Giải mục 2 trang 32, 33 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Toán 7, giải toán lớp 7 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 26. Phép cộng và phép trừ đa thức một biến trang 31


Giải mục 2 trang 32, 33 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức

Cho hai đa thức P = x^4 + 3x^3 – 5x^2 + 7x và Q = -x^3 + 4x^2 – 2x +1 Tìm hiệu P – Q bằng cách bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các hạng tử cùng bậc và thu gọn.

2. Trừ hai đa thức một biến

HĐ 1

Cho hai đa thức P = x 4 + 3x 3 – 5x 2 + 7x và Q = -x 3 + 4x 2 – 2x +1

Tìm hiệu P – Q bằng cách bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các hạng tử cùng bậc và thu gọn.

Phương pháp giải:

+ Bước 1: Bỏ dấu ngoặc: Trước dấu ngoặc là dấu “ –“ thì ta bỏ dấu ngoặc đồng thời đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

+Bước 2: Nhóm các hạng tử cùng bậc

+ Bước 3: Thu gọn

Lời giải chi tiết:

Ta có: P – Q = x 4 + 3x 3 – 5x 2 + 7x – (-x 3 + 4x 2 – 2x +1)

= x 4 + 3x 3 – 5x 2 + 7x + x 3 - 4x 2 - 4x 2 + 2x – 1

= x 4 + (3x 3 + x 3 ) + (– 5x 2 - 4x 2 ) + (7x + 2x ) – 1

= x 4 + 4x 3 – 9x 2 + 9x – 1

HĐ 2

Cho hai đa thức P = x 4 + 3x 3 – 5x 2 + 7x và Q = -x 3 + 4x 2 – 2x +1

Tìm hiệu P – Q bằng cách đặt tính trừ: đặt đa thức Q dưới đa thức P sao cho các hạng tử cùng bậc thẳng cột với nhau rồi trừ theo từng cột.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đặt đa thức Q dưới đa thức P sao cho các hạng tử cùng bậc thẳng cột với nhau

Bước 2: Trừ theo từng cột

Lời giải chi tiết:

LT 2

Cho hai đa thức:

M = 0,5x 4 – 4x 3 + 2x – 2,5 và N = 2x 3 + x 2 + 1,5

Hãy tính hiệu M - N ( trình bày theo 2 cách)

Phương pháp giải:

Cách 1: Bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các hạng tử cùng bậc.

Cách 2: Đặt tính trừ sao cho các hạng tử cùng bậc đặt thẳng cột với nhau rồi trừ theo từng cột.

Lời giải chi tiết:

Cách 1:

M - N = (0,5x 4 – 4x 3 + 2x – 2,5) - ( 2x 3 + x 2 + 1,5)

= 0,5x 4 – 4x 3 + 2x – 2,5 - 2x 3 - x 2 - 1,5

= 0,5x 4 + (– 4x 3 - 2x 3 ) - x 2 + 2x + (-2,5 - 1,5)

= 0,5x 4 + (– 6x 3 ) - x 2 + 2x + (-4)

= 0,5x 4 – 6x 3 - x 2 + 2x – 4

Cách 2:

VD 2

Cho đa thức A = x 4 – 3x 2 – 2x + 1. Tìm các đa thức B và C sao cho:

A + B = 2x 5 + 5x 3 – 2

A – C = x 3

Phương pháp giải:

B = (A + B) – A

C = A – (A – C)

Thực hiện phép trừ đa thức:

Bỏ dấu ngoặc: Trước dấu ngoặc là dấu “ –“ thì ta bỏ dấu ngoặc đồng thời đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc rồi nhóm các hạng tử cùng bậc

Lời giải chi tiết:

Ta có:

B = (A + B) – A = 2x 5 + 5x 3 – 2 – (x 4 – 3x 2 – 2x + 1)

= 2x 5 + 5x 3 – 2 – x 4 + 3x 2 + 2x - 1

= 2x 5 – x 4 + 5x 3 + 3x 2 + 2x + (-2 – 1)

= 2x 5 – x 4 + 5x 3 + 3x 2 + 2x – 3

C = A – (A – C) = x 4 – 3x 2 – 2x + 1 – x 3

= x 4 – x 3 – 3x 2 – 2x + 1

Vậy B = 2x 5 – x 4 + 5x 3 + 3x 2 + 2x – 3

C = x 4 – x 3 – 3x 2 – 2x + 1


Cùng chủ đề:

Giải mục 2 trang 17, 18 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 17, 18 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 21, 22 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 26 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 30 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 32, 33 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 34, 35 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 37,38 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 40, 41 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 43, 44, 45 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 47, 48, 49 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức