Giải mục 2 trang 76 SGK Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo
a) Cho đường thẳng (a) song song với mặt phẳng (left( P right)).
Hoạt động 2
a) Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Lấy hai điểm A,B tuỳ ý trên a và gọi H,K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A và B trên (P) (Hình 4a). So sánh độ dài hai đoạn thẳng AH và BK.
b) Cho hai mặt phẳng song song (P) và (Q). Lấy hai điểm A,B tuỳ ý trên (P) và gọi H,K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A và B trên (Q) (Hình 4b). So sánh độ dài hai đoạn thẳng AH và BK.
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của phép chiếu vuông góc.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có:
AH⊥(P)BK⊥(P)}⇒AH∥BK
Mà AB∥HK
⇒ABKH là hình bình hành có AH⊥(P)⇒AH⊥HK⇒^AHK=90∘
Vậy ABKH là hình chữ nhật.
Vậy AH=BK.
b) Ta có:
AH⊥(Q)BK⊥(Q)}⇒AH∥BK
Mà AB∥HK
⇒ABKH là hình bình hành có AH⊥(Q)⇒AH⊥HK⇒^AHK=90∘
Vậy ABKH là hình chữ nhật.
Vậy AH=BK.
Thực hành 2
Cho hình lập phương ABCD.A′B′C′D′ có cạnh bằng a. Tính khoảng cách:
a) Giữa hai mặt phẳng (ACD′) và (A′C′B).
b) Giữa đường thẳng AB và (A′B′C′D′).
Phương pháp giải:
‒ Cách tính góc giữa hai mặt phẳng: Góc giữa hai mặt phẳng (α) và (β) là góc giữa hai đường thẳng lần lượt vuông góc với (α) và (β).
‒ Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng: ta tính góc giữa đường thẳng và hình chiếu của nó lên mặt phẳng.
Lời giải chi tiết:
a) AA′C′C là hình chữ nhật
⇒AC∥A′C′A′C′⊂(A′C′B)}⇒AC∥(A′C′B)
ABC′D′ là hình bình hành
⇒AD′∥BC′BC′⊂(A′C′B)}⇒AD′∥(A′C′B)
Ta có:
AC∥(A′C′B)AD′∥(A′C′B)AC,AD′⊂(ACD′)}⇒(ACD′)∥(A′C′B)⇒((ACD′),(A′C′B))=0∘
b) Ta có:
AB∥A′B′A′B′⊂(A′B′C′D′)}⇒AB∥(A′B′C′D′)⇒(AB,(A′B′C′D′))=0∘