Giải mục 2 trang 33, 34 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Trong không gian (Oxyz), cho mặt phẳng (left( alpha right)) có cặp vectơ chỉ phương (vec a = left( {{a_1};{a_2};{a_3}} right)), (vec b = left( {{b_1};{b_2};{b_3}} right)). Xét vectơ (vec n = left( {{a_2}{b_3} - {a_3}{b_2};{a_3}{b_1} - {a_1}{b_3};{a_1}{b_2} - {a_2}{b_1}} right)).
HĐ1
Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 33, 34 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (α) có cặp vectơ chỉ phương →a=(a1;a2;a3), →b=(b1;b2;b3). Xét vectơ →n=(a2b3−a3b2;a3b1−a1b3;a1b2−a2b1).
a) Vectơ →n có khác →0 hay không?
b) Tính →a.→n; →b.→n.
c) Vectơ →n có phải là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (α) không?
Phương pháp giải:
a) Giả sử →n=→0, sau đó chứng minh rằng →a và →b là hai vectơ cùng phương. Điều này là vô lí do →a và →b là một cặp vectơ chỉ phương của (α).
b) Sử dụng công thức tích vô hướng của hai vectơ trong không gian.
c) Để chứng minh →n là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (α), ta chỉ ra rằng →n có giá vuông góc với mặt phẳng (α).
Lời giải chi tiết:
a) Giả sử →n=→0, khi đó a2b3−a3b2=a3b1−a1b3=a1b2−a2b1=0.
Với trường hợp b1, b2, b3 cùng khác 0, ta suy ra a1b1=a2b2=a3b3, điều này có nghĩa →a và →b là hai vectơ cùng phương.
Nếu b1=0 thì a1=0, ta vẫn thu được kết quả →a và →b là hai vectơ cùng phương.
Các trường hợp còn lại cho ra kết quả tương tự.
Như vậy →a và →b là hai vectơ cùng phương.
Mặt khác, do →a và →b là một cặp vectơ chỉ phương của (α), nên →a và →b là hai vectơ không cùng phương, mâu thuẫn.
Như vậy →n≠→0.
b) Ta có:
+)→a.→n=a1(a2b3−a3b2)+a2(a3b1−a1b3)+a3(a1b2−a2b1)
=a1a2b3−a1a3b2+a2a3b1−a2a1b3+a3a1b2−a3a2b1=0
+) →b.→n=b1(a2b3−a3b2)+b2(a3b1−a1b3)+b3(a1b2−a2b1)
=b1a2b3−b1a3b2+b2a3b1−b2a1b3+b3a1b2−b3a2b1=0
Như vậy →a.→n=→b.→n=0.
c) Theo câu b, ta có →a.→n=→b.→n=0, điều này có nghĩa là →n có giá vuông góc với giá của →a và →b. Mà →a và →b là một cặp vectơ chỉ phương của (α), nên →n có giá vuông góc với mặt phẳng (α). Như vậy →n là một vectơ pháp tuyến của (α).
TH2
Trả lời câu hỏi Thực hành 2 trang 34 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo
Cho mặt phẳng (Q) đi qua ba điểm A(1;1;1), B(−1;1;5), C(10;7;−1). Tìm một cặp vectơ chỉ phương và một vectơ pháp tuyến của (Q).
Phương pháp giải:
Mặt phẳng (Q) đi qua A(1;1;1), B(−1;1;5), , nên nó sẽ có một cặp vectơ chỉ phương là và .
Để tìm toạ độ một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng , thực hiện tính tích có hướng của hai vectơ và . Vectơ thu được là mộtC(10;7;−1) vectơ pháp tuyến của (Q).
Lời giải chi tiết:
Ta có (Q) đi qua A(1;1;1), B(−1;1;5), C(10;7;−1), nên nó sẽ có một cặp vectơ chỉ phương là →AB(−2;0;4) và →AC(9;6;−2).
Tích có hướng của hai vectơ →AB và →AC là:
[→AB,→AC]=(0.(−2)−4.6;4.9−(−2).(−2);−2.6−0.9)=(−24;32;−12)
Do đó, mặt phẳng (Q) nhận →n=14[→AB,→AC]=(−6;8;−3) làm một vectơ pháp tuyến.
VD2
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 34 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo
Cho biết hai vectơ →a=(2;1;1), →b=(1;−2;0) có giá lần lượt song song với ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay trong hình dưới đây. Tìm vectơ →n có giá song song với ngón cái. (Xem như ba ngón tay nói trên tạo thành 3 đường thẳng đôi một vuông góc).
Phương pháp giải:
Theo hình vẽ, do vectơ →n có giá vuông góc lần lượt với giá của hai vectơ →a và →b, nên có thể chọn vectơ →n là tích có hướng của hai vectơ →a và →b.
Lời giải chi tiết:
Theo hình vẽ, do vectơ →n có giá vuông góc lần lượt với giá của hai vectơ →a và →b, nên có thể chọn vectơ →n là tích có hướng của hai vectơ →a và →b.
Tích có hướng của hai vectơ →a và →b là
[→a,→b]=(1.0−1.(−2);1.1−2.0;2.(−2)−1.1)=(2;1;−5).
Do đó, vectơ →n cần tìm là →n=(2;1;−5).