Giải mục 2 trang 85 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức
Cho đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng (P) và a song song với đường thẳng b nằm trong (P). Gọi (Q) là mặt phẳng chứa a và b (H.4.36) Nếu a và (P) cắt nhau tại điểm M thì M có thuộc (Q) và M có thuộc b hay không? Hãy rút ra kết luận sau khi trả lời các câu hỏi trên.
HĐ 2
Cho đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng (P) và a song song với đường thẳng b nằm trong (P) . Gọi (Q) là mặt phẳng chứa a và b (H.4.36).
Nếu a và (P) cắt nhau tại điểm M thì M có thuộc (Q) và M có thuộc b hay không? Hãy rút ra kết luận sau khi trả lời các câu hỏi trên.
Phương pháp giải:
Nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng ( P ) và song song với một đường thẳng nằm trong ( P ) thì a song song với ( P ).
Lời giải chi tiết:
a thuộc (Q) suy ra nếu a cắt (P) thì M thuộc giao tuyến của (Q) và (P) hay a thuộc b.
Tuy nhiên a // b suy ra không thể xảy ra trường hợp a cắt (P).
Kết luận: Nếu a không nằm trong (P) và song song với b thuộc (P) thì a song song với (P) hay a và (P) không có điểm chung.
LT 2
Trong Ví dụ 2, chứng minh rằng đường thẳng c song song với mp(a,b), đường thẳng b song song với mp(a,c).
Phương pháp giải:
Nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng ( P ) và song song với một đường thẳng nằm trong ( P ) thì a song song với ( P).
Lời giải chi tiết:
Ba đường thẳng a, b, c không cùng nằm trong một mặt phẳng nên đường thẳng c không nằm trong mp (a, b). Vì đường thẳng c song song song với đường thẳng b và đường thẳng b nằm trong mp (a, b) nên đường thẳng c song song với mp (a, b).
Ba đường thẳng a, b, c không cùng nằm trong một mặt phẳng nên đường thẳng a không nằm trong mp (a, c). Vì đường thẳng b song song song với đường thẳng c và đường thẳng c nằm trong mp (a, c) nên đường thẳng b song song với mp (a, c).
LT 3
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang (AB//CD). Hai đường thẳng SD và AB có chéo nhau hay không? Chỉ ra mặt phẳng chứa đường thẳng SD và song song với AB .
Phương pháp giải:
Nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng ( P ) và song song với một đường thẳng nằm trong ( P ) thì a song song với ( P).
Lời giải chi tiết:
Ta có: SD và AB chéo nhau.
Vì AB và SD chéo nhau nên AB không nằm trong mp(SCD).
Vì AB // CD nên AB // mp(SCD ).
Vậy ( SCD ) là mặt phẳng chứa SD và song song với AB.
VD
Trong tình huống mở đầu, hãy giải thích tại sao dây nhợ khi căng thì song song với mặt đất. Tác dụng của việc đó là gì?
Phương pháp giải:
Nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng ( P ) và song song với một đường thẳng nằm trong ( P ) thì a song song với ( P).
Lời giải chi tiết:
Khi dây nhợ căng ra sẽ tạo thành một đường thẳng. Vì dây không chạm đất nên dây song song với mặt đất.
Tác dụng: Nhờ có dây nhợ được căng ra, bức tường xây được sẽ tạo thành một mặt phẳng vuông góc với mặt đất.
HĐ 3
Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) và (Q) là một mặt phẳng chứa a. Giả sử (Q) cắt (P) theo giao tuyến b (H. 4.36)
a) Hai đường thẳng a và b có thể chéo nhau không?
b) Hai đường thẳng a và b có thể cắt nhau không?
Phương pháp giải:
- Hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng nằm trong cùng 1 mặt phẳng có ít nhất 1 điểm chung.
- Hai đường thẳng chéo là hai đường thẳng cùng không nằm trong 1 mặt phẳng.
Lời giải chi tiết:
a) ( Q ) cắt ( P ) theo giao tuyến b suy ra b thuộc ( Q).
Do đó a và b không thể chéo nhau.
b) Vì a // (P) và b thuộc (P ) suy ra a và b không thể cắt nhau.
LT 4
Trong Ví dụ 4, gọi (Q) là mặt phẳng qua E và song song với hai đường thẳng AB, AD . Xác định giao tuyến của (Q) với các mặt của tứ diện.
Phương pháp giải:
Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) . Nếu mặt phẳng (Q) chứa a và cắt (P) theo giao tuyến b thì b song song với a.
Lời giải chi tiết:
Mặt phẳng ( ABC ) chứa đường thẳng AB song song với ( Q) nên mp(ABC ) cắt mp(Q) theo giao tuyến song song với AB . Vẽ EF // AB ( F thuộc BC ) thì EF là giao tuyến của ( Q) và ( ABC ).
Hai mặt phẳng ( ACD ) và ( ABD ) cùng chứa đường thẳng AD song song với ( Q ) nên chúng cắt mặt phẳng ( Q ) theo giao tuyến song song với với AD . Vẽ EK song song với AD ( K thuộc CD ) thì EK , FK lần lượt là giao tuyến của mp(Q) với hai mp(ACD) và ( BCD ).