Giải mục II trang 50, 51 SGK Toán 10 tập 1 - Cánh diều
a) Lập bảng xét dấu của tam thức bậc hai Giải các bất phương trình bậc hai sau: Giải mỗi bất phương trình bậc hai sau bằng cách sử dụng đồ thị:
Hoạt động 2
a) Lập bảng xét dấu của tam thức bậc hai f(x)=x2−x−2
b) Giải bất phương trình x2−x−2>0
Phương pháp giải:
a) Tìm nghiệm của phương trình x2−x−2=0, xét hệ số và lập bảng xét dấu.
b) Dựa vào bảng xét dấu, lấy các khoảng để f(x)>0
Lời giải chi tiết:
a) Ta có tam thức bậc hai f(x)=x2−x−2 có 2 nghiệm phân biệt x1=−1,x2=2 và hệ số a=1>0
Ta có bảng xét dấu f(x) như sau:
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là (−∞;−1)∪(2;+∞)b) Từ bảng xét dấu ta thấy f(x)>0⇔[x<−1x>2
Luyện tập – vận dụng 2
Giải các bất phương trình bậc hai sau:
a) 3x2−2x+4≤0
b) −x2+6x−9≥0
Phương pháp giải:
Giải bất phương trình dạng f(x)>0.
Bước 1: Xác định dấu của hệ số a và tìm nghiệm của f(x)(nếu có)
Bước 2: Sử dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai để tìm tập hợp những giá trị của x sao cho f(x) mang dấu “+”
Bước 3: Các bất phương trình bậc hai có dạng f(x)<0,f(x)≥0,f(x)≤0 được giải bằng cách tương tự.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có a=3>0 và tam thức bậc hai f(x)=3x2−2x+4 có Δ′=12−3.4=−11<0
=> f(x)=3x2−2x+4 vô nghiệm.
=> 3x2−2x+4>0∀x∈R
b) Ta có: a=−1<0 và Δ′=32−(−1).(−9)=0
=> f(x)=−x2+6x−9 có nghiệm duy nhất x=3.
=> −x2+6x−9<0∀x∈R∖{3}
Hoạt động 3
Cho bất phương trình x2−4x+3>0(2).
Quan sát parabol (P):x2−4x+3 ở Hình 26 và cho biết:
a) Bất phương trình (2) biểu diễn phần parabol (P) nằm ở phía nào của trục hoành.
b) Phần parabol (P) nằm phía trên trục hoành ứng với những giá trị nào của x.
Phương pháp giải:
- Nếu dấu bất phương trình dương thì bất phương trình biểu diễn phần (P) phía trên trục hoành và ngược lại.
Lời giải chi tiết:
a) Từ đồ thị ta thấy bất phương trình (2) biểu diễn phần parabol (P) nằm ở phía trên trục hoành.
b) Phần parabol (P) nằm phía trên trục hoành ứng với các giá trị của x thuộc (−∞;1)∪(3;+∞)
Luyện tập – vận dụng 3
Giải mỗi bất phương trình bậc hai sau bằng cách sử dụng đồ thị:
a) x2+2x+2>0
b) −3x2+2x−1>0
Phương pháp giải:
Bước 1: Vẽ đồ thị biểu diễn các hàm số.
Bước 2: Quan sát đồ thị và lấy các giá trị tương ứng với bất phương trình.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có đồ thị:
Từ đồ thị ta thấy x2+2x+2>0 biểu diễn phần parabol y=x2+2x+2 nằm phía trên trục hoành, tương ứng với mọi x∈R.
Vậy tập nghiệm của bất phương trình x2+2x+2>0 là R.
b) Ta có đồ thị:
Từ đồ thị ta thấy −3x2+2x−1>0 biểu diễn phần parabol y=−3x2+2x−1 nằm phía trên trục hoành, tương ứng với x∈∅
Vậy tập nghiệm của bất phương trình −3x2+2x−1>0 là ∅.