Loading [MathJax]/jax/output/CommonHTML/jax.js

Giải mục 2 trang 114, 115 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Toán 11, giải toán lớp 11 chân trời sáng tạo Bài 4. Hai mặt phẳng song song Toán 11 Chân trời sáng tạo


Giải mục 2 trang 114, 115 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Cho mặt phẳng (left( P right)) chứa hai đường thẳng (a,b) cắt nhau và cùng song song với mặt phẳng (left( Q right)). Giả sử (left( P right)) và (left( Q right)) có điểm chung (M) thì (left( P right)) cắt (left( Q right)) theo giao tuyến (c) (Hình 5).

Hoạt động 2

Cho mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng a,b cắt nhau và cùng song song với mặt phẳng (Q). Giả sử (P)(Q) có điểm chung M thì (P) cắt (Q) theo giao tuyến c (Hình 5).

a) Giải thích tại sao đường thẳng c phải cắt ít nhất một trong hai đường thẳng a,b. Điều này có trái với giả thiết ab cùng song song với (Q) không?

b) Rút ra kết luận về số điểm chung và vị trí tương đối của (P)(Q).

Phương pháp giải:

Sử dụng định lí:

‒ Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Nếu mặt phẳng (Q) chứa a, cắt (P) theo giao tuyến b thì a song song với b.

‒ Trong không gian, qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng, có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

‒ Đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) nếu chúng không có điểm chung.

Lời giải chi tiết:

a) Gọi I là giao điểm của ab.

Ta có:

a(Q)(P)a(P)(Q)=c}cab(Q)(P)b(P)(Q)=c}cb

Do đó qua I ta kẻ được hai đường thẳng ab cùng song song với c, mâu thuẫn với định lí qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng, có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

Vậy c phải cắt ít nhất một trong hai đường thẳng a,b.

Nếu đường thẳng c cắt đường thẳng a hoặc đường thẳng b, mà đường thẳng c nằm trong mặt phẳng (Q), khi đó đường thẳng a hoặc đường thẳng b có 1 điểm chung với mặt phẳng (Q). Điều này trái với giả thiết ab cùng song song với (Q).

b) Vì (P) chứa đường thẳng aa song song với mặt phẳng (Q) nên (P)(Q) là hai mặt phẳng phân biệt.

Theo chứng minh ở trên, nếu (P)(Q) có điểm chung M thì mâu thuẫn với giả thiết ab cùng song song với (Q).

Vậy hai mặt phẳng (P)(Q) không có điểm chung.

Thực hành 1

Cho tứ diện ABCDE,F,Hlần lượt là trung điểm của AB,AC,AD. Chứng minh (EFH)(BCD).

Phương pháp giải:

Sử dụng định lí 1: Nếu mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng a,b cắt nhau và hai đường thẳng đó cùng song song với mặt phẳng (Q) thì (P) song song với (Q).

Lời giải chi tiết:

Ta có: E là trung điểm của AB

F là trung điểm của AC

EF là đường trung bình của tam giác ABC

EFBCBC(BCD)}EF(BCD)

E là trung điểm của AB

H là trung điểm của AD

EH là đường trung bình của tam giác ABD

EHBDBD(BCD)}EH(BCD)

Ta có:

EF(BCD)EH(BCD)EF,EH(EFH)}(EFH)(BCD)


Cùng chủ đề:

Giải mục 2 trang 89, 90 SGK Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 90, 91, 92, 93 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 95, 96, 97 SGK Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 102, 103, 104, 105 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 108, 109 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 114, 115 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 122, 123, 124 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 132, 133 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 2 trang 138, 139, 140 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 3 trang 9 SGK Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải mục 3 trang 10,11 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo