Giải mục 2 trang 29, 30 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Những phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn:
CH
Những phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn:
a) \(2{\rm{x}} + 1 = 0\)
b) \( - x + 1 = 0\)
c) \(0.x + 2 = 0\)
d) \(\left( { - 2} \right).x = 0\)
Phương pháp giải:
Quan sát các phương trình đã cho, phương trình nào có dạng \({\rm{ax}} + b = 0\) với a, b là hai số đã cho và \(\)\(a \ne 0\), được gọi là phương trình bậc nhất.
Lời giải chi tiết:
Các phương trình bậc nhất là:
a) \(2{\rm{x}} + 1 = 0\);
b) \( - x + 1 = 0\);
d) \(\left( { - 2} \right).x = 0\)
HĐ 4
Xét phương trình bậc nhất một ẩn 2x − 6 = 0 (2)
Hãy thực hiện các yêu cầu sau để giải phương trình (2) (tức là tìm nghiệm của phương trình đó):
a) Sử dụng quy tắc chuyển vế, hãy chuyển hạng tử tự do -6 sang vế phải
b) Sử dụng quy tắc nhân, nhân cả hai vế của phương trình với \(\frac{1}{2}\) để tìm nghiệm x
Phương pháp giải:
Giải phương trình bằng cách chuyển vế và sử dụng quy tắc nhân
Lời giải chi tiết:
a) Ta có 2x − 6 = 0 => 2x = 6
b) \(\frac{1}{2}.\)2x=6. \(\frac{1}{2}\)=> x = 3
LT 2
Giải các phương trình sau:
a) 2x−5=0;
b) \(4 - \frac{2}{5}x = 0\)
Phương pháp giải:
Sử dụng cách giải phương trình bậc nhất \({\rm{ax}} + b = 0\left( {a \ne 0} \right)\) như sau:
\(\begin{array}{l}{\rm{ax}} + b = 0\\{\rm{ax = - b}}\\x = - \frac{b}{a}\end{array}\)
Phương trình luôn có nghiệm duy nhất: \(x = - \frac{b}{a}\)
Lời giải chi tiết:
a) 2x−5=0
=> 2x=5
\( \Rightarrow x = \frac{5}{2}\)
Vậy nghiệm của phương trình là \(x = \frac{5}{2}\)
b) \(4 - \frac{2}{5}x = 0\)
=> -\(\frac{2}{5}\) x=−4
=> \(\frac{2}{5}\)x=4
=>x=4: \(\frac{2}{5}\)
=> x=10
Vậy nghiệm của phương trình là x=10
VD 1
Bác An gửi tiết kiệm 150 triệu đồng với kì hạn 12 tháng. Đến cuối kì (tức là sau 1 năm), bác An thu được số tiền cả vốn lẫn lãi là 159 triệu đồng. Tính lãi suất gửi tiết kiệm của bác An.
Phương pháp giải:
- Tính số tiền lãi bác An nhận được.
- Sau đó lấy số tiền lãi chia cho số tiền vốn rồi nhân với 100 là ra số lãi suất gửi tiết kiệm của bác An
Lời giải chi tiết:
Lãi mà bác An nhận được là: 159−150=9 (triệu đồng)
=> Lãi suất gửi tiết kiệm của bác An là: \(\frac{{9.100}}{{150}} = 6\left( \% \right)\)
TL
Hai bạn Vuông và Tròn giải phương trính: \(2{\rm{x}} + 5 = 16\) như sau:
Vuông: \(\begin{array}{l}2{\rm{x}} + 5 = 16\\2{\rm{x}} = 16 - 5\\2{\rm{x}} = 11\\x = \frac{{11}}{2}\end{array}\)
Tròn: \(\begin{array}{l}2{\rm{x}} + 5 = 16\\\frac{{2{\rm{x}}}}{2} + 5 = \frac{{16}}{2}\\x + 5 = 8\\x = 8 - 5\\x = 3\end{array}\)
Theo em, bạn nào đúng, bạn nào sai? Giải thích?
Phương pháp giải:
Giải phương trình \(2{\rm{x}} + 5 = 16\) xem bạn Vuông hay bạn Tròn giải đúng
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\begin{array}{l}2{\rm{x}} + 5 = 16\\2{\rm{x}} = 16 - 5\\2{\rm{x}} = 11\\x = \frac{{11}}{2}\end{array}\)
Như vậy, bạn Vuông giải đúng, bạn Tròn giải sai.