi Thực hành 3 trang 46 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

Viết phương trình tham số của đường thẳng d đi qua điểm A(5;0;7) và nhận v=(9;0;2) làm vectơ chỉ phương. Đường thẳng d có đi qua điểm M(4;0;5) không?

Phương pháp giải:

Viết phương trình đường thẳng d.

Để kiểm tra điểm M có nằm trên đường thẳng d hay không, thực hiện thay hoành độ của điểm M vào phương trình để tìm tham số t, sau đó thay tung độ và cao độ của z vào các phương trình còn lại để kiểm tra xem phương trình có thoả mãn hay không.

Lời giải chi tiết:

Phương trình tham số của d{x=5+9ty=0z=72t

Thay hoành độ điểm M vào phương trình x=5+9t, ta được 4=5+9t, suy ra t=1.

Thay t=1, tung độ và cao độ của điểm M vào các phương trình còn lại, ta thấy các phương trình đó thoả mãn (do 0=05=72.(1)).

Vậy đường thẳng d đi qua điểm M.

HĐ3

Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 46 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

Cho đường thẳng d có phương trình tham số {x=x0+a1ty=y0+a2tz=z0+a3t với a1, a2, a3 đều khác 0. Lấy điểm M(x;y;z) bất kì thuộc d. So sánh các biểu thức xx0a1; yy0a2; zz0a3.

Phương pháp giải:

Lần lượt tính các biểu thức xx0a1; yy0a2; zz0a3 và so sánh các kết quả.

Lời giải chi tiết:

Ta có M(x;y;z) thuộc d, nên ta có {x=x0+a1ty=y0+a2tz=z0+a3t

Suy ra xx0a1=t; yy0a2=t; zz0a3=t.

Như vậy xx0a1=yy0a2=zz0a3.

TH4

Trả lời câu hỏi Thực hành 4 trang 46 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

Viết phương trình chính tắc của đường thẳng d đi qua điểm M0(5;0;6) và nhận a=(3;2;4) làm vectơ chỉ phương.

Phương pháp giải:

Phương trình chính tắc của đường thẳng d đi qua điểm M(x0;y0;z0) và nhận a=(a1;a2;a3) làm vectơ chỉ phương là xx0a1=yy0a2=zz0a3.

Lời giải chi tiết:

Phương trình chính tắc của đường thẳng d đi qua điểm M0(5;0;6) và nhận a=(3;2;4) làm vectơ chỉ phương là x53=y02=z(6)4 hay x53=y2=z+64.

HĐ4

Trả lời câu hỏi Hoạt động 4 trang 47 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

Cho đường thẳng d đi qua hai điểm A(2;2;1)B(4;5;3).

a) Tìm một vectơ chỉ phương của d.

b) Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của d.

Phương pháp giải:

a) Đường thẳng d đi qua hai điểm AB nên nó nhận AB là một vectơ chỉ phương.

b) Viết phương trình đường thẳng d đi qua A và có một vectơ chỉ phương là AB.

Lời giải chi tiết:

a) Đường thẳng d đi qua hai điểm A(2;2;1)B(4;5;3) nên nó nhận AB(2;3;2) là một vectơ chỉ phương.

b) Phương trình tham số của đường thẳng d đi qua A(2;2;1) và có một vectơ chỉ phương AB(2;3;2){x=2+2ty=2+3tz=1+2t

Phương trình chính tắc của đường thẳng d đi qua A(2;2;1) và có một vectơ chỉ phương AB(2;3;2)x22=y23=z12.

TH5

Trả lời câu hỏi Thực hành 5 trang 47 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng MN, biết M(2;0;1)N(4;3;1).

Phương pháp giải:

Đường thẳng MN đi qua hai điểm MN nên MN là một vectơ chỉ phương của đường thẳng, từ đó viết được phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng MN.

Lời giải chi tiết:

Ta có MN=(2;3;2).

Đường thẳng MN đi qua điểm M(2;0;1) và có một vectơ chỉ phương là MN=(2;3;2) nên phương trình tham số của đường thẳng MN{x=2+2ty=0+3tz=1+2t hay {x=2+2ty=3tz=1+2t; phương trình chính tắc của đường thẳng MNx22=y03=z+12 hay x22=y3=z+12.

VD1

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 47 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo

Một mô hình cầu treo được thiết kế trong không gian Oxyz như hình dưới đây. Viết phương trình tham số của làn đường d đi qua hai điểm M(4;3;20)N(4;1000;20).

Phương pháp giải:

Đường thẳng d đi qua hai điểm MN nên MN là một vectơ chỉ phương của đường thẳng, từ đó viết được phương trình tham số của d.

Lời giải chi tiết:

Ta có MN=(0;997;0).

Đường thẳng d đi qua hai điểm MN nên MN là một vectơ chỉ phương của đường thẳng. Suy ra vectơ u=1997MN=(0;1;0) cũng là một vectơ chỉ phương của đường thẳng d.

Phương trình tham số của làn đường d đi qua M(4;3;20) và có một vectơ chỉ phương u=(0;1;0){x=4+0ty=3+tz=20+0t hay {x=4y=3+tz=20.

Đặt t=t+3, phương trình tham số của làn đường d{x=4y=tz=20.


Cùng chủ đề:

Giải mục 1 trang 19,20 SGK Toán 12 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 21, 22, 23 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 25 SGK Toán 12 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 32, 33 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 41,42,43 SGK Toán 12 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 44, 45, 46, 47 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 52,53 SGK Toán 12 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 58,59 SGK Toán 12 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 61, 62, 63 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 68, 69, 70 SGK Toán 12 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 69, 70 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo