Giải mục II trang 69 SGK Toán 10 tập 2 - Cánh diều
b) Tìm tọa độ của M theo tọa độ của A và B Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có trọng tâm G ( minh họa ở Hình 20) Cho hai điểm A(2; 4) và M(5 ; 7). Tìm toạ độ điểm B sao cho M là trung điểm đoạn thẳng AB. Cho ba điểm A(-1; 1), B(1;5), G(1 ; 2).
Hoạt động 2
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm A(xA,yA),B(xB,yB). Gọi M(xM,yM) là trung điểm của đoạn thẳng AB ( minh họa hình 19)
a) Biểu diễn vectơ →OM theo hai vectơ →OA và →OB
b) Tìm tọa độ của M theo tọa độ của A và B
Lời giải chi tiết:
a) Ta có vectơ →OM biểu diễn theo hai vectơ →OA và →OB là: →OM=12(→OA+→OB)
b) Do tọa độ hai điểm A và B là: A(xA,yA),B(xB,yB) nên ta có:→OA=(xA,yA),→OB=(xB,yB)
Vậy →OM=12(→OA+→OB)=12(xA+xB;yA+yB)=(xA+xB2;yA+yB2)
Tọa độ điểm M chính là tọa độ của vectơ nên tọa độ M là M(xA+xB2;yA+yB2)
Hoạt động 3
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có trọng tâm G ( minh họa ở Hình 20)
a) Biểu diễn vectơ →OG theo ba vectơ →OA , →OBvà →OC
b) Tìm tọa độ G theo tọa độ của A, B, C
Lời giải chi tiết:
a) Ta có vectơ →OG theo ba vectơ →OA , →OBvà →OC là: →OG=13(→OA+→OB+→OC)
b) Do tọa độ ba điểm A , B và C là: A(xA,yA),B(xB,yB),C(xC,yC) nên ta có:→OA=(xA,yA),→OB=(xB,yB),→OC=(xC,yC)
Vậy→OG=13(→OA+→OB+→OC)=13(xA+xB+xC;yA+yB+yC)=(xA+xB+xC3;yA+yB+yC3)
Tọa độ điểm G chính là tọa độ của vectơ →OG nên tọa độ G là G(xA+xB+xC3;yA+yB+yC3)
Luyện tập – vận dụng 3
Cho hai điểm A(2; 4) và M(5 ; 7). Tìm toạ độ điểm B sao cho M là trung điểm đoạn thẳng AB.
Lời giải chi tiết:
Giả sử B có tọa độ: B(xB,yB)
Do M là trung điểm của đoạn thẳng AB nên: {xM=xA+xB2yM=yA+yB2⇔{xB=2xM−xAyB=2yM−yA⇔{xB=2.5−2=8yB=2.7−4=10
Vậy tọa độ điểm B là: B(8;10)
Luyện tập – vận dụng 4
Cho ba điểm A(-1; 1), B(1;5), G(1 ; 2).
a) Chứng minh ba điểm A, B, G không thẳng hàng.
b) Tìm toạ độ điểm C sao cho G là trọng tâm của tam giác ABC.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có: →AB=(2;4),→AG=(2;1)
Do →AB≠k.→AG nên A, B, G không thẳng hàng
b) Giả sử C có tọa độ là: C(xC;yC)
Để G là trọng tâm tam giác ABC thì: {xG=xA+xB+xC3yG=yA+yB+yC3⇔{xC=3xG−xA−xByC=3yG−yA−yB⇔{xC=3.1−(−1)−1=3yC=3.2−1−5=0
Vậy tọa độ điểm C là: C(3;0)